LIÊN HIỆP CHÂU ÂU: LỰC BẤT T̉NG TÂM

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Opinion: EU must be united on trade with China (DW)

Xi Jinping in Europe: A Tale of 2 Countries (DW)

Europe's Divided Approach to China and Human Rights (Diplomat)

Macron's mini-summit in Paris is a snub to Trump's trade policy (Guardian)

China's Italian advance threatens EU unity (Nikkei)

China, France sign US$45 billion of deals including Airbus order (SCMP)

Xi Jinping urges France to help build trust with China ahead of meeting with Germany and EU (SCMP)  

LIÊN HIỆP CHÂU ÂU: LỰC BẤT T̉NG TÂM

Đại-Dương

Trong chuyến công du Châu Âu từ 23/03/2019 đến 16/04/2019 của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh nhằm mục đích chia rẽ Liên hiệp Châu Âu vốn dĩ quá xộc xệch, đồng thời kéo EU đứng vào phe chống lại Hoa Kỳ.

Quá khứ lịch sử Châu Âu từng làm cho người ở Cựu Lục Địa không thể quên hào quang sáng chói mà tạo ra lắm thảm hoạ cho nhân loại: (1) Chủ nghĩa Đế quốc Thực dân Châu Âu kéo dài trong nhiều thế kỷ tương tự như Đế quốc Thực dân Trung Hoa. (2) Do tranh giành thuộc địa mà các cường quốc Châu Âu thường xuyên gây chiến ở Cựu Lục Địa, trên biển cũng như tại các châu lục khác. (3) Chiến tranh Thế giới Thứ nhất và Thứ hai xuất phát từ Châu Âu chỉ chấm dứt khi được Anh Quốc và Hoa Kỳ can dự. (4) Pháp Quốc và Đức Quốc không thể đơn phương thống trị nên hợp sức cai quản Liên Hiệp Châu Âu nhằm thực hiện tham vọng siêu cường ấp ủ.

Châu Âu núp bóng Hoa Kỳ để tránh hiểm hoạ từ Nga, nhưng, không muốn góp công sức và tiền bạc mà lại đ̣i hỏi được công nhận vai tṛ siêu cường. Tổng thống Pháp, Charles de Gaulle chỉ trích Hoa Kỳ, ve văn Liên Sô, nhưng, chẳng được Mạc Tư Khoa cư xử như một siêu cường ngang hàng. Tổng thống Emmnuel Macron bắt chước De Gaulle kêu gọi thành lập Quân đội Châu Âu hùng mạnh để khỏi phụ thuộc Hoa Kỳ cứ như kiểu nói của cậu bé chưa thoát khỏi ṿng tay mẹ!

Châu Âu chống đối quyết liệt việc Hoa Kỳ bố trí hoả tiễn Pershing II để đối đầu với hoả tiễn SS-20 của Liên Sô đặt sát biên giới Cựu Lục Địa. Liên Sô phải rút hoả tiễn đi và bắt đầu đàm phán với Hoa Kỳ (chứ không thèm nói chuyện với Pháp, Đức) dẫn tới sự sụp đổ của Liên Sô mà không tốn viên đạn nào.

Guồng máy quyền lực đồ sộ của Liên Hiệp Châu Âu ở Brussels mà để cho Tập Cận B́nh thiết lập Nhóm 16+1 (gồm 16 quốc gia Trung và Đông Âu) sẽ họp tại nước Croatia ngày 16/04/2019.

Tập Cận B́nh được Thủ tướng Ư Đại Lợi, Giuseppe Conte đón tiếp như một vị hoàng đế và chứng kiến lễ kư Biên bản Ghi nhớ để tham dự vào BRI. Liên Hiệp Châu Âu đă có 12 nước tham gia BRI, nhưng, Ư Đại Lợi và nước duy nhất trong G-7 tham gia làm cho niềm tin vào Trung Quốc gia tăng. Xuất cảng vào Hoa Lục chỉ chiếm 3% hàng xuất cảng của Ư Đại Lợi so với 7% của Đức v́ Đức xây dựng và duy tŕ mối quan hệ đặc biệt với Trung Quốc. Tể tướng Merkel chỉ trích Ư Đại Lợi xé lẻ.

Các nhà lănh đạo Châu Âu đă quên nhận định của Tướng Napoleon Bonaparte “Hăy để Trung Hoa ngủ yên, v́ nếu nó tỉnh dậy, thế giới sẽ rung chuyển”.

Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron, Tể tướng Đức, Angela Merkel, Chủ tịch Ủy Ban Châu Âu, Jean-Claude Juncker cùng tề tựu về Ba Lê để nghinh đón Chủ tịch Trung Quốc, Tập Cận B́nh hôm 26/03/2019 đă phơi bày sự lúng túng của EU.

