BÙNG NỔ MỘT CUỘC “CÁCH MẠNG XANH” MỚI: NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO

Pilita Clark/ Nguyễn Trung Kiên lược dịch

  https://khoahocnet.files.wordpress.com/2017/06/nangluongtaitao11.png?w=150&h=121

Cuộc cách mạng về năng lượng tái tạo đang tạo ra những tác động to lớn tới hầu hết các công ty và các ngành công nghiệp trên toàn thế giới. Sau nhiều năm “thử và sai”, sự chuyển dịch sang năng lượng tái tạo đă bắt đầu tăng tốc với tốc độ khiến các chuyên gia kỳ cựu nhất cũng phải kinh ngạc. Thậm chí lănh đạo các tập đoàn trong ngành dầu mỏ và khí đốt đă buộc phải đối diện với một câu hỏi mang tính sinh tử: liệu thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ cuối cùng của các nguồn năng lượng hóa thạch?

C̣n quá sớm để khẳng định điều này, nhưng những dấu hiệu đă bắt đầu xuất hiện. Các nhà máy năng lượng gió và năng lượng mặt trời quy mô lớn đang được xây dựng với tốc độ nhanh chưa từng thấy, và đang thách thức các mô h́nh kinh doanh của những công ty năng lượng lâu đời.

Ô-tô điện, cách đây khoảng 8 năm c̣n rất khó mua, th́ nay đang được bán ra với số lượng tăng theo cấp số mũ, và chi phí sản xuất pin cho ô-tô điện ngày một rẻ sẽ là yếu tố chính để thúc đẩy tiến tŕnh tăng trưởng xanh.

Per Leander, nhà quản lư danh mục đầu tư của Quỹ Đầu tư Lansdowne Partners tại London, vốn theo dơi các thị trường năng lượng toàn cầu suốt 25 năm qua, khẳng định: “Sự đột phá về năng lượng tái tạo này mới chỉ bắt đầu và đă tạo ra những tác động về mặt tài chinh tới nhiều công ty. Năng lượng tái tạo đă tác động tới ngành điện trước tiên, tại châu Âu vào năm 2013 và sau đó là tại Hoa Kỳ vào hai năm sau đó. Bây giờ nó đang tác động tới ngành công nghiệp ô-tô, và tôi nghĩ rằng tiếp theo sẽ là ngành dầu khí”.

Sự chuyển dịch này trở nên nhanh chóng hơn bởi nỗ lực của các chính phủ nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của t́nh trạng biến đổi khí hậu, cùng với sự lan tỏa của các tiến bộ kỹ thuật trong ngành năng lượng tái tạo với chi phí sản xuất ngày càng giảm. Tất cả những yếu tố này đang thúc đẩy sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, vốn đang c̣n rất non yếu trong thập niên trước. Hiện nay, Trung Quốc và Ấn độ đang đi tiên phong trong ngành công nghiệp năng lượng tái tạo, vốn đang lan tỏa mạnh mẽ tới các lục địa khác, và khiến cho năm 2016 trở thành năm in đậm dấu ấn của năng lượng tái tạo.

https://khoahocnet.files.wordpress.com/2017/06/nangluongtaitao1.png?w=660

https://khoahocnet.files.wordpress.com/2017/06/nangluongtaitao2.png?w=660

H́nh 2: Sự tăng trưởng của năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác so với các nguồn năng lượng truyền thống (thủy điện, khí đốt, than đá, dầu mỏ, điện hạt nhân) từ năm 1990 trên toàn cầu (đơn vị tính: %)

https://khoahocnet.files.wordpress.com/2017/06/nangluongtaitao3.png?w=660

H́nh 3: Sự tăng trưởng của năng lượng gió, năng lượng mặt trời và các nguồn năng lượng tái tạo khác so với các nguồn năng lượng truyền thống (thủy điện, khí đốt, than đá, dầu mỏ, điện hạt nhân) từ năm 1990 trên toàn cầu

(đơn vị tính: tỷ tấn dầu hoặc tương đương).

 

Tổng công suất của các nhà máy năng lượng tái tạo đă tăng trưởng 9% trong năm 2016, và gấp 4 lần so với năm 2000, trong đó năng lượng mặt trời tăng trưởng tới 30%. Trong suốt 15 năm qua, hơn 50% số nhà máy điện được xây mới trên toàn cầu là nhà máy điện từ nguồn năng lượng tái tạo. Số lượng các phương tiện giao thông sử dụng điện được sản xuất trong năm 2016 đă tăng trưởng tới 42% so với năm 2015; đồng thời, khả năng lưu trữ năng lượng của các hệ thống pin lithium-ion dùng cho các phương tiện giao thông này đă tăng gấp đôi.

