Rethondes: Biểu tượng của hai cuộc Đại Chiến thế kỷ XX

Thanh Hà 

media

Tướng Foch (thứ ba từ trái sang phải) trước khi kư Ḥa Ước 11/11/1918.AFP

Cách nay 100 năm, 5 giờ 20 sáng ngày 11/11/1918, Ḥa Ước kết thúc cuộc Đại Chiến I được kư kết trong một toa xe lửa, tại khu rừng trống Rethondes, trong rừng Compiègne, vùng Oise. Thế giới sang trang bốn năm chiến tranh kéo dài, với những thiệt hại về nhân mạng tàn khốc. Thời khắc lịch sử đem lại ḥa b́nh đó cũng chính là điểm khởi đầu dẫn tới Thế Chiến Thứ Hai.

Sau bốn năm chiến tranh, 18 triệu người thiệt mạng trong cuộc Đại Chiến 1914-1918. Một triệu tư những người lính trẻ của Pháp chết trận. Thiệt hại về phía Đức c̣n nghiêm trọng hơn với hai triệu binh sĩ tử vong.

Lúc 11 giờ sáng ngày 11/11/1918, Đệ Nhất Thế Chiến chính thức kết thúc. Mờ sáng cùng ngày, cách Berlin gần 1000 cây số và cách Paris chưa đầy 100 km, tại khu rừng trống Rethondes, Đức đầu hàng.

Đúng một tuần lễ trước đó, chính quyền Berlin cử một chính trị gia lăo luyện là Mathias Erzberger và nhà ngoại giao Alfred von Oberndorff sang điều đ́nh với Pháp.

Ngày mồng 8 tháng 11 vào một buổi sáng sớm, chuyến tàu hỏa chở tướng Foch đại diện cho quân đội đồng minh gồm Anh, Mỹ, Canada, Úc, Ư và Nga, dừng lại Rethondes. Đây là nơi tướng Foch tiếp hai sứ giả Đức. Đôi bên gặp nhau trong bầu không khí giá lạnh, nơi một b́a rừng hẻo lánh.

Đến 9 giờ sáng, phía Đức hỏi tướng Foch về những điều kiện của bên thắng cuộc. Đại diện liên quân trả lời : "Các ông có muốn đặt được một bản ḥa ước hay không ? Muốn th́ cho chúng tôi biết". Phía Đức gật đầu, im lặng nghe những điều kiện của đối phương. Tướng Foch ra tối hậu thư cho Berlin đến ngày 11/11 để hoàn tất mọi thủ tục cần thiết.

Sau 5 giờ sáng ngày 11/11, tướng Foch cùng với một sĩ quan cao cấp của Pháp, hai thượng tướng của quân đội Anh, đại diện cho phe đồng minh. Phía Berlin gồm ba người, là các ông Mathias Erzberger, Alfred von Oberndorff và tướng Vanselow của Hải Quân Đức. Thêm vào đó là hai thông dịch viên Pháp và Đức. Tất cả chứng kiến một thời khắc lịch sử.

11 giờ sáng cùng ngày, Thế Chiến Thứ Nhất chính thức kết thúc. Khu rừng trống Rethondes năm 1922 được mang tên Allée Triomphale. Năm 1937 một bức tượng lớn của tướng Foch được dựng lên chính tại nơi này. Ở giữa khu rừng Rethondes có một tấm bảng khắc hàng chữ: "Nơi này ngày 11 tháng 11 năm 1918, những dân tộc tự do đă đánh gục đế quốc Đức kiêu hănh".

Toa tàu có dấu ân của tướng Foch sau đó được chuyển về Paris.

Nhưng lịch sử không dừng lại ở đây.

Đối với một phần dân Đức, Hiệp Định Versailles năm 1919 là viên thuốc đắng, Ḥa Ước 11 tháng 11 là một sự sỉ nhục. Adolf Hitler nung nấu hận thù.

Năm 1940 khi bắt Pháp đầu hàng, lănh đạo phát xít Đức đă chọn chính toa tàu năm xưa có dấu ấn của Foch trong khu rừng trống Rethondes là nơi để kư hiệp định với Paris nhưng Pháp là bên thua cuộc.

Hitler ra lệnh đưa toa tàu nơi quân đội đồng minh đă buộc nước Đức kư Ḥa Ước năm 1918 từ Paris trở lại Rethondes. Ngày 21 tháng 6  năm 1940, Hitler bước lên toa tàu, ngồi vào đúng chiếc ghế của tướng Foch năm nào nhưng rồi đă rời khỏi bàn đàm phán trước khi hiệp định được kư kết một ngày sau đó.

Từ đó tới nay, chưa một lănh đạo Đức nào đặt chân đến Rethondes. Phải đợi 100 năm sau kết thúc Thế Chiến Thứ Nhất, thủ tướng Angela Merkel mới là nguyên thủ Đức đầu tiên trở lại khu rừng nơi đă kết thúc và cũng là điểm khởi đầu của chiến tranh trong thế kỷ XX.

