Ẩn t́nh phía sau liên minh Pháp- Mỹ “kiềm” Trung Quốc |
|
Theo
nhà báo Igor Gashkov của
kênh RIA Novosti, mối
quan hệ giữa các thành viên NATO và Trung Quốc đang
bước vào một giai đoạn khó khăn.
Washington đă bày tỏ sự thất vọng trước
những ảnh hưởng không rơ ràng của Trung
Quốc đến CHDCND Triều Tiên. Brussels không hài ḷng
trước chính sách phá giá của các nhà sản
xuất Trung Quốc, và đang cân nhắc việc áp
dụng trừng phạt kinh tế với quốc gia châu
Á. Ngoài ra, đất nước đông dân nhất
thế giới dường như cũng vừa t́m cho
ḿnh một đối thủ mới – tân Tổng
thống Pháp Emmanuel Macron: Tại
lần tham dự hội nghị thượng định
châu Âu đầu tiên trong tư cách nhà lănh đạo
cao nhất của nước Pháp, ông
Macron đă kêu
gọi hạn chế việc Trung Quốc đang không
ngừng “xâm chiếm” các ngành công nghiệp
chiến lược của châu Âu. Tổng thống Pháp
cũng cảnh báo các chính phủ EU không được
“ngây thơ” trong cuộc chiến thương mại
toàn cầu. Ông
Macron nói
với các nước EU rằng, việc
trở thành một điểm đầu tư hấp
dẫn không đồng nghĩa với việc đặt
châu Âu “sự toàn cầu hoá mất trật tự”. “Mọi
thứ đang thay đổi bởi v́ chúng ta nh́n
thấy sự mất trật tự của toàn cầu
hoá và những hệ quả của nó tại quốc
gia của các bạn. Tôi muốn xây dựng một liên
minh xung quanh ư tưởng này,”
Tổng thống Pháp phát biểu trong một cuộc
họp báo tại Berlin đầu tháng Sáu. Ủng
hộ thương mại tự một cách… không ngây
thơ “Tôi
ủng hộ thương mại tự do… nhưng tôi
không phải là người ngây thơ,”
ông Macron
khẳng định. Người
đứng đầu nước Pháp đề cập
đến thương vụ trị giá 43 tỷ USD của công ty Nhà nước ChemChina
của Trung Quốc, mua lại tập đoàn sản
xuất thuốc trừ sâu và hạt giống Syngenta
của Thuỵ Sỹ. Là vụ “thôn tính” công ty nước
ngoài lớn nhất của Trung Quốc cho đến
thời điểm hiện tại, sự kiện này
lại một lần nữa làm dấy lên những lo
ngại rằng châu Âu đang đánh mất sự
kiểm soát đối với nền công nghệ
kỹ thuật cao của ḿnh. Ông
Macron chia
sẻ, khi c̣n là Bộ trưởng Kinh tế, ông luôn
bảo vệ cho toàn cầu hoá và thương mại
tự do, tuy nhiên, các nhà lănh đạo nên lắng nghe
tầng lớp công nhân – những người trực
tiếp phải đối mặt với toàn cầu hoá.
Tổng
thống Pháp đă nhận được sự
ủng hộ từ Đức và Italy. Các
nhà lănh đạo EU đồng ư để Uỷ ban
châu Âu nghiên cứu các biện pháp nhằm giới
hạn các cuộc thu mua từ bên ngoài trong một
số lĩnh vực như năng lượng, ngân hàng
và công nghệ. Đây cũng chính là những địa
hạt mà Trung Quốc muốn nắm được
“sự thông thái” của người châu Âu. Theo
Reuters, đầu
tư trực tiếp từ Trung Quốc vào EU đă tăng
77% vào năm ngoái, đạt mức hơn 38 tỷ USD.
Trong khi đó, tỷ lệ các vụ thu mua của EU
tại Trung Quốc lại sụt giảm năm thứ
hai liên tiếp. Ông
Gashkov lưu ư
rằng, EU dự định “bồi thường”
sự mất cân bằng trong quan hệ song phương
bằng các loại thuế. Hồi
tháng Năm, Uỷ ban châu Âu thông báo áp dụng mức
thuế chống phá giá mới đối với
ống thép và sắt do Trung Quốc sản xuất. Mức
thuế tăng từ 29% lên 55% được đưa
ra sau khi một cuộc điều tra cho thấy, các công
ty Trung Quốc đă t́m cách bán thép tại châu Âu
với một mức giá thấp bất thường,
khiến các nhà sản xuất địa phương
bị ảnh hưởng nặng nề. Những
lo lắng tương tự cũng đă được
nhắc đến tại Mỹ. Bộ trưởng Thương mại
Mỹ Wilbur Ross từng tuyên bố, ông sẽ điều
tra các công ty thép nước ngoài, đặc biệt là
các công ty đến từ Trung Quốc về việc bán
phá giá thép tại thị trường Mỹ. EU
cũng từ chối đưa Trung Quốc vào danh sách
các quốc gia có nền kinh tế thị trường.