Những tiến bộ này đă khiến ngành công nghiệp dầu mỏ và khí đốt không thể xem thường. Đầu năm nay, lănh đạo các tập đoàn dầu khí lớn nhất thế giới đă phải thừa nhận đó là một “cuộc chuyển dịch toàn cầu” không thể giảm tốc (Saudi Aramco). Isabelle Koche, Giám đốc Điều hành tại Pháp của tập đoàn năng lượng và khí đốt Engie đă gọi hiện tượng này là một cuộc “cách mạng công nghiệp” mới vốn sẽ “tạo ra những thay đổi lớn trong cách hành xử của chúng ta”.

Tuy vậy, những thay đổi lớn này không đồng nghĩa với t́nh trạng biến đổi khí hậu đă được gải quyết, hay các nguồn năng lượng hóa thạch sẽ biến mất trong tương lai gần. Dầu mỏ, khí đốt và than đă vẫn chiếm tới 86% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu – một tỷ lệ sẽ thay đổi rất ít trong những năm tới. Các nhà máy điện sử dụng than đá và khí đốt vẫn đang được xây mới, đặc biệt là tại các nước đang phát triển, nơi có tới 1,2 tỷ người vẫn đang chưa được thỏa măn đầy đủ nhu cầu sử dụng điện.

Ngược lại, các nguồn năng lượng tái tại đang tăng trưởng từ nền tảng rất thấp và thường phụ thuộc lớn vào thời tiết. Năng lượng gió và năng lượng mặt trời mới chỉ chiếm 4,4% tổng tiêu thụ điện năng toàn cầu trong năm 2015. Theo Công ty tư vấn EV-Volumes, sản lượng bán ra của các phương tiện giao thông sử dụng điện chỉ chiếm 0,9%  toàn thị trường.

 

CẢM ƠN NƯỚC ĐỨC

Nước Đức đă đóng vai tṛ then chốt trong cuộc chuyển dịch sang năng lượng tái tạo. Suốt hơn 20 năm qua, Chính phủ Đức đă trợ cấp một nguồn tài chính khổng lồ cho các dự án năng lượng tái tạo, giúp cho tỷ lệ năng lượng tái tạo trên tổng nguồn cung năng lượng của nước Đức từ 9% trong năm 2004 tăng lên tới 32% trong năm 2016.

Nhu cầu ngày càng cao của các nước châu Âu và Hoa Kỳ về năng lượng tái tạo, cùng với sự bùng nổ sản xuất các tuốc-bin gió và pin mặt trời của Trung Quốc khiến chi phí sản xuất của ngành năng lượng tái tạo trên toàn cầu giảm mạnh trong gần một thập kỷ qua. Điều này đă khiến các công ty năng lượng truyền thống dựa trên năng lượng hóa thạch phải giảm mạnh giá bán của sản phẩm và khiến các công ty này thua lỗ hàng tỷ USD.

Năng lượng tái tạo cũng đang tạo ra sự dịch chuyển lao động lớn trong toàn ngành năng lượng. Tại Hoa Kỳ hiện nay, số lượng việc làm trong ngành năng lượng mặt trời đă nhiều hơn gấp đôi ngành than đá. Khu vực Manhattan (New York) đă có nhiều điểm sạc pin cho ô-tô điện Tesla hơn các cây xăng truyền thống. Nhiều tiểu bang của Hoa Kỳ cũng đang dịch chuyển mạnh về phía năng lượng tái tạo. Bang Texas hiện đang cung ứng nguồn năng lượng gió nhiều hơn cả Canada và Australia cộng lại.

https://khoahocnet.files.wordpress.com/2017/06/nangluongtaitao4.png?w=660

H́nh 4: Chi phí sản xuất của các nguồn năng lượng tái tạo đang giảm mạnh (đơn vị tính: triệu USD/megawatts)

 

Các nước đang phát triển, đặc biệt là Trung Quốc và Ấn Độ, cũng đang có những đột phá ngoạn mục hướng tới năng lượng tái tạo. Trung Quốc đă xác định năng lượng tái tạo là ngành công nghiệp chiến lược. Trung Quốc hiện đang chiếm hơn 1/3 nguồn cung năng lượng gió của thế giới, đứng thứ sáu trong các quốc gia sản xuất nhiều pin mặt trời nhất, đứng thứ tư trong các quốc gia sản xuất nhiều tuốc-bin gió nhất, và tiêu thụ nhiều ô-tô điện hơn toàn bộ phần c̣n lại của thế giới. Ấn Độ cũng vừa xây dựng một trong những nhà máy sản xuất năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, đứng thứ tư trong các quốc gia cung cấp năng lượng gió, và là một trong những quốc gia tiên phong trong sử dụng ô-tô điện.

 

CUỘC TRANH LUẬN LỚN

Thế giới từng trải qua các cuộc chuyển dịch năng lượng và các cuộc chuyển dịch này thường tái định h́nh tiến tŕnh lịch sử nhân loại. Kỷ nguyên của gỗ đă nhường cho than đá vào thế kỷ XIX. Đến lượt nó, than đá đă nhường chỗ cho dầu mỏ và khí gas tự nhiên, tạo ra cơ hội lớn cho các vương quốc tại vùng sa mạc Trung Đông.

