ẢO TƯỞNG CỦA ASEAN

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Xi eyes in-person summit with Biden in November: report (Japan Times)

Which Asian Countries Support China in the Taiwan Strait Crisis – and Which Don’t? (Diplomat)

Navy and Marines Complete Ground-Breaking Joint Deployment in Pacific (National Interest)

Minister of Defence Tea Banh begins four-day visit to China (Khmer Times)

 

ẢO TƯỞNG CỦA ASEAN

Đại-Dương

Hiệp hội Đông Nam Á (ASA) thành h́nh vào 31/07/1961 gồm có Thái Lan, Phi Luật Tân, Liên bang Malaya nhằm mục đích Chống Cộng đă trở thành Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) gồm Thái Lan, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Tân Gia Ba, Indonesia từ ngày 8 tháng 8 năm 1967, Brunei gia nhập năm 1984. Việt Nam 1995. Lào và Myanmar 1997. Cambodia 1999.

Từ thế kỷ trước, chúng tôi đă có bài nhận định về sự sai lầm của ASEAN khi thu nhận các quốc gia Cộng sản làm hội viên sẽ dẫn tới sự phân hóa trầm trọng v́ các lư do: (1) Việt Nam, Lào, Campuchia không bao giờ từ bỏ Chủ nghĩa Cộng sản. Họ gia nhập chỉ để làm giảm sự chỉ trích Chủ nghĩa Cộng sản. (2) Có lư do để lôi kéo viện trợ và đầu tư từ các nước tư bản. (3) Công khai tuyên truyền Chủ nghĩa Cộng sản và rút ruột Cộng đồng Người Việt tị nạn Cộng sản bằng “kiều hối” và t́nh báo. (4) Dọn đường tham gia vào sinh hoạt quốc tế. (5) Làm mờ ranh giới Chống Cộng ở hải ngoại.

ASEAN có 667 triệu dân với lợi tức b́nh quân đầu người 5,300 USD mà khác biệt to lớn. IMF ước tính lợi tức b́nh quân đầu người trong năm 2022 của Brunei là 79,816 USD. Singapore 79,576. Mỹ 76,027. Malaysia 13,268. Thái Lan 7,499. Indonesia 4,691. VN 4,122. Philippines 3,687. Lào 2,319. Cambodia 1,752. Myanmar 1,285.

Brunei giàu nhờ các mỏ dầu hoả được Anh Quốc bảo vệ an ninh quốc gia và tiếp nhận kỹ thuật Phương Tây, không bị Trung Quốc chèn ép.

Singapore, “đồng minh không hiệp ước” với Hoa Kỳ nên hợp tác chặt chẽ với Hoa Thịnh Đốn dù 74% dân số gốc Tàu. Trung Cộng không dám động tới dù các nước khác đều bị Bắc Kinh đe doạ đủ kiểu.

Phi Luật Tân có Hiệp ước Pḥng thủ Hổ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, nhưng, giới lănh đạo thường muốn bắt cá hai tay nên mất cả ch́ lẫn chài và luôn luôn bất ổn. Năm 1992, Manila quyết định chấm dứt thỏa thuận cho phép Hải quân Hoa Kỳ sử dụng Vịnh Manila để phi-quân-sự-hoá. Sau đó, Vịnh Subic được sử dụng như một khu công nghệ và kinh tế. Các vị Tổng thống kế tiếp thường có mối liên hệ thân thiện với Trung Cộng.

Nhưng, giữa năm 2019, Nhà máy đóng tàu Hanjin Shipyard ở vịnh Subic đă được rao bán sau khi chủ sở hữu là Hanjin Philippines tuyên bố phá sản, với số nợ 900 triệu USD. Ngay lập tức có hai công ty Trung Cộng muốn mua lại, nhưng, bất thành v́ Phi Luật Tân sợ tham vọng bành trướng của Bắc Kinh.

