Liên Âu Đối Đầu Trung Cộng

Vi Anh

 

Chánh trị gia Âu Mỹ có lúc sai lầm TC, nay đă thức tỉnh thấy TC là mối nguy muốn bành trướng qua Liên Âu.

Sau Chiến tranh lạnh, chính khách Liên Âu lấy tiền thuế của nhân dân, lấy sáng kiến, phát minh  tâm huyết của nhân dân ḿnh đem giúp cho TC trổi dậy. TC vươn lên thành đối thủ đáng gờm của Âu Mỹ. Mấy chục năm sau TC nên vóc nên h́nh trở thành đệ nhị siêu cường thế giới. TC muốn khống chế Âu Mỹ. Mỹ đă đối đầu TC trước. Măi cả chục năm sau Liên Âu mới thấy ra có thể “chết bởi TC”. Nhưng khi Liên Âu khôn ra, thấy được TC th́ con chồn TC đă no nóc nhưng nó không chạy trốn mà chui sâu vào Liên Âu, vào nước Ư đại lợi, khiến Liên Âu chống đối thêm khó khăn và phần nào bị chia rẽ.

Dù trễ c̣n hơn không, Liên Âu bắt đầu chống TC đă ăn của Liên Âu mà c̣n đá bát hại Liên Âu nữa. Tin đài phát thanh quốc tế Pháp RFI loan tải, “Hôm nay, 26/03/2019,
ba lănh đạo quan trọng nhất của châu Âu, tổng thống Pháp Emmanuel Macron, thủ tướng Đức Angela Merkel và chủ tịch Ủy Ban Châu Âu Jean-Claude Juncker họp với chủ tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh tại Paris…” để chứng tỏ “theo nhận định của hăng tin AFP, sự “đoàn kết châu Âu thành một khối để đối đầu với Trung Quốc, một quốc gia mà kể từ nay Ủy Ban Châu Âu xem là một «đối thủ mang tính hệ thống».

Trước đó hôm 19-03-2019,  Liên Âu cho phép Liên Hiệp Âu Châu «khép cửa» các dự án sử dụng tài chính công của châu Âu đối với những doanh nghiệp nước ngoài nào thuộc những nước cũng khép cửa  với Âu châu. Qui định này đáp trả Trung Quốc đă từ lâu dựng lên nhiều rào cản, như buộc phải có trụ sở tại nước sở tại hay như phải thành lập doanh nghiệp liên doanh hoặc phải chuyển nhượng kỹ thuật khi làm ăn ở TQ. Kết quả là các doanh nghiệp châu Âu chỉ có được 10 tỷ euro hợp đồng mỗi năm ngoài Liên Hiệp.

Báo Les Echos cho biết quyết tâm củng cố các công cụ pháp lư để pḥng vệ này của Liên Âu gặp không ít phản đối từ nội bộ. Nhiều thành viên Nam Âu và Trung Âu phản đối mạnh mẽ v́ lo ngại mất đi nguồn đầu tư Trung Quốc mà họ cho là quư giá, có thể lấp khoảng trống trong đầu tư của Âu châu.

 Đó là chưa nói nước Ư đi trực tiếp với TC, trong việc nhận làm đầu cầu cho chiến lược Một Vành Đai, Một Con Đường của TC.
Ư không tham khảo với Liên Âu, không bàn bạc với Liên Âu dầu Ư là thành viên chánh thức của tổ chức Liên Âu. Việc TC chui vào Ư tạo sự chia rẽ trong nội bộ Liên Âu.

TC c̣n làm hại Liên Âu về kinh tế, thương mại như Mỹ đă từng báo động đỏ qua quyển sách “Chết Bởi TQ”. Báo Les Echos chuyên về kinh tế của Pháp báo động «Tệ buôn hàng nhái không ngừng gia tăng» mà TC là chế độ đứng đầu tuồn hàng qua Liêu Âu. Theo số liệu của Tổ Chức Hợp Tác và Phát Triển Kinh Tế (OCDE), nạn kinh doanh hàng nhái lên đến 510 tỷ đô la trong năm 2016, chiếm đến 3,3% thương mại toàn cầu. OCDE cho rằng hiện tượng này không những không ngừng lan rộng tầm mức, mà có khả năng đă bị đánh giá thấp.

TC làm và tuồn hàng nhái đủ các loại, đủ các ngành qua Liên Âu: từ giầy dép, mỹ phẩm, đồ chơi cho đến cả các linh kiện rời, các sản phẩm hóa chất và tin học như điện thoại, pin, qua cả những ḍng sản phẩm thời trang cao cấp… Điều làm cho OCDE lo lắng nhất là hiện tượng làm nhái thuốc men, thực phẩm, nước giải khát và trang thiết bị y khoa có thể gây ra nhiều rủi ro nghiêm trọng cho sức khỏe và an ninh công cộng. Theo bảng xếp hạng của OCDE, Trung Quốc đứng đầu bảng các quốc gia xuất cảng hàng nhái. Hồng Kông xếp hạng hai trên Thổ Nhĩ Kỳ, và Singapore. Các quốc gia nạn nhân chủ yếu là các nước giầu, như Hoa Kỳ (24%), Pháp (16,6%), Ư (15,1%), Thụy Sĩ (11,2%) và Đức (9,3%).

