Làm sao cắt được ṿi bạch tuộc của Nga đang vươn tới phương Tây ?

Trọng Nghĩa

 

Các tạp chí lớn tại Pháp tuần này đều dành trang b́a cho các chủ đề mang tính chất xă hội và gắn với Pháp. Riêng tuần báo Anh The Economist đă khai thác một đề tài chính trị nóng bỏng : Nước Nga của Putin đang len lỏi vào các nền dân chủ phương Tây như thế nào. Trên trang b́a là h́nh vẽ một con bạch tuộc - với cái đầu mang dáng dấp của tổng thống Nga - đang vung vẩy những chiếc ṿi. Bên trên bức h́nh là tựa lớn : « Kẻ khuấy động » bên trên hàng tiểu tựa giải thích : « Cách nước Nga đe dọa các nền dân chủ phương Tây ».

Ở bài viết bên trong, The Economist đă nhắc lại sự kiện, Chính phủ Nga trong tuần đă lại phủ nhận cáo buộc là họ đă xen vào để lũng đoạn cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2016. Lời cải chính được đưa ra sau khi Robert Mueller, công tố viên đặc biệt phụ trách điều tra ảnh hưởng của Nga trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ năm 2016, đă công bố bản cáo trạng nhắm vào 13 công dân Nga, nêu chi tiết về những ǵ các bị cáo này đă làm thông qua mạng xă hội để t́m cách gây ảnh hưởng lên cuộc bầu cử Mỹ.

Trong bài xă luận, tuần báo Anh trước hết nhắc lại rằng : Vào cuối thập niên 1980, khi Mikhail Gorbachev phát động phong trào perestroika, Nga đă ḥa dịu với phương Tây. Người ta đă tưởng rằng hai bên đều sẽ từ bỏ ư muốn lật đổ đối phương bằng những lời dối trá và những lập luận hoang tưởng theo kiểu chiến tranh lạnh. Thế nhưng, qua cáo trạng của công tố viên đặc biệt Robert Mueller nhắm vào 13 người Nga công bố ngày 16 tháng 2, th́ quả là người ta đă lầm.

Ông Mueller cáo buộc rằng vào năm 2014, Nga đă bắt đầu âm mưu chống lại nền dân chủ Mỹ, và ông tin rằng ông có đủ bằng chứng để bác bỏ trước ṭa án những lời phủ nhận của Nga. Vladimir Putin đă bật đèn xanh cho chiến dịch đó, có lẽ v́ nghĩ rằng cơ quan CIA của Mỹ đang kích động một cuộc nổi dậy ở Ukraina. Tổ chức mang tên Cơ Quan Nghiên Cứu Internet (Internet Research Agency – IRA) , được một nhà tài phiệt thân điện Kremlin hậu thuẫn, đă thành lập một nhóm « chuyên gia xuyên tạc » - mà giới tin học gọi nôm na là internet troll - một hệ thống thanh toán chi phí và các danh tính giả, mục tiêu là đào sâu hố chia rẽ tại Mỹ, để rồi sau đó tác động đến cử tri để dồn phiếu từ bà Hillary Clinton sang cho ông Donald Trump trong cuộc bầu cử năm 2016.

Châu Âu cũng là đối tượng bị lũng đoạn: Nga bị nghi là đă tài trợ cho các chính trị gia cực đoan, đă thâm nhập vào các hệ thống máy tính để đánh cắp thông tin, đă tổ chức những cuộc biểu t́nh và loan truyền tin thất thiệt. Và ở châu Âu cũng thế, mục tiêu là kích động, khoét sâu chia rẽ trong xă hội.

Ba bài học kinh nghiệm

Đối với The Economist, rất khó mà biết chính xác là Nga đă thành công đến đâu, nhưng các âm mưu của họ làm dấy lên nỗi quan ngại về những điểm yếu trong các nền dân chủ phương Tây, với ba bài học cay đắng cần rút ra.

Trước tiên hết, đó là việc các mạng xă hội hiện nay là một công cụ hiệu quả hơn so với các kỹ thuật dựng chuyện hay mua chuộc nhà báo hồi những năm 60. Sử dụng Facebook để phát hiện, chiêu mộ ủng hộ viên, và hoàn thiện các khẩu hiệu ăn khách nhất không tốn kém bao nhiêu. Với một chút khéo léo, ta có thể lôi kéo cả hệ thống vào việc tán dương, ủng hộ các bài đăng của ḿnh. Và nếu đánh cắp được dữ liệu máy tính của các định chế lớn như đảng Dân Chủ Mỹ, như người Nga đă làm, ta có ngay cả một mạng lưới để phát tán thông tin.

