LIÊN HIỆP CHÂU ÂU TRÊN CON ĐƯỜNG GẬP GHỀNH

Đại-Dương

Châu Âu thường hănh diện về nền văn minh nên tự đặt ḿnh vào vị trí tiên phong trong các trào lưu tiến bộ của nhân loại. Tuy nhiên, họ cố quên những chính sách, hành vi phi nhân khi đối xử với các dân tộc khác trong quá khứ.

Đối với họ, lợi nhuận đóng vai tṛ ưu tiên trong mối quan hệ quốc tế. Nạn buôn nộ lệ, chiếm lĩnh thuộc địa, thương mại bất chấp luân thường đạo lư kéo dài trong nhiều thế kỷ đă tạo hậu quả nghiêm trọng mà hiện nay một số quốc gia đă bắt đầu hành động. Hậu quả khó lường.

Hai vấn đề nổi bật hiện nay: Đại dịch Vũ Hán và Di dân.

Đại dịch SARS-CoV-2 xuất phát từ đâu và hậu quả tới nhân loại như thế nào?

Câu chuyện này vẫn chưa có câu trả lời thoả đáng dù cho tính đến ngày 26/03/2021 đă có hơn 2.7 triệu người chết trên toàn thế giới. V́ sao phải che đậy xuất phát điểm của kẻ giết người ?

Giới khoa học và dư luận thế giới vẫn gọi Cúm Tây Ban Nha, SARS Hồng Kông, Ebola Châu Phi, Zika Brazil. Cúm heo Bắc Mỹ lan khắp thế giới trong giai đoạn 1959-1983.

Tại sao Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải đặt tên Covid-19 phù hợp với chủ trương của Bắc Kinh để gieo tiền đề “SARS-CoV-2 không xuất phát từ Trung Quốc”.

Dù đă hơn một năm trôi qua mà Bắc Kinh vẫn không cho phép Nhóm chuyên gia WHO gồm 10 người được chấp thuận có cơ hội tiếp cận với những nguồn tin, số liệu ban đầu, vào các khu vực nghi ngờ cũng như gặp gỡ cư dân Vũ Hán. Họ chỉ được “chuyên gia nhà nước” cung cấp tin tức chọn lọc, hoặc chỉ tiếp xúc với dân chúng được chỉ định. Nhóm chuyên gia WHO cũng như báo chí bị chặn đường tới các hang dơi, hầm mỏ bỏ hoang!

Nhiều lần Tập Cận B́nh phản đối khi Donald Trump gọi tên Virus Vũ Hán hoặc Virus Trung Quốc, nhưng, không kết quả.

Tổng thống Joe Biden kư Sắc lệnh không được gọi Virus Vũ Hán hoặc Virus Trung Quốc như muốn che đậy nguồn gốc xuất phát SARS-CoV-2? Biden đă giúp Tập Cận B́nh nuốt cục giận. Nợ tiền có thể trả dứt, nhưng, nhận hối lộ tồn tại suốt đời.

Khoa học phải trung thực và chính xác không thể tồn tại khi bị chính-trị-hoá. Các quốc gia Tây Âu chỉ trích kịch liệt bất cứ quyết định nào chống Virus Vũ Hán. Nhưng, tỉ lệ tử vong ở Tây Âu cao hơn Hoa Kỳ và chỉ có Anh Quốc và Hoa Kỳ+Đức đă sản xuất thuốc chủng ngừa SARS-CoV-2 trước khi kết thúc năm 2020.

Theo trang Politico hôm 03/03/2021, cuộc điều tra dư luận của Keks CNC cho hay 51% dân Đức, 35% dân Pháp và 24% dân Thụy Điển đánh giá chương tŕnh tiêm vaccine của EU là “tồi tệ”. Tỉ lệ chủng ngừa ở Anh 34% , Mỹ 26%, Đan Mạch 12%.

Dù được cho là chống dịch tốt vào năm ngoái mà nay chỉ số ủng hộ Thủ tướng Đức, Angela Merkel đă tụt từ 48% xuống 23%, Chỉ số ủng hộ Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron là -16%.

