LIÊN MINH CHÂU ÂU NÊN HỢP TÁC HAY ĐỐI ĐẦU VỚI HOA KỲ?

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Macron calls nationalism a 'betrayal of patriotism' during Armistice Day remarks (The Hill)

Trump largely alone as world leaders take aim at nationalism (The Fox News)

Trump ditched cemetery visit to avoid causing Paris traffic jams, says Sanders (The Guardian)

Emmanuel Macron calls for creation of a ‘true European army’ to defend against Russia and the US (The Independent)

Trump and Macron paper over differences in Paris meeting (The Euro News)

 

LIÊN MINH CHÂU ÂU NÊN HỢP TÁC HAY ĐỐI ĐẦU VỚI HOA KỲ?

Đại-Dương

Nhân kỷ niệm Ngày Đ́nh Chiến 11/11/1918 trong Đệ nhất Thế chiến (1914-1918), đă có hơn 70 nguyên thủ quốc gia đến Pháp nhằm tưởng nhớ tới 9 triệu binh sĩ và 10 triệu thường dân đă hy sinh.

Không riêng các vị nguyên thủ quốc gia mà toàn thể nhân loại vẫn ôm ấp khát vọng chính đáng về một nền hoà b́nh vĩnh cửu trên trái đất nên cố tránh chiến tranh.

Nhưng, các sự kiện diễn ra trong dịp này đă thấy những khác biệt vẫn gay gắt giữa các quốc gia trên các vấn đề: chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa toàn cầu, thành lập quân đội Châu Âu, chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa biệt lập, Diễn đàn Hoà b́nh Paris.

Chủ nghĩa quốc gia và chủ nghĩa yêu nước

Tại Khải Hoàn Môn với sự hiện diện của các cường quốc tây phương, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron phát biểu “Chủ nghĩa yêu nước là đối lập hoàn toàn với chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc là phản bội chủ nghĩa yêu nước”.

Chủ nghĩa quốc gia (chủ nghĩa dân tộc) xác định quyền lợi, nghĩa vụ, quyền hạn của toàn thể dân tộc sống trong một quốc gia. V́ thế, chủ nghĩa yêu nước (ḷng ái quốc) là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi công dân không phân biệt sắc dân, giới tính, địa vị theo tiếng gọi của quốc gia. Nó không mâu thuẫn hoặc phản bội chủ nghĩa quốc gia.

Ngược lại, chủ nghĩa toàn cầu xoá nhoà biên cương, không tôn trọng nghĩa vụ, bảo vệ quyền hạn, lợi ích, truyền thống, tập tục của mỗi quốc gia. Liên minh Châu Âu (EU) về kinh tế và chính trị gồm 28 quốc gia có khoảng 500 triệu dân, gia nhập nhiều đợt khác nhau từ năm 1957 đến 2013.

Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ái Nhĩ Lan gia nhập năm 1957 đă quyết định rời EU năm 2016 sẽ có hiệu lực vào 2019. Đan Mạch đang chuẩn bị trưng cầu dân ư. Một số các quốc gia và lănh thổ khác cũng đang chuẩn bị gia nhập EU.

Quyền hạn thực sự của EU tập trung vào Pháp, Đức, Anh mà nay chỉ c̣n Pháp và Đức.

Trong cuộc thăm ḍ hôm 04/11/2018 của cơ quan độc lập Ifop ghi nhận đảng Rassemblement National của bà Marine Le Pen từ 17% lên 21% vượt 20% của đảng La République En Marche của Emmanuel Macron. Có thể, đó là lư do để Tổng thống Macron đă kích chủ nghĩa dân tộc. Đảng của Tể tướng Angela Merkel ngày càng mất uy tín.

Thực sự, chủ nghĩa sắc tộc thượng đẳng mang tính kỳ thị chứ không phải chủ nghĩa dân tộc.

Thành lập Quân đội Châu Âu

Từ khi lên cầm quyền hồi năm ngoái, Tổng thống Macron kêu gọi thành lập một “Quân đội Thực sự Châu Âu” để đối phó với mối đe doạ từ Donald Trump và Vladimir Putin, nhưng, chỉ được sự đáp ứng lạnh nhạt do từ năm 2003 đă có 34 nhiệm vụ phối hợp theo Chính sách Quốc pḥng và An ninh Chung.

Năm 2009 đă có thêm sáng kiến Hợp tác Cấu trúc Thường trực được 25/28 thành viên tham dự. Do đó, Uỷ hội Châu Âu cho rằng hợp tác quốc pḥng chặt chẽ hơn “không phải tạo ra quân đội EU”.

Sau khi Tổng thống Trump tuyên bố rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung (INF) do Tổng thống Ronald Reagan và Tổng thống Mikhail Gorbachev kư năm 1987 khiến cho Châu Âu vô cùng lo ngại.

V́ thế, Macron hâm nóng trong cuộc phỏng vấn với Đài phát thanh Europe 1 “Chúng ta sẽ chẳng tự bảo vệ được dân chúng nếu không quyết định có quân đội thực sự Châu Âu”.

Chủ trương của Tổng thống Macron có nhiều điều không hợp lư nên bất-khả-thi.

