Thương chiến với Mỹ: Trung Quốc thấm đ̣n trừng phạt

Tú Anh 

 

Điểm báo Pháp Quốc 16.07.2018

Tăng trưởng kinh tế yếu nhất từ 1992 kể cả so với thời điểm khủng hoảng 2009. Thấm đ̣n trừng phạt của Donald Trump và xu hướng « di tản » của giới công ty quốc tế, Trung Quốc để lộ bản chất của anh khổng lồ chân đất sét. Đó là h́nh ảnh của chế độ Tập Cận B́nh trên báo Pháp hôm nay.

***

Trung Quốc : Nỗi sợ đại khủng hoảng

Áp lực của Mỹ và môi trường thiếu lành mạnh trong nước đă làm cho kinh tế Trung Quốc hăm phanh. GDP giảm dần từ quư này sang quư nọ, chỉ c̣n 6,2% theo thống kê quư 2 năm 2019. Hàng ngàn công ty Trung Quốc đă phá sản. Vấn đề là không có thuốc trị.

Les Echos, La Croix, Le Figaro đưa cùng một tựa : Đấu sức với Mỹ, kinh tế Trung Quốc trượt phanh.

Phát ngôn viên cơ quan thống kê Trung Quốc bi quan khi thông báo tăng trưởng kinh tế thấp kỷ lục từ khi Hoa lục cho thống kê vào năm 1992. T́nh h́nh phức tạp ra sao và phải giải quyết như thế nào ? Theo Le Figaro, Bắc Kinh không có giải pháp khả thi.

Trước hết, các biện pháp kích cầu đều thất bại. Tháng vừa qua, Trung Quốc bơm vào thị trường 300 tỉ đô la, không kể 80 tỉ được giải ngân hồi năm trước để hỗ trợ đầu tư qua một đại chương tŕnh xây dựng đường sắt, nhà máy điện và phi trường. Chiến lược này đă từng được áp dụng trong hai lần khủng hoảng trước là năm 2009 và 2015. Bộ Chính trị sẽ bật đèn xanh cho một ngân khoản nữa vào cuối tháng này, bởi v́ đảng Cộng sản Trung Quốc sợ nhất là bạo loạn xă hội do nạn thất nghiệp gia tăng không ngừng, hơn 5,1% theo số liệu chính thức. Ở các tỉnh miền nam, hàng ngàn nhà máy đóng cửa. Một số đă chạy sang Việt Nam.

Kinh tế Trung Quốc bị thiệt hại nặng do chiến tranh thương mại, theo nhận định của chuyên gia tài chính Edward Moya của công ty Oanda. Bức tranh c̣n u ám hơn, v́ nợ chiếm đến 250 % tổng sản lượng nội địa. Vụ ngân hàng Nội Mông Baoshang bị tái cấu trúc và ngân hàng nhà nước phải bơm vào hệ thống tài chính 127 tỉ đôla là một dấu hiệu báo động. Vấn đề là chính quyền Trung Quốc dường như vô kế khả thi : giải pháp giảm lăi suất để kích thích đầu tư đă được dự kiến, nhưng khó tránh được hệ quả làm suy yếu hệ thống ngân hàng và làm tăng lạm phát, khiến dân bất măn.

Cùng quan điểm, nhật báo kinh tế Les Echos tiên đoán kinh tế Trung Quốc tiếp tục giảm tăng trưởng trước ba cú « sốc » cùng lúc : công nghệ, tài chính và thương chiến. Do vậy, các biện pháp mới thúc đẩy tăng trưởng sẽ càng ngày càng ít hiệu quả.

***

Kinh tế Trung Quốc suy nhược: Hệ quả nào ?

T́nh h́nh sắp tới sẽ có nhiều bất trắc hơn, khi Hoa Vi không phải là nạn nhân duy nhất, kinh tế Đức do liên hệ mật thiết với Trung Quốc khó tránh khỏi tác động. Đài Loan, Đông Nam Á là vùng đất hứa cho doanh nghiệp bỏ Hoa lục.