Khi Tổng thống Rodrigo Duterte (2016-2022) khoe có ḍng máu Trung Hoa nên đă nhất bái, nhất bộ đến Bắc Kinh mà Tập Cận B́nh vẫn không tháo khoán 24 tỷ USD như đă hứa.

Tại Mindanao, miền Nam Phi Luật Tân có nhiều tổ chức cực đoan, kể cả 3 nhóm chính như Phiến quân Maute, Phiến quân Abu Sayyaf và nhóm Chiến binh Hồi giáo tự do Bangsamoro kéo dài suốt 40 năm vẫn chưa có giải pháp. Phiến quân Cộng sản từng thao túng an ninh nên Phi Luật Tân nhờ Quân đội Mỹ tiêu diệt, nhưng, mầm mống vẫn c̣n đó.

Campuchia đă công khai vai tṛ tay sai của Bắc Kinh nằm vùng trong ASEAN nên bất cứ điều ǵ gây bất lợi cho Trung Cộng th́ Thủ tướng Hun Sen sẽ ra tay bất chấp dư luận quốc tế. Myanmar, Việt Nam, Lào cũng hành động tương tự nên trở thành hàng rào bảo vệ biên giới phía Nam của Trung Cộng. Đồng thời, họ cũng biện minh và bênh vực cho các quan điểm của Bắc Kinh. Chế độ Dân chủ phôi thai của Myanmar đă bị giới quân phiệt lật đổ. Hun Sen công khai thần phục Bắc Kinh. Lào sắp lọt vào bẫy nợ của Bắc Kinh. Campuchia, Lào, Myanmar công khai đứng chung chiến tuyến với Trung Cộng báo hiệu hàng loạt tin dữ và tương lai bấp bênh của ASEAN.

Nhiều năm qua, Thái Lan đă mua vũ khí, chiến hạm của Trung Cộng thay v́ sử dụng chiến cụ Tây Phương như trong quá khứ.

Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc đă phái chiến đấu cơ và oanh tạc cơ tới Thái Lan để thao dượt chung Falcon Strike kể từ Chủ nhật 14 tháng 8 năm 2022.

Vào lúc này, Hoa Kỳ, Indonesia, Nhật Bản, Singapore cũng đang tập trận Lá chắn Super Garuda đă khởi diễn từ năm 2009 kéo dài trong 14 ngày.

ASEAN đă chết lâm sàng v́ hai lư do: (1) Thu nhận 4 nước Cộng sản làm cho ASEAN tê liệt, kể cả Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển 1982 (PCA) liên quan đến quyền-chủ-quyền trong Biển Nam Trung Hoa (SCS). (2) Chỉ cần một phiếu chống là toàn bộ dự thảo của ASEAN đều bị vứt vào sọt rác và tăng thêm sức mạnh cho Bắc Kinh tại Đông Nam Á. (3) Mỗi hội viên tự t́m kiếm lợi ích riêng tư theo kiểu “đèn nhà ai nấy rạng” nên khó hợp tác, thoả hiệp.

Sự thịnh vượng của ASEAN lệ thuộc rất nhiều vào SCS mà chia rẽ chỉ mang lại lợi thế cho Trung Cộng khi các hội viên không áp dụng chính xác các quy định trong Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) dù Trung Cộng và các nước Đông Nam Á đều là thành viên đă kư và phê chuẩn.

UNCLOS quy định Biển Nam Trung Hoa là vùng biển từ Đài Loan cho tới Mă Lai Á theo tên do giới hàng hải quốc tế đặt theo hướng đi, nhưng, người Tàu ra sức  “diễn dịch sai” là của Trung Hoa.

Quyền hạn của mỗi quốc gia duyên hải được xác định trong UNCLOS:

Nội thủy

Bao phủ tất cả vùng biển và đường thủy ở bên trong đường cơ sở (phía đất liền). Tại đây, quốc gia ven biển được tự do áp đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài không có quyền đi lại tự do trong các vùng nội thủy.