Đại dịch Vũ Hán đă phơi bày vài chính trị gia Mỹ và Đức đă liên hệ lem nhem với Trung Quốc.

Thuốc chủng ngừa do Trung Quốc và Nga hấp tấp cho phép sử dụng đă không theo đúng quy tŕnh thử nghiệm khoa học, nhưng, vẫn được hai nước này sử dụng và xuất cảng. Đến hôm nay, Pháp vẫn chưa có thuốc chủng ngừa. Bá Linh định mua Sputnik V của Nga bị dư luận chỉ trích và chưa được Bộ Y tế chấp thuận.

WHO công khai ủng hộ Trung Quốc từ lúc phát hiện Virus Vũ Hán đến bây giờ liên quan đến che dấu dịch bệnh, nguồn gốc phát sinh, nhưng, Chủ tịch Tập Cận B́nh vẫn cam đoan Bắc Kinh đă rất minh bạch trong vụ này.

Các nghi vấn về SARS-CoV-2 trên thế giới chưa được giải đáp thoả đáng: Virus Vũ Hán xuất phát từ Chợ Hải sản Vũ Hán, từ thiên nhiên (động dơi, hầm mỏ bỏ hoang), Tiến sĩ Roland Wiesendanger ở Đức đă công bố báo cáo dài 100 trang về khả năng 99% virus xuất phát từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV) ở tỉnh Hồ Bắc bị WHO bác bỏ.

Hôm 10 tháng 7 năm 2021, Tiến sĩ Diêm Lệ Mộng làm việc tại Học viện Y tế Công cộng của Đại học Hồng Kông trốn sang Mỹ đă trả lời kênh Fox News “chính quyền Trung Quốc đă che giấu sự thật về dịch bệnh ngay từ khi họ biết “virus corona” mới có thể truyền từ người sang người.

Một số chính trị gia, truyền thông do mưu đồ chính trị, v́ lợi ích cá nhân, phe đảng đă thay trắng đổi đen nguồn gốc và cách đối phó với Đại dịch SARS-CoV-2 làm cho hàng triệu người thiệt mạng khắp thế giới, đẩy kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái và chia rẽ chính trị sâu sắc.

Hậu quả của buôn bán nô lệ và di dân?

Nhiều thế kỷ trước, buôn bán nô lệ là một xu thế phát triển của loài người. Do nhu cầu sản xuất, chiến tranh nên nô lệ được coi như một nhu cầu cần thiết để gia tăng tài sản, mở rộng biên cương.

Nhờ tŕnh độ phát triển khoa học, kỹ thuật nên các quốc gia Tây Âu làm chủ biển cả để lập thuộc địa ở khắp nơi dưới danh nghĩa “khai sáng văn minh” nhằm hai mục đích chính: mở rộng đế quốc và khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Châu Phi lạc hậu nhất nên vừa nghèo đói, vừa chiến tranh bộ lạc triền miên đă trở thành miếng mồi ngon cho các đế quốc Tây Âu. Các Tù trưởng cần súng đạn nên dùng nô lệ để đổi chác vũ khí và tiền mặt với các tay buôn nô lệ Tây Âu.

Thuộc địa của Bồ Đào Nha (Portugal) bao gồm Angola, Mozambique, Brazil, Cape Verde, Đông Timor cũng như các vùng của Ấn Độ.

Từ thế kỷ 15 đến 19, các tàu biển của Bồ Đào Nha đă chở gần 6 triệu người Châu Phi bị bắt làm nô lệ vượt Đại Tây Dương, nhiều hơn bất cứ Đế quốc Tây Âu nào. Các điền chủ Mỹ chỉ mua/bán nô lệ trong quốc gia nhằm phục vụ cho nhu cầu sản xuất.

Sau khi chế độ nô lệ bị băi bỏ tuần tự ở Hoa Kỳ và Châu Âu th́ những người gốc Phi Châu hoặc pha giống, hoặc Á Châu cũng lần lượt được thành công dân với quyền hạn ngày càng tăng. Hiến pháp của Hoa Kỳ năm 1788 bảo đảm quyền b́nh đẳng cho mọi công dân, không phân biệt màu da, sắc tộc. Thực tế, người da đen được nhiều ưu đăi trong học vấn, công việc. Vậy, Hoa Kỳ có kỳ thị chủng tộc như thế nào mà Mỹ-đen được ưu đăi hơn Mỹ-trắng?