Bị Donald Trump tấn công, Trung Quốc bây giờ thấm thía ư nghĩa câu « đất lành chim đậu ». Phong trào doanh nghiệp « di tản » chưa ghi vào thống kê chính thức, nhưng tác động đến nhiều lĩnh vực. Les Echos kể ra một danh sách các tập đoàn có danh tiếng, từ xe hơi đến sản phẩm tiêu dùng đại chúng chạy qua Đài Loan và Đông Nam Á. Malaysia, Việt Nam, Thái Lan, Miến Điện, Bangladesh, Đài Loan là những vùng đất lành, nhưng với hệ quả không tránh khỏi là giá nhân công sẽ lên cao. Nhật báo kinh tế cho biết thêm, Indonesia đă tiên liệu gió đổi chiều, tổng thống Joko Widodo thông báo hai quyết định song hành : cải cách hạ tầng giao thông và đơn giản hóa luật lao động để thu hút đầu tư.

Trong khi đó, nhật báo Công giáo La Croix tiên đoán kinh tế toàn cầu sẽ tăng trưởng chậm lại v́ tác động nhân quả. Điểm lạc quan duy nhất là kinh tế Pháp, do ít đầu tư vào Hoa lục, nên không bị tác động mạnh như kinh tế Đức.

Khác với các đồng nghiệp, Libération dành 5 trang chỉ để phân tích t́nh trạng và phản ứng của Hoa Vi qua hai bài : Hoa Vi trước cơn chấn động và Hoa Vi đi vào đường hầm : Ế ẩm, doanh số giảm, nhưng tập đoàn điện thoại Trung Quốc chuẩn bị phản công với hệ thống khai thác độc lập Harmony. Các kỹ sư Trung Quốc được lệnh phải nhanh chóng hoàn thiện Harmony trong bối cảnh Hoa Vi được dự báo sẽ mất từ 40% đến 60% thị phần quốc tế từ nay đến cuối năm.

***

« Quả bom nội lực chính trị » của giới trẻ Hồng Kông

Đó là bài phóng sự của Le Monde về « thế hệ không có ǵ để mất » trước sự dối trá của Bắc Kinh. Bạo động là vũ khí cuối cùng, qua tâm sự của sinh viên Lương Kế B́nh (Brian Leung), đại học chính trị Hồng Kông.

Người sinh viên 25 tuổi, cùng với hàng trăm bạn trẻ chiếm đóng Nghị Viện Hồng Kông hôm 01/07 và tuyên bố lư do tranh đấu, đă trở thành biểu tượng của phong trào phản kháng bằng hành động triệt để. Chấp nhận đề nghị phỏng vấn được bảo mật của Le Monde, Lương Kế B́nh cho biết anh có bằng cử nhân chính trị tại Hồng Kông trước khi sang Mỹ du học tiếp. Ngày 16/06, anh từ Washington trở về Hồng Kông và chỉ kịp mặc bộ quần áo đen là anh lao vào cuộc xuống đường với hai triệu người tham dự. Lương Kế B́nh không phải là « lính mới » v́ vào năm 2015, anh điều hành tờ báo sinh viên, tố cáo trưởng đặc khu Lương Chấn Anh tội tham ô.

Vụ xâm nhập nghị trường hôm mùng 01 tháng 07 đối với anh không phải là hành động phạm pháp hay phá hoại, v́ các hư hại vật chất có thể sửa chữa dễ dàng, so với cái chết của 4 người trẻ là mất mát vĩnh viễn. Đứng trên bàn của một nghị viên, Lương Kế B́nh tuyên bố dơng dạc : chúng tôi không có ǵ để mất. Mỗi lời nói đều đến từ đáy tim, anh giải thích với Le Monde. Khi rời Nghị viện, Lương Kế B́nh cảm thấy trong ḷng nhẹ nhơm v́ lần đầu tiên chiếm đóng một cơ quan công quyền và thực hiện thành công.

Điều làm nhà báo Pháp chú ư là mối quan hệ nhân quả giữa phong trào Dù vàng năm 2014 và phong trào chống luật dẫn độ hiện nay. Theo giải thích của người sinh viên 25 tuổi này, năm 2014 là năm mà xă hội Hồng Kông nhận ra rằng « Bắc Kinh không bao giờ tôn trọng lời hứa chế độ dân chủ tại Hồng Kông ». Trong bốn năm qua, Tập Cận B́nh công khai nuốt lời hứa. Giờ đây, « tuổi trẻ mới » ở Hồng Kông biết rơ « giấc mơ hai chế độ » đă chết. Người dân Hồng Kông đă tỉnh thức, không thụ động chờ Bắc kinh ban phát dân chủ. Điều mà người ta tưởng là « giấc ngủ », theo Lương Kế B́nh, thật ra là « giai đoạn án binh ». Do vậy, không ai thấy trước được « nghị lực tranh đấu đă nổ bùng ».