Thế Chiến I : Paris ghi nhận công lao người lính châu Á

Thu Hằng

media

Ngọn lửa tưởng niệm Người lính vô danh dưới chân Khải Hoàn Môn, ảnh chụp ngày 07/11/2018.REUTERS/Charles Platiau

Ngày 09/11/2018, lần đầu tiên công lao của khoảng 400.000 người châu Á sát cánh cùng quân đội Pháp trong Thế Chiến thứ nhất đă được tưởng niệm dưới chân Khải Hoàn Môn (Paris), gần ngọn lửa người lính vô danh.

Từ lâu không được chú ư so với đóng góp của người châu Phi, công lao, đóng góp của những người lính châu Á đă được ghi công tại lễ tưởng niệm chiều tối 09/11/2018, theo sáng kiến của Hội đồng Cấp cao người châu Á tại Pháp (Haut Conseil des Asiatiques de France, HCAF) với sự có mặt của phát ngôn viên chính phủ Benjamin Griveaux và một số nhà ngoại giao.

Lính t́nh nguyện Trung Quốc, An Nam, Ấn Độ được điều động khắp nước Pháp để bù đắp t́nh trạng thiếu hụt nhân công tại các nhà máy, bốc dỡ tầu hàng, đào chiến hào, sửa chữa đường, rà phá ḿn trên chiến trường, thu xác lính tử trận.

Theo AFP, có khoảng 140.000 người Trung Quốc, 100.000 người Đông Dương (Cam Bốt, Lào, Việt Nam) và khoảng 140.000 người Ấn Độ (trong đó có 90.000 lính chiến đấu ngoài mặt trận) được điều ra chiến trường phía Tây nước Pháp. Những con người này bị quản lư với bàn tay sắt trong giai đoạn Thế Chiến thứ nhất.

Pháp là nước đầu tiên hướng đến Trung Quốc v́, giống như Anh, Pháp có nhiều khu nhượng địa tại quốc gia châu Á này. Sau một thời gian đàm phán căng thẳng, Pháp mở một chi nhánh tuyển quân đầu tiên ở Trung Quốc vào năm 1916, trong đó có tỉnh Sơn Đông (bờ biển phía đông) và một số tỉnh lân cận Hà Bắc, Giang Tô. Một thành viên trong phái đoàn đàm phán nhận xét rằng « Rụt rè, tráng kiện, dai sức và dễ bảo, công nhân phương Bắc sẽ thích nghi được với khí hậu của chúng ta và những công việc dù nặng nhọc ».

Theo bà Ma Li, nhà sử học người Pháp gốc Hoa, khoảng 37.000 người Trung Quốc được Pháp tuyển dụng, trong đó có 10.000 người được điều đến miền Bắc nước Pháp. Phía Anh tuyển từ 93.000 đến 95.000 người, cũng đóng quân ở miền Bắc. Phần lớn trong số họ bị mù chữ, là người nghèo, nông dân không đất, t́nh nguyện đi lính « v́ được trả lương ».

Điều kiện sống khắc khổ

Vẫn theo sử gia Ma Li, ngay tại Pháp, nghiệp đoàn CGT đă đấu tranh cho lao động châu Á có mức lương tương xứng với người lao động Pháp và trong hợp đồng phải nêu rằng « lính thợ Trung Quốc không được đưa ra tiền tuyến ». Tuy nhiên, ở chiến trường miền Bắc, họ đóng quân gần một mặt trận, nằm trong khu vực oanh kích và « họ rà phá ḿn mà không có chút kinh nghiệm nào ». Điều này vi phạm rơ ràng hợp đồng lao động. Thêm vào đó là điều kiện sống và thời tiết khắc khổ : giá lạnh, thiếu ăn, bệnh dịch, chậm lương… v́ vậy đă xảy ra nhiều cuộc nổi dậy song bị đàn áp thẳng tay.

Quan hệ giữa lính châu Á và người dân Pháp cũng căng thẳng, đặc biệt kể từ năm 1917, bộ tham mưu sử dụng người Trung Quốc và Đông Dương để ngăn chặn nhiều cuộc biểu t́nh.

Năm 1922, ít nhất 2.000 người Trung Quốc chọn ở lại Pháp, trong đó khoảng một nửa dần phân tán khắp châu Âu trước năm 1925. Vậy bao nhiêu người Trung Quốc đă thiệt mạng trong Thế Chiến thứ nhất ? « Không ai có thể trả lời được câu hỏi này », theo nhận định năm 2014 của ông Dominique Guyot, cựu phụ trách một Ủy ban Lịch sử theo khởi xướng của bộ Lao Động Pháp. Ông cho rằng « c̣n phải nghiên cứu về giai đoạn nhập cư này, thời kỳ mà người lao động phải sống trong điều kiện không chấp nhận được và phi nhân tính ».  

 

Trở lại