Thứ nhất, dư luận báo chí ở Châu Âu trước chuyến thăm của Tập Cận B́nh đă nêu bật hai vấn đề quan trọng: (a) Các cường quốc Âu Châu đă đánh giá sai tham vọng vô bờ của Trung Quốc nên để cho các doanh nghiệp làm ăn tại Hoa Lục bị chèn ép, bị buộc phải chuyển giao kỹ thuật. Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (OMPI) thông báo Hoa Vi (Huawei) đứng đầu danh sách xin cấp bằng sáng chế, ZTE của Trung Quốc xếp thứ năm. Báo Le Monde của Pháp viết “Con đường tơ lụa ảo (mạng lưới 5G) mới là mũi nhọn của cuộc tấn công từ Trung Quốc mà Hoa Vi là cánh tay vũ trang. Cần phải sáng suốt trước con quái thú công nghiệp muốn nuốt sống những người cạnh tranh”. (b) Ủy Ban Châu Âu đă công bố tài liệu hôm 12/03/2019 gọi Trung Quốc là “đối thủ hệ thống” được báo chí coi là “thức tỉnh”. Macron cũng tuyên bố “Con đường tơ lụa mới không thể là dự án bá quyền, làm cho các quốc gia mà con đường này chạy qua trở thành chư hầu của Trung Quốc”. Dư luận bất ngờ khi chứng kiến “Macron, Merkel, Junker” thoả thuận với chiến lược chia rẽ và thống trị EU của Tập Cận B́nh.

Thứ hai, lănh đạo của EU và Trung Quốc tuyên bố sẽ duy tŕ chủ nghĩa đa phương và chỉ trích Tổng thống Donald Trump áp dụng chính sách đơn phương dựa sự ngộ nhận: (a) Chủ nghĩa đa phương cần một hệ thống luật pháp quốc tế để duy tŕ. Thực tế, Bắc Kinh không hề tôn trọng luật pháp quốc tế đă kư kết trong mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hoá, quân sự, an ninh. Hoa Thịnh Đốn bảo vệ lợi ích quốc gia trên nền tảng luật pháp quốc tế. Ngược lại, Bắc Kinh bảo vệ lợi ích bằng luật pháp của Đảng Cộng Sản. (b) Bắc Kinh chủ trương đàm phán riêng rẽ từng quốc gia để có thể gia tăng áp lực và không hề có ư niệm về chủ nghĩa đa phương mà tối hậu là bá quyền. Tờ DW ngày 26/03/2019 chỉ trích Tể tướng Merkel “ngây thơ để Bắc Kinh hạn chế người Châu Âu tiếp cận thị trường Hoa Lục trong khi tiếp tục mở cửa cho Trung Quốc vào thị trường Châu Âu”. Merkel đề nghị Trung Quốc và Đức sẽ hợp sức cải cách Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), nhưng, thừa nhận phái do bộ ba Trung Quốc-EU-Hoa Kỳ và ủng hộ vai tṛ duy tŕ nền trật tự toàn cầu của Hoa Kỳ.

Thứ ba, Tập Cận B́nh nói với Macron, Merkel, Junker “Sáng kiến Con đường và Vành đai đă làm phong phú hệ thống đa phương của thế giới nên chúng tôi mời Pháp tham gia”. Merkel và Junker cũng có cái nh́n tích cực hơn. Mục đích của BRI: (a) Thiết lập hệ thống rút ngắn thời gian vận tải hàng hoá từ Hoa Lục sang các thị trường Châu Á, Âu, Phi. (b) Đột nhập vào guồng máy chính trị và định chế quốc gia của đối tác. (c) Thiết lập vành đai chiến lược quân sự. (d) Phản ứng của Sri Lanka, Pakistan, Mă Lai Á cùng nhiều nước đă tham gia BRI ngày càng căng thẳng v́ 80% dự án do nhà thầu Trung Quốc thực hiện đều dẫn tới bẫy nợ.

Thứ tư, Tập Cận B́nh Tập kêu gọi Trung Quốc và EU bỏ ra phía sau, nh́n về phía trước để tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực như năng lượng hạt nhân, hàng không vũ trụ, hàng không, và các lĩnh vực truyền thống khác ngoài việc thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực mới nổi bao gồm đổi mới khoa học và công nghệ, nông nghiệp, tài chính. (a) Sự hợp tác mà bỏ quên bài học quá khứ sẽ bị lập lại lỗi lầm cũ. (b) Bắc Kinh thống trị Châu Âu cần phải tách Cựu Lục Địa khỏi ảnh hưởng của Hoa Kỳ. (c) Hợp tác với EU th́ Bắc Kinh có được công nghệ tiên tiến mà không tốn sức nghiên cứu. EU sẽ c̣n lại ǵ để mặc cả với Trung Quốc?

Chuyến công du Châu Âu của Tập Cận B́nh từ 21/03/2019 đă gặt lấy các thành quả quan trọng: Kéo Pháp, Đức, Brussels xa dần Hoa Kỳ. Buộc Pháp, Đức, Brussels vào chiếc cổ xe chiến lược của Tập Cận B́nh. Tạo một sự chia rẽ chính trị nghiêm trọng trong nội bộ EU.

Đại-Dương    

Trở lại