Hoa Kỳ và vấn đề NATO

Trọng Đạt

 

Sơ lược về tổ chức NATO

Liên Minh Bắc Đại Tây Dương (1) là một liên minh quân sự nhiều quốc gia dựa trên Hiệp Ước Bắc Đại Tây Dương. Tiếng Anh gọi là The North Atlantic Treaty Organization, viết tắt NATO, tiếng Pháp là Organisation du Traité de l’Atlantique Nord gọi tắt  OTAN. Tổ chức này dựa trên nguyên tắc hỗ tương bảo vệ, khi một nước bị tấn công coi như toàn bộ Liên minh bị đánh, trong đó Mỹ, Anh, Pháp là ba thành viên có quyền phủ quyết tại Hội đồng bảo an Liên Hiệp quốc và họ có bom nguyên tử. Trụ sở NATO đặt tại Brussels, Bỉ quốc.

https://i1.wp.com/www.insider.gr/sites/default/files/nato-650_1.jpg?resize=627%2C429

Ngay sau khi Thế chiến thứ hai vừa im tiếng súng, sự xung khắc giữa các nước Tây phương (gồm Mỹ, Anh Pháp….) và khối Cộng sản do Sô viết lănh đạo đă bắt đầu (2). Mỹ và đồng minh đă t́m phương kế ngăn chận Cộng sản bành trướng tại Âu châu.

Tháng 8-1949 Sô Viết đă có bom nguyên tử nhờ đánh cắp tài liệu Mỹ,  không những họ hết sợ Mỹ mà c̣n công khai đương đầu với Mỹ, cho đàn em chư hầu Bắc Cao Ly vượt vĩ tuyến 38 xâm lăng Nam Cao Ly. Cuộc chiến bùng nổ, Mỹ nhân danh Liên Hiệp Quốc đưa quân can thiệp và tuyên bố bảo vệ Đài Loan, bắt đầu viện trợ cho Pháp tại Đông Dương chống CS 1950.

Các nước Tây Âu đồng thuận và 12 ngoại trưởng của họ kư bản Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương ngày 4-4-1949 tại Washington DC Hoa Kỳ. Các hội viên của NATO mới đầu gồm 12 quốc gia: Bỉ, Anh, Canada, Đan Mạch, Pháp, Iceland, Ư, Lục Xâm Bảo, Ḥa Lan, Na Uy, Bồ Đào Nha, Hoa Kỳ.

Khối Liên minh này đă tạo lên một tiền đồn quân sự ngăn chận Sô Viết và các nước chư hầu suốt 40 năm với số hội viên gia tăng trong thời chiến tranh lạnh.

NATO đă được các nước hội viên gia nhập thêm trong 6 lần từ sau 1949.

Lần thứ nhất năm 1952 Hy Lạp và Thổ Nhĩ Kỳ gia nhập

Lần thứ hai Tây Đức gia nhập năm 1955.

Lần thứ ba Tây Ban Nha năm 1982.

Lần thứ tư năm 1999 Hungary, Tiệp Khắc, Ba Lan gia nhập.

Lần thứ năm 2004 các nước gia nhập gồm: Bulgaria, Estonia, Latvia, Lithuania, Slovakia

Lần thứ sáu 2009 Albania, Croatia

Lần thứ bẩy mới nhất ngày 5 tháng 6-2017 Montenegro (xưa thuộc Tiệp Khắc)

Và từ 2009 NATO có 29 nước hội viên.

Pháp rút ra khỏi Liên minh năm 1966 và năm 1995 trở lại.

Ngày 14-5-1955 phía CS thành lập khối Vác Sa Va (Vạc Sô Vi) trụ sở tại Thủ đô Ba Lan gồm Nga Sô, Albania, Ba Lan, Bulgaria, Đông Đức, Hungary, Romania, Tiệp Khắc, mục đích đối đầu với khối NATO. Tháng 5-1989 Khối Vạc Sô Vi kêu gọi NATO cùng giải tán và Khối Vác Sa Va giải tán ngày 1-7-1991  khi CS Đông Âu và Nga sụp đổ

Ngân sách quốc pḥng của NATO

Nay nhiều bản tin tiếng Việt nói về Military expenditure họ thường gọi là chi phí quân sự, đa số nói Mỹ đóng góp 70% chi phí NATO, thí dụ Wikipedia tiếng Việt nói:

“Chi phí quân sự của NATO chiếm 70% chi phí quân sự thế giới, riêng Mỹ chiếm khoảng 50%, Anh, Pháp, Đức và Ư gộp lại chiếm 15% chi phí quân sự thế giới. Chi phí của các thành viên NATO dự tính là 2% GDP.”