Thứ nhất, Hiệp ước Reagan-Gorbachev nhằm làm giảm mối căng thẳng khi Nga-Mỹ coi như kẻ thù của nhau. Chiến tranh Lạnh đă kết thúc từ năm 1991, Nga không c̣n là kẻ thù trực tiếp nên cần phải có cách tiếp cận “tránh đối đầu”. Mạc Tư Khoa và Hoa Thịnh Đốn đều vi phạm INF nền cần tạo điều kiện thương thảo một loại hiệp ước khác.

Thứ hai, INF chỉ liên quan đến Châu Âu, nên Bắc Kinh tha hồ sản xuất 95% hoả tiễn tầm trung trong Lực lượng Hoả tiễn của Giải phóng quân Trung Quốc như xác định của Đại sứ Harry Harris tại Hán Thành, cựu Tư lệnh Bộ chỉ huy Thái B́nh Dương. Mối nguy cơ đă chuyển sang Châu Á-Thái B́nh Dương. V́ thế, trước khi kéo Bắc Kinh vào bàn đàm phán th́ Hoa Thịnh Đốn phải có nhiều hoả tiễn tầm trung uy lực hơn Nga và Trung Quốc.

Thứ ba, năm 1963. Tổng thống Charles de Gaulle rút Lực lượng Hải quân Pháp khỏi NATO rồi 1966 rời bộ chỉ huy tiền phương buộc NATO phải chuyển Tổng hành dinh từ Paris đến Bruxelles mặc dù vẫn ở dưới chiếc dù che nguyên tử của Hoa Kỳ. Tổng thống De Gaulle gây chia rẽ NATO mà không được Liên Sô đối xử với Pháp như một siêu cường.

Năm 2009, Tổng thống Nicolas Sarkozy đưa Pháp trở lại NATO sau 34 năm vắng bóng.

Năm 2017, hai phe cực tả và cực hữu thúc giục Macron rời NATO do không muốn hầu hạ Mỹ. Thực tế, từ năm 1949, Hoa Kỳ góp 73% chi phí của NATO và bố trí mọi loại vũ khí, chiến cụ tối tân nhất và quân đội thiện chiến tại Châu Âu chẳng lẽ phải cúi đầu nghe theo lệnh của các chính trị gia Châu Âu.

Bao giờ và phải chi bao nhiêu tỉ Euro để Quân đội Châu Âu đủ sức đương đầu với 6,800 đầu đạn nguyên tử và những hoả tiễn hiện đại của Nga? Nếu cần cân bằng lực lượng quân sự với Nga th́ trước nhất Liên Âu hăy góp đủ 2% GDP vào ngân sách của NATO như đă cam kết. Muốn chế ngự được Mạc Tư Khoa th́ hăy góp 4% GDP cho NATO c̣n rẻ và nhanh chóng, thiết thực hơn xây dựng Quân đội Châu Âu!

Chủ nghĩa đa phương và chủ nghĩa biệt lập

Chủ nghĩa đa phương chỉ hữu ích khi các thành viên phải tôn trọng và thi hành nghiêm chỉnh các quy định quốc tế đă kư kết. Chỉ cần một thành viên xé rào th́ bất cứ hiệp ước nào cũng đem lại lợi ích cho kẻ xé rào và áp dụng luật rừng.

Chủ nghĩa biệt lập có thể bảo vệ quyền lợi dân tộc tránh được sự lợi dụng từ bên ngoài. Các cường quốc có thể mua chuộc hoặc áp lực nhiều nhược tiểu khiến cho chủ nghĩa đa phương mất hết ư nghĩa, chỉ mang lại lợi ích mấy con cá mập. Nhằm đạt tới đồng thuận mà một số quốc gia cứ thoả thuận bừa để rồi không chịu thi hành hoặc bóp méo điều khoản kư kết.

Hoa Kỳ rút khỏi Thoả ước Đối tác Chiến lược Xuyên Thái B́nh Dương (TPP) v́ Trung Quốc đă bố trí các hăng xưởng tại một số quốc gia trong Thoả ước để sản xuất “hàng hoá, vật dụng ruột China” mà hưởng thuế ưu đăi”. Thoả thuận Khí hậu Paris cho phép các nhà phát khí thải số 1 và số 3 (Trung Quốc, Ấn Độ) và nhiều quốc gia cứ tha hồ đốt than bằng thích rồi vẽ ra kế hoạch đă thực hiện mà không hề chịu sự chế tài nào của Luật pháp. Thoả thuận Nguyên tử Iran chỉ đ̣i Tehran ngưng tinh luyện uranium trong 15 năm. Trong thời gian này, Iran có thể hoàn thiện phương pháp chế bom và vũ khí nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo. Ai cũng có thể đoán được sau 15 năm Tehran sẽ làm ǵ. Không bóp chết trong trứng nước quả thật vô cùng bất cẩn chết người!

Diễn đàn Ḥa b́nh Paris

Sau ba ngày hội họp, tranh luận mà Diễn đàn không đưa ra một bản Thông cáo chung về kết quả đạt được. Các yếu tố có khả năng làm mất hoặc bảo vệ duy tŕ hoà b́nh thế giới lại không tham dự nên ai đi về nhà nấy mà tự sướng.

Liên minh Châu Âu bao giờ cũng muốn đi bằng đôi chân của ḿnh, nhưng, h́nh như họ chưa có giày dép cần thiết để trèo đèo, vượt suối!

Đại-Dương

 

 

Trở lại