Theo ḍng thời gian, các quốc gia Tây Phương đă thu nhận di dân tứ xứ. Bồ Đào Nha với dân số 10 triệu người mà các cộng đồng di cư Ba Tây (Brazil) chiếm 151,000 và Châu Phi 103,000.

Bộ trưởng B́nh đẳng, Rosa Monteiro than phiền t́nh trạng phân biệt chủng tộc tăng 50% lên tới 655 trường hợp vào 2020 từ các nhóm tội phạm như KKK khiến Hội đồng Châu Âu phải quan tâm.

Di dân trên thế giới trước khi Chủ nghĩa Cộng sản cầm quyền ở Nga năm 1912 thường t́m cách hội nhập vào xă hội mới v́ hai lư do: (1) Quê hương mới giàu đẹp và an ninh hơn nơi chôn nhau cắt rốn nên không tính chuyện hồi hương hoặc cưu mang toàn diện cho thân nhân ở quê cũ. (2) Họ chấp nhận đất mới như nơi để kiến lập gia đ́nh trường cửu nên mau chóng hội nhập vào xă hội mới.

Sau khi Liên Sô sụp đổ (1991) và Đệ tam Quốc tế đă bị ném vào sọt rác lịch sử th́ di dân từ các nước bị áp bức chính trị, đàn áp tôn giáo, phân biệt đối xử đă dùng mạng sống, hoặc bất cứ sở hữu cá nhân nào để làm công dân các quốc gia văn minh, giàu sang hơn nhằm quên đi những dấu tích hận thù giai cấp. Tuy nhiên, di dân đă chia thành hai nhóm rơ rệt: (1) Xin nhận nơi này làm quê hương nên ưa thích hiệu triệu của Tổng thống John Kennedy “đừng hỏi đất nước có thể làm ǵ cho bạn mà hăy hỏi bạn có thể làm ǵ cho quốc gia”. (2) Đến đất mới để hưởng thụ những tiện nghi sẵn có mà chẳng cần tốn mồ hôi, sức lực.

Lối sống nhàn cư vi bất thiện với th́ giờ rộng răi đă tham gia bất cứ hoạt động nào mà có thể kiếm thêm lợi ích mà không cần đầu tắt mặt tối. Lắm người c̣n kiếm được các chức vụ to như cái đ́nh làng. V́ thế, những lời kêu gọi hội nhập vào xă hội mới như gió thoảng qua tai. Mỗi người là một ông vua, mỗi nhóm cư dân là một quê cũ thu hẹp. Động tới là rao giảng chuyện dân chủ, tự do, b́nh đẳng. Bản thân họ không xây dựng được nền dân chủ, tự do, xă hội b́nh đẳng ở cố hương th́ lời rao giảng chỉ như gió thoảng ngang tai.

Đan Mạch đang xem xét một Dự luật nhằm giảm số cư dân “không phải gốc Phương Tây” ở những khu nghèo xuống dưới 30% tổng số nhân khẩu.

Dân số Đan Mạch có 5.8 triệu người mà nhóm “non-Western origin” đa số gốc Hồi giáo (Thổ Nhĩ Kỳ, Iraq, Somalia, Syria, Afghanistan, Pakistan, và Ấn Độ, Việt Nam chiếm 7% dân số.

Bộ trưởng Nội vụ, Kaare Dybvad Bek nhận xét t́nh trạng này có thể tạo ra các “xă hội song hành” cản trở hội nhập nên “Hơn 40% thất nghiệp, nhận trợ cấp; Hơn 60% ở độ tuổi lao động 39-60 không học hết cấp hai phổ thông; Tỷ lệ tội phạm cao gấp ba lần mức trung b́nh của cả nước; Thu nhập thấp hơn trung b́nh 55%.

Đề cao “dân chủ” quá mức có thể dẫn tới t́nh trạng lạm phát “vua” và “đế chế” trong một quốc gia.

Đại-Dương  

 

Trở lại