Nói như vậy dễ gây hiểm lầm, người ta tưởng là Mỹ đóng 50% hay 70% tiền chi tiêu hàng năm của NATO mà thực ra Military expenditure chính là ngân sách quốc pḥng của một nước.

Quí vị search Member states of NATO (3) trên mạng rồi kéo xuống dưới sẽ có bảng Military expenditures nói rất chi tiết về Ngân sách quốc pḥng của toàn khối cũng như của từng nước hội viên. Chúng ta sẽ thấy Ngân sách quốc pḥng của toàn bộ 28 nước là 904 tỷ Mỹ kim năm 2015, trong đó Hoa Kỳ là 595 tỷ khoảng 66% của toàn bộ NSQP của NATO, Anh 59 tỷ, Đức 47 tỷ, Pháp 49 tỷ….có nghĩa là Mỹ gánh vác 66% quân sự NATO trong trường hợp có chiến tranh tại đây.

Như vậy thay v́ nói Mỹ đóng góp 70% chi phí NATO th́ phải nói Ngân sách quốc pḥng Mỹ (595 tỷ) chiếm 66% NSQP của toàn khối NATO (904 tỷ). Khi c̣n là ứng cử viên, ông Donald Trump đă đ̣i hỏi các nước hội viên nâng cao ngân sách quốc pḥng lên 2% của Tổng sản lượng quốc gia GDP để chia sẻ gánh nặng với Hoa Kỳ.

Trong thời kỳ tranh cử Tổng thống tại Mỹ (2016), bên Âu châu người ta thích đảng Dân Chủ v́ cho là Obama, Hillary Clinton bảo vệ đồng minh mà ngược lại ông Trump muốn bỏ rơi đồng minh chỉ lo cho nước Mỹ. Ngoài ra tại Á châu cũng có nhiều nhận định bi quan cho rằng Donald Trump nếu thành Tổng thống sẽ bỏ rơi Nam Hàn, Nhật Bản. Tất cả chỉ là tin đồn do đối lập đưa ra để phá nhau v́ ngay sau khi đắc cử ông Trump đă gọi điện thoại cho bà Tổng thống Phác Cận Huệ cam kết bảo vệ Nam Hàn như xưa.

Cách đây mấy năm Hoa Thịnh Đốn (thời Obama) đă thúc ép các nước hội viên NATO nâng ngân sách quốc pḥng lên 2% GDP và họ đă cam kết (2014) sẽ thực hiện mục tiêu này trong 10 năm (4). Coi trong bảng Military expenditures như đă nói trên, tính tới năm 2016 chỉ có 4 nước hội viên đă đưa Ngân sách quốc pḥng lên 2%  GDP gồm Estonia 2.16% (thuộc địa cũ Nga), Hy Lạp 2.38%, Ba Lan 2%, Anh 2.21%. NSQP của hai mươi bốn nước hội viên c̣n lại đều dưới 2% GDP thí dụ như Pháp 1.78%, Đức 1.19%, Hungary 1%, Ư 1.11%, Lithuania 1.49, Ḥa Lan 1.17%, Thổ Nhĩ Kỳ 1.56%, Tiệp Khắc 1.04%….(Mỹ 3.61%).

https://i2.wp.com/baotgm.net/wp-content/uploads/2017/07/tumblr_oq3b5lNSVk1v3o7vho1_1280.jpg?resize=570%2C789&ssl=1