Nỗ
lực “tạo lỗ hổng” Âu – Mỹ của
Trung Quốc bị thất bại? Nhà
báo Nga nhận định, sự
tấn công của ông Macron
vào Trung Quốc, trùng hợp với thời điểm
mối quan hệ Mỹ - Trung đang không được
nồng ấm.
Hồi tháng Tư, Tổng thống Mỹ Donald Trump và
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh đă
đồng ư gia tăng áp lực lên Triều Tiên, liên
quan đến chương tŕnh hạt nhân của nước
này. Tuy nhiên, hăng tin Reuters
mới đây dẫn lời ba quan chức cấp cao
trong chính quyền Mỹ cho biết, “ông Trump đang ngày càng thất vọng với
Trung Quốc về thái độ của Bắc Kinh trước
Triều Tiên, quan hệ thương mại song phương
Mỹ - Trung và giờ đây, Washington đang nghĩ
tới những hành động thương mại
đáp trả Bắc Kinh.” “Sự
bất hoà trong quan hệ hợp tác có thể báo
hiệu việc Tổng thống Trump quay lại lối
suy nghĩ chống Trung Quốc trước đây, và
điều này đang được chứng minh
bằng những tuyên bố về các biện pháp đối
phó với Trung Quốc trên lĩnh vực kinh tế và
quân sự,” Gashkov nói. Nhà
Trắng đă
xác nhận kế
hoạch tổ chức tập trận chung tại
Ấn Độ Dương với Tokyo và Delhi;
Bắc Kinh không nhận
được lời mời. “Việc
cả Mỹ và châu Âu đều cùng lúc muốn đối
phó với Trung Quốc cho thấy chính sách của
Bắc Kinh nhằm tạo ra khoảng cách giữa
Mỹ và các đồng minh châu Âu đă không đem
lại kết quả như ư. Điều này có
thể khiến Trung Quốc đặc biệt khó
chịu sau thành công hồi tháng Năm. Khi Washington tuyên
bố rút khỏi Hiệp định Paris về
biến đổi khí hậu, Trung Quốc và EU đă
đạt được thấu hiểu chung về
quyết định này - dấu hiệu cho thấy
một sự hoà giải [của Trung Quốc] với
Mỹ,” ông Gashkov
phân tích. Tại
Hội nghị an ninh Munich vào
tháng Hai năm nay, Trung Quốc và các nhà lănh đạo
châu Âu cũng từng cùng nhau phản đối
những ư tưởng theo chủ nghĩa bảo hộ
của Tổng thống
Trump. Thế nhưng, họ đă không thể bày
tỏ lập trường thân thiết trong các vấn
đề kinh tế, bao gồm cả việc Trung
Quốc bán phá giá. Và bây giờ, mọi chuyện
vẫn không thay đổi. Tuy
nhiên, ông Gashkov lưu ư
rằng, tại Hội nghị EU, một số nền
kinh tế nhỏ phía đông và nam châu Âu – thông thường
phụ thuộc rất nhiều vào các nguồn đầu
tư từ Trung Quốc – đă đồng loạt
phản đối bất kỳ đối sách nào
chống lại Bắc Kinh. “Với
việc Tổng thống Macron tham gia chính trường
châu Âu, Bắc Kinh chỉ có thể đặt hy
vọng vào các nước Nam và Đông Âu… Trung
Quốc kỳ vọng rằng, sự phản đối
của Bồ Đào Nha, Hy Lạp, Thuỵ Điển và
Tây Ban Nha sẽ giúp nước này tránh khỏi các
biện pháp hạn chế của EU,” phóng viên người
Nga nói. Trong khi đó, ông Macron cũng đă “ch́a tay” với Tổng thống Trump khi cùng chia sẻ cách tiếp cận trong vấn đề giải quyết xung đột Syria. Đổi lại, ông chủ Nhà Trắng đă chấp nhận lời mời của Tổng thống Pháp đến thăm Paris vào đúng ngày Quốc khánh Pháp 14/7 tới đây./. |
|