Các cuộc chuyển dịch này thường kéo dài hàng thập niên. Nhưng cuộc chuyển dịch từ năng lượng hóa thạch sang năng lượng tái tạo sẽ diễn ra nhanh hơn nhiều, một phần bởi nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Các quốc gia trên thế giới đă thông qua hơn 1.200 đạo luật liên quan đến chống biến đổi khí hậu. Các nguồn năng lượng tái tạo đă trở thành ưu tiêu về chính sách tại hơn 146 quốc gia.

Yếu tố quan trọng khác chính là sự tiến bộ công nghệ nhanh chóng, kéo theo chi phí sản xuất ngày một giảm trong các ngành năng lượng tái tạo, đặc biệt là việc sản xuất pin sử dụng cho ô-tô điện, vốn đang bùng nổ về nhu cầu. Chi phí sản xuất pin lithium ion đă giảm một nửa so với năm 2014 và sẽ tiếp tục giảm mạnh khi nhiều nhà máy sản xuất pin quy mô lớn đang được xây dựng, như các nhà máy của Tesla và Panasonic tại Hawaii và tiểu bang Nevada (Hoa Kỳ). Trong số 14 nhà máy sản xuất pin quy mô lớn đang và sẽ được xây dựng th́ có tới 9 nhà máy tại Trung Quốc, nơi mà chính phủ đang có nhiều chính sách ưu đăi để đẩy mạnh việc sản xuất ô-tô điện. Khi các nhà máy này đi vào hoạt động, chi phí sản xuất pin cho ô-tô điện sẽ tiếp tục giảm khoảng 30% vào năm 2021. Elon Musk, người hùng công nghệ, tuyên bố rằng tập đoàn của ông sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất pin cho ô-tô điện quy mô lớn nhất thế giới chỉ trong ṿng 100 ngày tại miền Nam Australia.

Australia hiện cũng là quốc gia dùng mái lợp nhà bằng những tấm pin năng lượng mặt trời nhiều nhất thế giới. Các nhà phân tích tại tập đoàn Morgan Stanley dự báo, đến năm 2020, khoảng 1 triệu hộ gia đ́nh tại Australia sẽ sử dụng những tấm lợp này. Nhu cầu này cũng đang tăng mạnh tại Đức và đặc biệt là tại Nhật Bản, nơi mà hệ thống cung cấp điện truyền thống bị ảnh hưởng bởi các trận động đất lớn nhỏ.

 

SỰ CHUYỂN HƯỚNG CHIẾN LƯỢC

Đứng trước cuộc chuyển dịch năng lượng mới đang gia tốc, các tập đoàn dầu khí lớn đang chuyển hướng chiến lược sang năng lượng tái tạo. Bảy tập đoàn dầu khí lớn, bao gồm Total của Pháp, Dutch Shell của Hà Lan và Statoil của Na Uy đă cùng đầu tư gần 15 tỷ USD cho các dự án nghiên cứu và triển khai về năng lượng tái tạo suốt bốn năm qua.  Total đă mua lại Công ty sản xuất pin Saft của Pháp với giá gần 1 tỷ Euro vào năm ngoái. Statoil đă chi gần 500 triệu USD trong năm 2016 cho các dự án năng lượng tái tạo và sẽ tiếp tục chi mạnh cho các dự án này từ sau năm 2020. Công ty này đang phát triển và vận hành sáu dự án năng lượng gió, trong đó có một dự án sử dụng công nghệ đột phát đang triển khai tại vùng biển Scotland. Tập đoàn Engie của Pháp đang đầu tư 1 tỷ Euro trong suốt 3 năm qua để thử nghiệp các công nghệ năng lượng mới nhằm thay thế năng lượng hóa thạch.

https://khoahocnet.files.wordpress.com/2017/06/nangluongtaitao5.png?w=660&h=577

H́nh 5: Đầu tư mới vào năng lượng tái tạo (đơn vị tính: tỷ USD) 

Mặc dù c̣n rất nhiều tiềm năng cho ngành năng lượng tái tạo, nhưng thách thức cũng không hề ít, đặc biệt trong bối cảnh chính quyền mới của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump không mặn mà ǵ với các nỗ lực chống biến đổi khí hậu. Đồng thời, việc thay đổi thói quen của người tiêu dùng trong sử dụng năng lượng cũng đ̣i hỏi thời gian và sự kiên nhẫn. Nhưng, như Eddie O’Connor, Giám đốc điều hành của Mainstream Renewable Power tại Ireland, từng nói: “Các nguồn năng lượng hóa thạch đă thất bại, chỉ có điều thế giới vẫn chưa nhận ra điều này”.

Pilita Clark/ Nguyễn Trung Kiên lược dịch 

* Nguồn: Pilita Clark, “The Big Green Bang: how renewable energy became unstoppable”.  The Financial Times, May 18, 2017. URL = <https://www.ft.com/content/44ed7e90-3960-11e7-ac89-b01cc67cfeec&gt;.

Trở lại