Khi Donald Trump nhậm chức Tổng thống tháng 1-2017, ông đ̣i hỏi Liên Minh một cách cứng rắn hơn chính phủ trước. Tổng thư kư NATO đă thương lượng với Mỹ và cho biết sự khó khăn khi yêu cầu các quốc gia hội viên tăng ngân sách quốc pḥng trong khi đó Mỹ vẫn đ̣i hỏi mạnh hơn. Ngày 31-3-2017, ngoại trưởng Hoa Kỳ Rex Tillerson đă họp với các hội viên khối NATO tại Thủ đô nước Bỉ, ông nhấn mạnh Liên minh phải có đủ tài chính và các phương tiện khác, các nước phải chi phí nhiều hơn cho quốc pḥng và tối thiểu dành 2% GDP cho quân sự.

https://i1.wp.com/blogs.state.gov//sites/default/files/styles/primary_image/public/Tillerson-Stoltenberg.jpg?resize=672%2C378&ssl=1

Rex tillerson nói các nước đồng minh nào chưa có thực hiện được chỉ tiêu 2% GDP cho quốc pḥng từ nay cho đến năm 2024 phải đưa ra kế hoạch ngay bây giờ. Hăng tin Reuters Anh quốc cho rằng lời tuyên bố này của ngoại trưởng Mỹ ngầm cảnh cáo nếu quốc gia nào không cam kết thực hiện 2% GDP sẽ không được Hoa Kỳ yểm trợ trong trường hợp có chiến tranh hay bị xâm lược.

Nay ngân sách quốc pḥng Mỹ chiếm 3.61% Tổng sản lượng  kinh tế GDP, chiếm khoảng 66 hoặc gần 70% ngân sách của toàn bộ khối NATO, họ không thể tiếp tục gánh vác hết mọi  nghĩa vụ trên thế giới trong khi các nước hội viên đă có nền kinh tế phát triển phải chia sẻ gánh nặng với Mỹ.

Trong bài trên, đài phát thanh Pháp RFI ngày 31-3, Trọng Nghĩa nói:

“Việc Châu Âu chi phí ít cho quốc pḥng phải chăng đă có một hệ quả trông thấy: NATO hầu như phải dựa hoàn toàn vào Mỹ trong các lănh vực như phương tiện t́nh báo, giám sát, do thám, cũng như khi cần chuyển quân nhanh chóng, tiếp liệu trên không. Bên cạnh đó, Châu Âu cũng phải dựa vào Hoa Kỳ trong lănh vực chống tên lửa đạn đạo hay tiến hành chiến tranh điện tử trên không.”

Tổng thư kư NATO Jens Stoltenberg nói yêu cầu của Mỹ là hợp lư, ông cho biết có thể sẽ phải dùng biện pháp buộc các nước  thành viên gia  tăng đầu tư quân sự.

Nhận xét và kết luận

Như trên ngân sách quốc pḥng của 29 nước trong Liên Minh Bắc Đại Tây Dương là 904 tỷ (Mỹ kim), nếu không kể ngân sách QP của Mỹ  gần 600 tỷ, th́ ngân sách QP của 28 quốc gia NATO (không kể Mỹ) là 304 tỷ. Vậy NSQP của Mỹ gấp hai lần NSQP của 28 nước hội viên NATO cộng lại như Anh (59 tỷ), Pháp (49 tỷ), Đức (47 tỷ), Ư (28 tỷ), Thổ Nhĩ Kỳ (17 tỷ), Tây Ban Nha (16 tỷ), Ba Lan (12 tỷ), Ḥa Lan (10 tỷ)…. Như thế vấn đề chia sẻ trách nhiệm không được công bằng, trên thực tế ngân sách quốc pḥng Mỹ không phải chỉ lo riêng cho NATO, mà c̣n lo đủ thứ nào Biển Đông, Biển Tây, Trung Đông, Nam Hàn…

Khi c̣n tranh cử Tổng thống, Donald Trump chủ trương đ̣i hỏi các nước Nam Hàn, Nhật, NATO… phải đóng góp nhiều hơn về quân sự khiến họ sợ hăi. Đảng đối lập chỉ trích Donald Trump muốn bỏ rơi đồng minh, thực ra việc bảo vệ đồng minh không phải là ư muốn của một Tổng thống hay một đảng phái nào mà là chính sách chung của nước Mỹ.