Liên Âu bây giờ đă thấy nguy cơ chết v́ chiến lược bành trướng, tham vọng bá quyền của TC. Tờ nhật báo lớn của Pháp Le Monde ghi nhận, sau bốn thập kỷ mở cửa phát triển kinh tế làm đảo lộn khung cảnh thế giới, gần đây «trên trường quốc tế, Trung Quốc ngày càng thể hiện một bộ mặt đ̣i hỏi hống hách…». Thái độ đó khiến Hoa Kỳ khó chịu phải ra tay. Bằng chứng là các cuộc đối đầu giữa Washington và Bắc Kinh trên hồ sơ thương mại cũng như các vấn đề khác đang diễn ra. Đó là lời khen quư hiếm ít khi báo Pháp dành cho chánh quyền TT Trump.

C̣n về phần Liên Âu, Le Monde trong bài xă luận cho rằng Âu châu «ở thế trên đe dưới búa, bản thân châu Âu cũng là mục tiêu của các tham vọng Trung Quốc». Xă luận Le Monde nhấn mạnh,
«Liên Hiệp phải bày tỏ một chính sách chung đối với Trung Quốc, gắn lợi ích công nghiệp với vấn đề an ninh».

Trong khi đó để đối phó với Trung Quốc các nước thành viên trong Liên Hiệp Châu Âu lại hành động tản mát. Trung Quốc khai thác sự chia rẽ đó. Một thí dụ mới nhất:
Ư vừa trở thành nước đầu tiên trong nhóm G7 đă sẵn sàng chấp nhận dự án «con đường tơ lụa mới» của Trung Quốc khiến Bruxelles rất bực bội.

C̣n Pháp th́ cảm nhận và thấy rơ bị TC thọc vào  sân sau là  Phi Châu. Pháp ư thức rơ đó là mối nguy cho nước Pháp. Báo Le Figaro có bài tổng thống Pháp «Macron đến Djibouti để ngăn chặn ảnh hưởng ngày càng lớn của Trung Quốc». Đă 9 năm nay chưa một vị tổng thống Pháp nào tới Djibouti, một đối tác lịch sử của nước Pháp. Dù là một quốc gia nhỏ bé, chỉ rộng 23.000 km2 và 900 ngàn dân, nhưng Djibouti có một vị trí chiến lược quan trọng v́ nằm trên trục giữa Địa Trung Hải và Ấn Độ Dương, có các tuyến đường hàng hải trọng yếu như kênh Suez, eo biển Malacca, hay Bab el-Mandeb.

Nhưng điều quan trọng hơn mà Le Figaro nêu ra đó là: «đà gia tăng ảnh hưởng của Trung Quốc tại Djibouti». TC đă dùng bẫy nợ để siết đất làm một «trại lính thế giới» với việc đặt tại Djibouti căn cứ quân sự đầu tiên của họ ở nước ngoài có khả năng đồn trú cho 10 ngàn quân và họ c̣n dự tính làm thêm căn cứ thứ 2 tại đó.

Tháng trước bộ trưởng Bộ Quân Lực Pháp, Florence Parly, cùng tháp tùng tổng thống Macron tới Djibouti lần này, đă tuyên bố:
«Chúng tôi quyết tâm ngăn chặn sự gia tăng ảnh hưởng (Trung Quốc)». Djibouti cũng là nơi có căn cứ quân sự chính của Pháp tại Châu Phi. Djibouti cũng là nước duy nhất của Phi châu có thỏa thuận quốc pḥng với Pháp. Chuyên gia Pierre Razoux, Giám đốc Viện nghiên cứu thuộc Trường Quân sự Pháp (Irsem) được Le Figaro trích dẫn, khẳng định: «Điều trọng yếu với Pháp là phải giữ lại sự hiện diện quân sự tại Djibouti để bảo đảm an ninh eo biển Bab el-Mandeb».

Le Figaro nhận định:
«Emmanuel Macron, cùng đi có nhiều lănh đạo doanh nghiệp, dường như quyết tâm không để Djibouti đối mặt tay đôi Trung Quốc».

Tương tự như với Djibouti, Ethiopia đang mong muốn đa dạng hóa các mối quan hệ để không bị lệ thuộc duy nhất vào người Trung Quốc. Tại Addis-Ababa, bộ trưởng Bộ Quân Lực Florance Parly sẽ kư thỏa thuận quốc pḥng, tăng cường hợp tác để thành lập binh chủng hải quân cho Ethiopia, dù nước này không có biển, theo Le Figaro./. (VA)

Trở lại