Bài học thứ hai là chiến dịch của Nga đă khai thác được sự chia rẽ ở Mỹ, kích động vấn đề chủng tộc, xúi giục cử tri da đen xem bà Clinton như kẻ thù và ở nhà không đi bỏ phiếu, khơi dậy nỗi bực tức của người da trắng... Sau chiến thắng của ông Trump mà nó đă cố gắng góp phần, nó lại tổ chức một cuộc biểu t́nh chống Trump ở Manhattan. Và mới đây, ngay sau vụ thảm sát bằng súng tại trường Parkland, các robot tin học của Nga bắt đầu lao vào cuộc tranh căi về kiểm soát súng đạn. Người châu Âu, ở một mức độ ít hơn, cũng bị chia rẽ, đặc biệt là ở Anh Quốc với vụ Brexit. Chính các chia rẽ tiềm ẩn trong các nền dân chủ phương Tây đă khiến họ sẽ bị lũng đoạn.

Bài học quan trọng nhất là phản ứng của phương Tây trước cuộc tấn công của Nga rất yếu, trái ngược với thời kỳ Chiến Tranh Lạnh trước đây. Tại Mỹ, cả hai tổng thống đều thất bại trong cách đối phó.

Barack Obama rất đau đớn trước những bằng chứng về sự can thiệp của Nga, nhưng lại tự kềm chế trong việc áp đặt lệnh trừng phạt. Có lẽ v́ ông cho rằng ông Trump chắc chắn sẽ thất cử, nên không muốn tạo ra những nghi ngờ rằng ông cố t́nh tác động vào kết quả. Đối với The Economist, nhận định đó của ông Obama là một sai lầm nghiêm trọng.

C̣n thất bại của ông Trump th́ xuất phát từ cách nh́n của ông về vụ việc. Lẽ ra ông phải lên tiếng chống lại ông Putin và bảo vệ Mỹ chống lại thái độ thù địch của Nga. Thế nhưng thay vào đó, dưới tác động của một số người trong đảng Cộng Ḥa, ông lại ra sức hạ uy tín các cơ quan điều tra âm mưu của Nga, và hàm ư muốn sa thải ông Mueller hoặc những người bảo vệ ông tại Bộ Tư Pháp Mỹ, tương tự như việc ông cách chức James Comey người đứng đầu FBI...

Châu Âu phải năng động đối phó

Theo tuần báo Anh, các bài học kể trên cho thấy là để phá được âm mưu của Nga, các nền dân chủ phương Tây cần phải năng động hơn.

Giới lănh đạo phương Tây phải t́m cách khôi phục ḷng tin nơi cử tri. Điều đó đ̣i hỏi trước tiên hết là sự minh bạch. Châu Âu cần mở thêm nhiều cuộc điều tra chính thức, với người phụ trách có thẩm quyền như ông Mueller. Luật về các khoản tài trợ cho các chính đảng cũng cần được siết chặt, để xác định rơ là ai đă trao tiền cho ai. Và các phương tiện truyền thông xă hội cần phải được mở ra cho giám sát, để bất cứ ai cũng có thể xác định được ai là những người đang trả tiền cho các thông tin quảng cáo, và để cho giới chuyên gia nghiên cứu có thể dễ dàng lột mặt nạ kẻ gian.

Bên cạnh đó, phải có hành động đối kháng cụ thể, bắt đầu từ cấp lănh đạo cao nhất. Thủ tướng Đức Angela Merkel chẳng hạn, đă thành công khi cảnh cáo ông Putin rằng sẽ có hậu quả nếu ông can thiệp vào các cuộc bầu cử ở Đức. Tại Pháp, Emmanuel Macron đă làm nản ḷng các hacker Nga bằng cách tạo ra các thư điện tử giả mạo để lẫn trong số những bức thư thực sự, khiến cho những kẻ đánh cắp bị mất uy tín khi tiết lộ thông tin sai lệch. Báo chí Phần Lan th́ cùng nhau hợp tác để thanh lọc tin tức giả mạo và chỉnh lại những thông tin sai lạc.

Tuy nhiên, khả năng chống đỡ có phần dễ dàng hơn đối với Đức, Pháp và Phần Lan, nơi niềm tin của người dân nơi chính quyền trung ương cao hơn ở Mỹ. Nhưng đó cũng là lư do tại sao mà Hoa Kỳ cần trả đũa và dằn mặt Nga trong vụ này... Giới lănh đạo đảng Cộng Ḥa tại Quốc Hội Mỹ đang đẩy đất nước vào con đường thất bại : Ít ra họ cũng nên tổ chức các buổi điều trần khẩn cấp để bảo vệ Mỹ chống lại các mưu toan lũng đoạn trong các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ. Cho đến lúc này, tổng thống Trump vẫn khăng khăng đổ lỗi cho FBI và đảng Dân Chủ, thể như là Mỹ không c̣n tin rằng nền dân chủ xứng đáng được bảo vệ.

Trở lại