Mô h́nh trái ngược với thế giới tự do

Nhưng theo Les Echos, nếu tin rằng người khổng lồ châu Á có khả năng đóng vai tṛ lănh đạo thế giới mà người Mỹ bỏ lại, có vẻ thiếu thực tế. Nhà nghiên cứu François Godement của think tank European Council on Foreign Relations nhận định : « Mô h́nh quản lư của Bắc Kinh về cơ bản không tương hợp với trật tự thế giới tự do. Trung Quốc chọn lựa khi nào cam kết, khi nào rút lui », tùy theo lợi ích của ḿnh.

Về thương mại, Trung Quốc muốn xuất hiện như một tín đồ của tự do mậu dịch, nhưng lại đóng cửa thị trường nội địa với các công ty nước ngoài. Về khí hậu, Bắc Kinh đổi sang thái độ bảo vệ môi trường không phải v́ muốn ủng hộ chủ trương của thế giới, mà v́ áp lực trong nước : không c̣n có thể làm ngơ trước sự bất b́nh ngày càng tăng của dân chúng về đại dịch ô nhiễm.

Tương tự, Trung Quốc tham gia tích cực hơn vào lực lượng ǵn giữ ḥa b́nh Liên Hiệp Quốc, nhưng lại mắt lấp tai ngơ trước việc giúp đỡ người tị nạn hay can thiệp quân sự vào Libya hay Syria. Chuyên gia François Godement nhấn mạnh, nhất là Bắc Kinh không ngần ngại « bác bỏ thẳng thừng các quy định quốc tế nếu bất lợi cho ḿnh tại khu vực », như đă chứng tỏ vào năm ngoái, khi kiên quyết không chấp nhận phán quyết của Ṭa án Trọng tài Thường trực La Haye về Biển Đông.

Bắc Kinh tiếp tục độc hành, từ chối bị trói tay bởi các hiệp ước quốc tế mang tính ràng buộc. Chẳng hạn hiệp định RCEP do Trung Quốc đề nghị thấp hơn hẳn so với TPP, vốn không chỉ giới hạn ở hàng rào thuế quan mà c̣n cả các tiêu chuẩn về lao động, môi trường, sở hữu trí tuệ. Ảnh hưởng đang lên của Trung Quốc cũng không khiến cho các nước láng giềng lấy làm vui.

Và, phía sau những nụ cười ngoài mặt, việc Trung Quốc và Liên Hiệp Châu Âu không thể thỏa thuận được về một thông cáo chung sau hội nghị thượng đỉnh Bruxelles mới đây, đă nói lên rất nhiều về những bất đồng dai dẳng. Viễn cảnh một bộ đôi Châu Âu-Trung Quốc lấp được khoảng trống do Hoa Kỳ bỏ lại, không phải là ngày một ngày hai.

Bắc Kinh c̣n phải mất một thời gian dài cho tham vọng quốc tế của ḿnh. Ưu tiên hiện nay phải dành cho việc duy tŕ tăng trưởng kinh tế trong nước. Và như vậy, Hoa Kỳ không c̣n lănh đạo thế giới không có nghĩa là Trung Quốc bỗng chốc vọt lên thành đại cường số một hành tinh.

Trở lại