Các quốc gia đồng minh Nam Hàn, Nhật, Âu Châu… là những nước giầu cần phải chia xẻ gánh nặng quân sự với Mỹ cho hợp lư hơn, nay siêu cường duy nhất của hành tinh đă mệt mỏi với nhiều trọng trách trên thế giới.

Từ khi chưa nhậm chức, ông Trump bị chỉ trích v́ câu nói Liên minh NATO nay đă lỗi thời nhưng thực ra trước đây đă có người nói thế. Sau khi Liên bang Sô viết sụp đổ năm 1991, dưới thời Yeltsin, nhiều suy thoái như lạm phát, tham nhũng, kinh tế khủng hoảng trầm trọng. Năm 1992 vật giá tăng vọt, thập niên 90 Tổng sản lượng GDP Nga suy giảm c̣n một nửa, thất nghiệp dữ dội, lạm phát phi mă khiến bao nhiêu người mất hết tiền tiết kiệm, hàng chục triệu người dân lâm vào cảnh bần hàn đói khổ. Đồng thời CS Đông Âu tan ră, khối Vác Sa Va tự giải tán nên người ta cho là NATO không c̣n ư nghĩa v́ c̣n ai thù nghịch đâu để chống?

Nhưng thói đời hết cơn bĩ cực đến kỳ thái lai, sang thiên niên kỷ mới, Putin làm Thủ tướng rồi được bầu làm Tổng thống Nga, ông ta đă vực dậy nền kinh tế khỏi cảnh khốn đốn trở thành cường quốc kinh tế. Từ 2000 tới 2008 Tổng sản lượng GDP tăng gấp 6 lần, Putin khai thác nguồn năng lượng thiên nhiên gồm dầu, khí đốt. Nước Nga dựa vào lợi tức năng lượng dầu, khí để tăng trưởng không nhờ sản xuất hàng hóa như Trung Cộng, Nhật, Nam Hàn…

Đất nước của họ được thiên nhiên ưu đăi có nhiều tài nguyên thiên nhiên gồm dầu, khí đốt, kim loại quí, nhờ khai thác năng lượng Putin đă thay đổi bộ mặt nước Nga trở thành siêu cường năng lượng. Năm 2012 dầu và khí đốt chiếm 16% GDP, chiếm 52% lợi tức ngân sách liên bang, và hơn 70% hàng xuất cảng. Kỹ nghệ quân sự Nga rất cao, năm 2013 vũ khí xuất cảng trị giá 15 tỷ (Mỹ kim) đứng thứ hai sau Mỹ gồm máy bay chiến đấu, pḥng không, tầu chiến, tiềm thủy đĩnh… Sản xuất hàng điện tử của Nga chỉ là con số không so với Nhật, Nam Hàn… nhưng họ lại rất giỏi về sản xuất những món hàng giết người đắt tiền. Đời sống người dân tăng cao, Putin trợ giúp kỹ nghệ high tech như Quốc pḥng, Nguyên tử.

Trong thời kỳ kinh tế Nga suy thoái ngân sách quốc pḥng giảm mấy lần, từ 70 tỷ Mỹ kim năm 1992 tới 20 tỷ năm 1999. Nay kinh tế đă lên, Putin cho tăng ngân sách quân sự từ 20 tỷ năm 2000 lên 70 tỷ năm 2008 và năm 2013, 14 tăng lên 90 tỷ, đứng thứ ba trên thế giới sau Mỹ và Trung Cộng.

Ngày 21-2-2014 Quốc hội Ukraine lật đổ Tổng thống thân Nga Yanukovych và cử TT lâm thời Turchynov thân Tây phương lên thay.  Hai ngày sau Putin giúp bọn gốc Nga chiếm bán đảo Crimea, cuối tháng 3 họ tổ chức bầu cử gian dưới sự yểm trợ xe tăng để sáp nhập bán đảo này vào Nga.

Châu Âu ngày càng sợ Nga trở lại thời Sô viết trước đây nên chuyện liên minh các nước NATO lại được hâm nóng. Tuy nhiên nay v́ giá dầu hạ nên kinh tế Nga bị khốn đốn lại bị Tây phương, Mỹ trừng phạt nên Tổng sản lượng GDP tụt xuống từ 2000 tỷ  năm  2014, nay xuống c̣n 1,200 tỷ. Năm 2014 nước Nga là nền kinh tế thứ 8 trên thế giới nay tụt xuống hàng thứ 13. Ngân sách quốc pḥng của Nga giảm khoảng một nửa (50 tỷ) so với mấy năm trước (90 tỷ) v́ kinh tế suy thoái.

