ASIAN: CHỌN LỰA GIỮA AN NINH QUỐC GIA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Confronting China: Why America Needs a Maritime Strategy for Disputed Waters (National Interest)

Deterrence and South China Sea Strategy: What Do the Latest China-Indonesia Natuna Tensions Tell Us? (Diplomat)

Aloof Indonesia wades into South China Sea fray (Asia Times)

Jokowi vows 'no compromise' on Natuna standoff with China (Nikkei)

Foreign Minister’s First ASEAN Voyage Spotlights Japan-Southeast Asia Relations in the Indo-Pacific (Diplomat)

Officials from Philippines, China to meet on stalled South China Sea joint oil exploration deal: senator (SCMP)

Jokowi Visits Natuna Islands As Stand-Off With China Continues (Strait Times)

 

ASIAN: CHỌN LỰA GIỮA AN NINH QUỐC GIA VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ

Đại-Dương

Vai tṛ Chủ tịch Luân phiên Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được giao cho Việt Nam trọn năm 2020 trong bối cảnh căng thẳng ngày càng gia tăng trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) liên quan đến an ninh quốc gia, phát triển kinh tế trong khu vực.

B́nh an cho dân tộc, hoà b́nh thế giới là khát vọng ngàn đời của nhân loại. Nhưng, chiến tranh và đe doạ chiến tranh cứ như một lưỡi gươm bén ngót treo lơ lững trên đầu mọi người do tham vọng vô bờ của chủ trương thống trị và bành trướng bá quyền.

Tham vọng thống trị thế giới của Chủ tịch Tập Cận B́nh đă công khai trong các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, văn hoá mà Đông Nam Á, đặc biệt SCS được coi như chiếc ao nhà để khai thác tài nguyên thiên nhiên, thao dượt lực lượng chuẩn bị tranh bá đồ vương thế giới.

V́ thế, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia, Tân Gia Ba) chịu áp lực đè nặng từ Bắc Kinh trên hai phương diện kinh tế, quân sự.

Thứ nhất, kiều dân gốc Hoa, người Hoa du lịch và và làm “chui” ngày càng gia tăng tại các nước Đông Nam Á mà hầu hết đều nắm các huyết mạch kinh tế gây ảnh hưởng đến hệ thống chính trị có thể làm lung lạc an ninh quốc gia. Mao Trạch Đông xuất cảng Cách mạng Nhân dân và Chiến tranh du kích tạo ra các cuộc nội chiến kéo dài ở Đông Nam Á dẫn tới sự thành h́nh Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á (SEATO) năm 1955 để ngăn chặn sự bành trướng của Trung Quốc. SEATO tự giải thể năm 1977.

Thứ hai, Bắc Kinh hâm nóng tham vọng thống trị loài người sau khi trở thành nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới. Cán cân Đông Nam Á nghiêng về phía Trung Quốc khi ASEAN có thêm 4 thành viên Việt, Lào, Miên, Myanmar vốn có mối quan hệ hữu hảo với Bắc Kinh.

Thứ ba, ASEAN cần phát triển kinh tế nhanh chóng như Tứ hổ Á Châu đă tạo điều kiện cho Bắc Kinh dùng phương tiện kinh tế để làm xói ṃn an ninh của các quốc gia Đông Nam Á. Các nước Đông Nam Á giao hảo với Trung Quốc suốt hơn 10 bị rơi vào hoàn cảnh nợ nầng chồng chất, ngoại trừ Tân Gia Ba; nạn tham nhũng hoành hành; làm chiếc sân sau để tiếp nhận công nghệ lạc hậu, tiêu thụ mọi loại hàng hoá độc hại hoặc bị nước khác trả lại; bị hàng nhái hàng giả giết chết nền kỹ nghệ non trẻ. Việt Nam tuyên bố trở thành quốc gia kỹ nghệ vào năm 2020 mà chẳng c̣n dám nhắc tới nữa.

Thứ tư, mặc dù Bắc Kinh đă kư và phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) mà cứ ngang nhiên vẽ và kiểm soát thực tế Đường 9 Đoạn, chiếm hơn 80% diện tích SCS.

Tuy bị Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) phán quyết vào 12/07/2016 rằng “Đường 9 Đoạn không có giá trị pháp lư”. Nhưng, Bắc Kinh tiếp tục bồi đắp và xây dựng 7 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Trường Sa (Nam Sa, Spratly Islands), quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa trong mưu đồ thiết lập Vùng Nhận dạng Pḥng không (ADIZ). Hàng năm kể từ 1999, Bắc Kinh đơn phương ban hành lệnh đánh bắt hải sản trên vùng biển từ 12 vĩ độ Bắc lên tới Phúc Kiến trong quảng thời gian 1 tháng 5 tới 16 tháng 8 gây thiệt hại nặng nề cho ngư dân duyên hải Đông Nam Á.

Bắc Kinh thường xuyên cho ngư thuyền được các tàu Hải cảnh hộ tống đánh trộm hải sản trong các Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Việt Nam, Indonesia với tham vọng thực-tế-hoá quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên Biển Nam Trung Hoa.