***

Iran : Donald Trump là « bạn » của Vệ binh Cách mạng

Cũng bị Washington trừng phạt nhưng Iran bị tác động ra sao ? Châu Âu t́m mọi cách tạo điều kiện nối lại đối thoại quốc tế trong khi tại Iran, lực lượng Vệ binh Cách mạng thừa nước đục thả câu, lũng đoạn kinh tế quốc gia để trục lợi và mưu đồ quân sự.

Châu Âu vất vả tháo ng̣i nổ khủng hoảng Mỹ-Iran. Một trong những hành động thiện chí của Bruxelles là không khởi động thủ tục trừng phạt Iran vi phạm hiệp định hạt nhân 2015. Tuy thế, do sức ép của phe bảo thủ, tổng thống Rohani lên giọng cứng rắn đối với Châu Âu, theo phân tích của Le Figaro. Phe bảo thủ động thủ ra sao ? Trong bài « Vệ binh Cách mạng lợi dụng cuộc xung khắc với Mỹ để trục lợi », Le Figaro mô tả chi tiết guồng máy kinh tài của Vệ binh Cách mạng Iran trong bối cảnh cấm vận. Tại Teheran, Donald Trump được gọi là « bạn » của Vệ binh cách mạng Iran. Nhờ t́nh h́nh căng thẳng này mà phe vệ binh xâm nhập vào mọi lĩnh vực kinh tế để làm giàu và tung tiền vào các chiến dịch bất hợp pháp. Ngay tổng thống Iran cũng phải tuyên bố bất lực: làm sao có thể thảo luận với những kẻ cầm súng.

***

Chiến lược « Star Wars » của Pháp

Từ thời kỳ quan sát bước qua giai đoạn tự vệ : Đó là chính sách pḥng thủ không gian của Pháp đề pḥng xảy ra chiến tranh tinh cầu.

Theo Les Echos, tổng thống Macron đă loan báo thành lập Bộ tư lệnh Không gian, giai đoạn tới là nữ bộ trưởng bộ Quân Lực Florence Parly sẽ tŕnh bày chiến lược pḥng thủ không gian Pháp. Theo học thuyết 1967, Pháp từ chối đưa vũ khí tấn công lên không gian, nhưng từ nay sẽ trang bị phương tiện tự vệ trong trường hợp vệ tinh bị tấn công. Tạm thời, Pháp tập trung nghiên cứu những vũ khí có thể can thiệp từ mặt đất hoặc từ không trung có khả năng đáp trả trực tiếp. Học thuyết tương lai bắt buộc phải thành lập quân chủng, tố chức nhân sự cũng như như đề ra chiến lược tăng cường hiệu năng quân sự trong không gian.

***

50 năm đổ bộ Mặt Trăng : từ Jules Verne đến Neil Amstrong

Cũng liên quan đến không gian, nhân kỷ niệm 50 năm chinh phục Mặt Trăng (20/07/1969), hôm nay Le Monde trở lại cuộc đổ bộ của phi thuyền Apollo-11 với bước chân đầu tiên và lời phát biểu đầu tiên của Neil Armstrong : Đó là một bước nhỏ của một người nhưng là một bước tiến lớn của nhân loại.

Les Echos cũng vinh danh “Apollo-11, khúc khải hoàn của Hoa Kỳ”. C̣n Le Figaro đưa độc giả trở lại với các tác phẩm khoa học giả tưởng tiêu biểu của nhà văn Pháp Jules Verne « đẩy mộng du hành ngày càng cao » như Từ Trái Đất Đến Mặt TrăngBay Quanh Mặt Trăng làm say mê hàng triệu triệu độc giả ở mọi nơi và ở mọi thế hệ, từ 100 năm trước khi Neil Amstrong đặt chân lên vệ tinh độc nhất của Trái Đất.