Mặc dù Putin vực dậy nền kinh tế và tăng chi tiêu quốc pḥng nhưng Nga không thể là mối nguy cho Âu châu như thời chiến tranh lạnh: lư do dân số Nga nay chỉ c̣n một nửa (144 triệu) v́ 15 nước thuộc địa cũ đă đ̣i độc lập, Tổng sản lượng GDP, Ngân sách quốc pḥng của họ giảm mạnh.

Nếu so sánh GDP Nga với các cường quốc Âu châu ta có: Nga 1,200 tỷ chỉ bằng 1/3 GDP của Đức (3,550 tỷ), gần một nửa của GDP Anh (2,800) và bằng một nửa của GDP Pháp (2500).. về ngân sách quốc pḥng Nga nay đă giảm một nửa so với mấy năm trước v́ kinh tế tụt dốc, hiện chỉ tương đương với Anh, Pháp, Đức.

Hiện Nga được xếp thứ nh́ trên thế giới về quân sự sau Mỹ (5) (thứ ba Trung Cộng, thứ tư Ấn Độ, thứ năm Pháp, sáu Anh, bẩy Nhật, tám Thổ nhĩ Kỳ…). Nga nay được coi là cường quốc quân sự v́ nhờ kho vũ khí cũ từ thời Liên bang Sô viết để lại. Dù vậy họ rất khó có thể trở lại thời chọc trời khuấy nước xa xưa để đe dọa Châu Âu v́ kinh tế đang lụn bại, dân số tụt xuống c̣n một nửa, các nước chư hầu đàn em nay theo Tây phương hết.

Tại Đông Nam Á nước Nhật đă tăng cường quốc pḥng tuy c̣n lệ thuộc vào cây dù nguyên tử của Mỹ, họ rất tự hào về lực lượng quân sự của ḿnh. Quí vị đều biết một ông Tướng 4 sao Nhật cách đây mấy năm đă nói hải quân, không quân Trung Cộng c̣n lạc hậu từ 10 tới 20 năm so với Nhật. Thậm chí gần đây một giới chức quân sự Nhật khác c̣n tuyên bố có thể sẽ đánh tan hạm đội Trung Cộng trong vài ngày nếu có thủy chiến tại Biển Đông.

Các nước Âu châu cũng nên tăng cường quốc pḥng v́ niềm tự hào dân tộc như người Nhật hơn là ỷ lại vào Mỹ.

Nay khối NATO đă đồng thuận gia tăng ngân sách quốc pḥng. Sẽ không bao giờ nước Mỹ chịu bỏ Âu châu, một đồng minh xưa cũ rất lớn không những về quân sự, quốc pḥng mà cả về kinh tế, thương mại, văn hóa.

Từ thời Obama tới nay Hoa Kỳ đă xoay trục về Châu Á Thái B́nh Dương, họ đặt nhiều quan tâm tới t́nh h́nh Biển Đông, sau đến Trung Đông, hai khu vực này luôn có sự căng thẳng hơn Âu Châu.

Dù sao người da trắng cũng yêu chuộng ḥa b́nh tự do hơn các dân tộc khác, họ đă nếm mùi tàn phá kinh hoàng của cuộc Thế chiến thứ hai và không muốn người dân bị nhận ch́m trong cảnh núi xương sông máu thêm một lần nữa.

Trọng Đạt

——————————————————————-

Chú thích :

(1) Wikipedia- NATO

(2) history.com- Formation of NATO and Warsaw Pact

(3) Wikipedia- Member states of NATO

(4) “Thông điệp cứng rắn của Mỹ gởi Châu Âu: Chi nhiều hơn cho quốc pḥng”, Đài phát thanh quốc tế Pháp (RFI) ngày 31/03/2017, bài của Trọng Nghĩa

(5) http://www.globalfirepower.com

 

Trở lại