Lănh hải

Vùng nằm ngoài đường cơ sở có chiều ngang 12 hải lư. Tại đây, quốc gia ven biển được quyền tự do đặt luật, kiểm soát việc sử dụng, và sử dụng mọi tài nguyên. Các tàu thuyền nước ngoài được quyền "qua lại không gây hại" mà không cần xin phép nước chủ. Đánh cá, làm ô nhiễm, dùng vũ khí, và do thám không được xếp vào dạng "không gây hại". Nước chủ cũng có thể tạm thời cấm việc "qua lại không gây hại" này tại một số vùng trong lănh hải của ḿnh khi cần bảo vệ an ninh.

Vùng nước quần đảo

Công ước đưa ra định nghĩa về các quốc gia quần đảo trong phần IV, cũng như định nghĩa về việc các quốc gia này có thể vẽ đường biên giới lănh thổ của ḿnh như thế nào. Đường cơ sở được vẽ giữa các điểm ngoài cùng nhất của các đảo ở ngoài cùng nhất, đảm bảo rằng các điểm này phải đủ gần nhau một cách thích đáng. Mọi vùng nước bên trong đường cơ sở này sẽ là vùng nước quần đảo và được coi như là một phần của lănh hải quốc gia đó.

Vùng tiếp giáp lănh hải

Bên ngoài giới hạn 12 hải lư của lănh hải là một vành đai có bề rộng 12 hải lư, đó là vùng tiếp giáp lănh hải. Tại đây, nước chủ có thể vẫn thực thi luật pháp của ḿnh đối với các hoạt động như buôn lậu hoặc nhập cư bất hợp pháp.

Vùng đặc quyền kinh tế

Rộng 200 hải lư tính từ đường cơ sở. Trong vùng này, quốc gia ven biển được hưởng độc quyền trong việc khai thác đối với tất cả các tài nguyên thiên nhiên. Khái niệm vùng đặc quyền kinh tế được đưa ra để ngừng các cuộc xung đột về quyền đánh cá, tuy rằng khai thác dầu mỏ cũng đă trở nên một vấn đề quan trọng. Trong vùng đặc quyền kinh tế, nước ngoài có quyền tự do đi lại bằng đường thủy và đường không, tuân theo sự kiểm soát của quốc gia ven biển. Nước ngoài cũng có thể đặt các đường ống ngầm và cáp ngầm.

Thềm lục địa

Được định nghĩa là vành đai mở rộng của lănh thổ đất cho tới mép lục địa (continental margin), hoặc 200 hải lư tính từ đường cơ sở, chọn lấy giá trị lớn hơn. Thềm lục địa của một quốc gia có thể kéo ra ngoài 200 hải lư cho đến mép tự nhiên của lục địa, nhưng không được vượt quá 350 hải lư, không được vượt ra ngoài đường đẳng sâu 2500m một khoảng cách quá 100 hải lư. Tại đây, nước chủ có độc quyền khai thác khoáng sản và các nguyên liệu không phải sinh vật sống.

Bên cạnh các điều khoản định nghĩa các ranh giới trên biển, công ước c̣n thiết lập các nghĩa vụ tổng quát cho việc bảo vệ môi trường biển và bảo vệ quyền tự do nghiên cứu khoa học trên biển. Công ước cũng tạo ra một cơ chế pháp lư mới cho việc kiểm soát khai thác tài nguyên khoáng sản tại các ḷng biển sâu nằm ngoài thẩm quyền quốc gia, được thực hiện qua Ủy ban đáy biển quốc tế (International Seabed Authority).

Các nước không có biển được quyền có đường ra biển mà không bị đánh thuế giao thông bởi các nước trên tuyến đường nối với biển đó.