Manila, Kuala Lumpur, Hà Nội không đủ ư chí chính trị và khả năng ngăn chặn hành động phi pháp nên Bắc Kinh bắt đầu lấn sâu về phía Nam Đường 9 Đoạn chạm tới Biển Natuna của Indonesia mà giới chuyên gia quốc tế từng lưu ư Jakarta.

Trung Cộng và Indonesia từng có mối giao hảo khắn khít, đặc biệt dưới thời Tổng thống thiên tả Sukarno (1945-1967) chính-thức-hoá hoạt động của Đảng Cộng sản Indonesia do một người Hoa làm chủ tịch để thiết lập hệ thống quyền lực “Quân Đội-Hồi Giáo-Cộng Sản”. Tướng Suharto dựa vào Quân Đội và Hồi Giáo để lật đổ Tổng thống Sukarno năm 1965 đă tàn sát và cầm tù từ 500,000 đến 1 triệu đảng viên cộng sản và cảm t́nh viên.

Doanh gia Joko Widodo, tục gọi là Jokowi, từng làm Đô trưởng Jakarta, không thuộc vào hai nhóm ṇng cốt, đă đắc cử chức tổng thống thứ 7 của Indonesia năm 2014 với chủ trương biến Indonesia giống như Hoa Kỳ, và tái cử năm 2019 đang đặt chủ quyền quốc gia nặng hơn lợi ích kinh tế khi giao dịch với Trung Quốc.

Từ nhiệm kỳ đầu, Jokowi chủ trương xây dựng Indonesia thành một Hải lực toàn cầu để giữ ǵn và quản trị tài nguyên biển cũng như phát triển lực lượng pḥng vệ duyên hải. Jokowi cho phép đánh đắm những tàu cá đánh trộm trong EEZ v́ mỗi ngày có khoảng 5,000 tàu cá nước ngoài hành nghề bất-hợp-pháp làm cho Indonesia bị thiệt hại 20 tỉ USD hàng năm. Số ngư thuyền của Việt Nam bị Indonesia bắt nhiều nhất, trong khi tàu cá Trung Quốc được Hải cảnh bảo vệ. Indonesia, Phi Luật Tân, Mă Lai Á hợp tác tuần tiễu trong vùng Biển Sulu bị hải tặc xâm nhập.

Jakarta đă phái 6 chiến hạm và 120 tàu cá tuần tra Biển Natuna, cách Trường Sa 1,100 km, để chống sự xâm nhập vào EEZ. Đồng thời, sử dụng một phi cơ hải tuần, 1 phi cơ do thám và 4 chiến đấu cơ F-16 tới các đảo ở Biển Natuna. Indonesia sẽ biến vùng Natuna có 81,000 cư dân thành khu sinh lợi vào nghề cá nên Trung tâm Hàng hải và Thủy sản Liên hợp Selat Lampa đă bắt đầu hoạt động. Chủ trương của Jokowi vừa bảo vệ chủ quyền lẫn nghề cá.

Jokowi tuyên bố “không đàm phán về chủ quyền quốc gia”. Bắc Kinh đ̣i đàm phán v́ Natuna là “vùng đánh cá truyền thống của Trung Quốc”. Nhưng, chiếu theo UNCLOS th́ Biển Natuna nằm trong vùng EEZ của Indonesia nên quyền-tài-phán thuộc về Jakarta.

Thứ năm, Mă Lai Á đă đệ tŕnh lên Liên Hiệp Quốc nhằm xác nhận vùng Thềm Lục Địa xa hơn 200 hải lư bị Trung Quốc yêu cầu không xem xét. Việt Nam hăm he kiện Trung Quốc ra các Toà án Quốc tế mà chưa thấy đệ tŕnh văn kiện.

Nh́n chung, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đă công khai chống lại hoạt động của Trung Quốc trên SCS sẽ ảnh hưởng như thế nào?

Hoa Kỳ chống Trung Quốc bằng Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương cần tăng cường hệ thống đồng minh và đối tác thường xuyên thao dượt trong các vùng biển tranh chấp. Hoa Kỳ có 5 cuộc thao dượt hàng năm hoặc 2 năm. Lần đầu tiên ASEAN và Hoa Kỳ tập trận chung vào 2019. Chuyến công du qua Việt Nam, Phi Luật Tân, Thái Lan, Indonesia của Ngoại trưởng Ngoại trưởng Toshimitsu Motegi của Nhật Bản từ 06/01/2020 cũng không ngoài mục đích này.

Hoa Kỳ đang cố gắng tổ chức Lực lượng Đặc nhiệm về Tuần tra Tự do Hàng hải (FONOP) trên Biển Nam Trung Hoa nhằm chứng tỏ Hoa Thịnh Đốn không bỏ rơi họ trước mối đe doạ từ Bắc Kinh.

Bản thân các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải chứng tỏ sẵn sàng bảo vệ chủ quyền quốc gia và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán được quy định trong UNCLOS.

Xu hướng này đang thành h́nh sẽ giúp cho cộng đồng nhân loại không bị đe doạ trên vùng biển quốc tế và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không mất lợi ích trên biển được hưởng từ UNCLOS.

Đại-Dương  

 

Trở lại