***

Kỷ niệm 50 năm Apollo 11

Thanh Phương

Cách đây đúng 50 năm, ngày 16/07/1969, từ bang Florida, ba phi hành gia Mỹ Neil Armstrong, Buzz Aldrin và Michael Collins đă cất cánh trên chiếc phi thuyền Apollo 11 để bay lên Mặt trăng và đúng bốn ngày sau, lần đầu tiên con người đặt chân lên vệ tinh của Trái đất.

Amstrong đă qua đời năm 2012, nhưng hai phi hành gia kia, năm nay 89 và 88 tuổi, hôm nay sẽ tham gia các lễ hội kỷ niệm sự kiện trọng đại này tại trung tâm không gian Kennedy. Trong suốt tuần này, cơ quan không gian NASA tổ chức một loạt hoạt động để làm sống lại chuyến bay lịch sử Apollo 11.

Chuyến bay kéo dài 4 ngày. Module Eagle, với Amstrong và Aldrin, đă đáp xuống Mặt trăng ngày 20/07/1969 lúc 20 giờ 17 phút, giờ quốc tế và vài tiếng sau đó, lúc 2 giờ 56 phút, giờ quốc tế, Amstrong đặt chân lên Mặt trăng, trở thành người đầu tiên của nhân loại bước những bước đầu tiên trên vệ tinh của Trái đất. Armstrong đă miêu tả sự kiện quan trọng này bằng một câu nói sẽ đi vào lịch sử : « Đây là bước đi nhỏ của một người, nhưng là bước tiến khổng lồ của nhân loại » ("That's one small step for [a] man, one giant leap for mankind"). Hai phi hành gia ở lại Mặt trăng trong 21 tiếng để thực hiện các nghiên cứu và thu thập 21 kg mẫu đất đá.

Lúc đó, Collins ở lại một ḿnh trên quỹ đạo trong module Columbia, phần chính của phi thuyền, phương tiện duy nhất để các phi hành gia trở về Trái đất.

Đến 17 giờ 54 giờ quốc ngày 21/07/1969, module Eagle bay lên quỹ đạo để gắn trở lại vào module Columbia. Sau đó, ba phi hành gia quay về Trái đất và hạ cánh an toàn trên vùng biển Thái B́nh Dương vào ngày 24/07/1969.

Sự kiện lần đầu tiên trong lịch sử nhân loại con người đặt chân lên Mặt trăng đă được truyền h́nh trực tiếp đến người xem khắp thế giới.

Tại New York vào cuối tháng 5 vừa qua, Collins kể lại : « Tất cả chúng tôi đều biết rằng, nếu v́ lư do nào đó, hai người kia không thể cất cánh trở lại, th́ tôi sẽ không giúp được ǵ. Columbia không thể đáp xuống Mặt trăng, nên tôi không thể xuống để cứu họ được. »

Hôm nay, ngôi sao sáng chói nhất của của ngày kỷ niệm 50 năm Apollo chính là Aldrin, v́ ông là người thứ hai của nhân loại đặt chân lên Mặt trăng. Trong số 12 phi hành gia đặt chân lên vệ tinh của Trái đất, chỉ có 4 người c̣n sống.

Nhưng những lễ hội kỷ niệm 50 năm Apollo làm nổi rơ một điều, đó là kể từ năm 1972 đến nay, không có nước nào, kể cả Hoa Kỳ, đưa con người trở lại Mặt trăng, chỉ có các robot là được đưa lên vệ tinh của Trái đất. Tổng thống Bush cha và Bush con trước đây đều đă hứa là người Mỹ sẽ trở lại Mặt trăng, nhưng lần nào cũng bị Quốc Hội cản trở v́ lư do tài chính.

Tổng thống Donald Trump vào năm 2017 cũng đă tuyên bố sẽ chinh phục trở lại Mặt trăng, đề ra mục tiêu là đến năm 2024, một nữ phi hành gia Mỹ đầu tiên sẽ đặt chân lên vệ tinh của Trái đất. Nhưng các chuyên gia cho rằng thời hạn mà ông Trump đề ra là quá ngắn, v́ Hoa Kỳ chưa có một phi thuyền, một module nào sẵn sàng cho các chuyến bay có người lái lên Mặt trăng.

 

Trở lại