Đường chín đoạn (Nine-dash line) c̣n gọi là Đường lưỡi ḅ, Đường chữ U, Đường chín khúc do Trung Hoa Dân Quốc tiếp theo Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa đơn phương tuyên bố chủ quyền. Nó xuất hiện lần đầu tiên vào tháng 2 năm 1948 dưới thời Chính quyền Tưởng Giới Thạch, trong phụ lục “Bản đồ vị trí các đảo Nam Hải” của Trung Hoa Dân Quốc.

Vào ngày 12 tháng 7 năm 2016, trong vụ kiện chủ quyền của Philippines, Ṭa án Trọng tài thường trực theo Phụ lục VII của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982, PCA đă bác bỏ với lư do “không có căn cứ pháp lư cho việc Trung Quốc nêu quyền lịch sử với các tài nguyên nằm trong vùng biển Đường chín đoạn”.

Đường chín đoạn bao trọn bốn nhóm quần đảo, băi ngầm lớn trên SCS là Hoàng Sa, Trường Sa, Đông Sa và băi Macclesfield chiếm khoảng 75% diện tích mặt nước của Biển Nam Trung Hoa, chỉ c̣n lại khoảng 25% cho tất cả các nước Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Việt Nam, tức mỗi nước được trung b́nh 5%.

Sau khi thất kiện năm 2016, Bắc Kinh nâng Đường 9 đoạn thành Tứ Sa (trong cuộc họp kín với Hoa Kỳ vào tháng 8/2017) gồm Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Hoàng Sa), Nam Sa (Trường Sa) và Trung Sa (Macclesfield); đồng thời, cũng đ̣i hỏi quyền được hưởng vùng biển rộng lớn (gần như toàn bộ Biển Đông) xung quanh bốn khu vực quần đảo này nhằm tiến tới đ̣i hỏi được có Vùng Đặc quyền kinh tế (EEZ) và một phần thuộc Thềm Lục địa mở rộng của Trung Cộng.

Trong bài “Which Asian Countries Support China in the Taiwan Strait Crisis – and Which Don't?” đăng trên The Diplomat ngày 13/08/2022 ghi nhận số người ở Đông Nam Á ủng hộ Đài Loan và Trung Cộng tương đương nhau chứng tỏ thái độ “đèn ai nấy rạng” chỉ khuyến khích Bắc Kinh tiếp tục hành động “mạnh hiếp yếu”.

Nhưng, siêu cường Hoa Kỳ đă ư thức được tầm quan trọng tại Châu Á Thái B́nh Dương qua bài “Navy and Marines Complete Ground-Breaking Joint Deployment in Pacific” trên tờ The National Interest ngày 12/08/2022 cho biết Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm (CVW-9) kết hợp với Phi đội F-35C Lightning II của Thủy quân lục chiến, Máy bay chiến đấu trên biển Phi đội tấn công (VMFA) 314, và là phi đội thứ hai triển khai với phi đội CMV-22 Osprey của Hải quân, Phi đội đa nhiệm vụ hậu cần của Hạm đội (VRM) 30. ” CVW-9 được đưa lên Hàng không mẫu hạm lớp USS Abraham Lincoln Nimitz đă sẵn sàng đến Châu Á-Thái B́nh Dương.

Tham vọng lớn nhất của Trung Cộng là làm chủ toàn bộ Biển Nam Trung Hoa để kiểm soát hoạt động nhộn nhịp trong khu vực Châu Á Thái B́nh Dương nhằm làm bàn đạp kiểm soát guồng máy kinh tế số một trên thế giới, nơi có 3 nền kinh tế hàng đầu thế giới và những tiểu hổ Châu Á.

Kinh nghiệm lịch sử về các trận Đệ nhất, Đệ nhị Thế chiến khủng khiếp như một lời cảnh cáo của nhân loại về nguy cơ lớn hơn từ các Chế độ Độc tài Đảng trị.

Không ngăn vi phạm nhỏ dễ dẫn tới tổn thất lớn. Chơi với hổ có ngày bị vồ!

Đại-Dương

 

Trở lại