Ngày 11 tháng 11 một trăm năm trước

Đỗ Quân

Năm 1918, các nước đồng minh trong Thế chiến I và Đức quốc kư thỏa thuận đ́nh chiến tại Compiègne, Pháp, đ́nh chỉ các hoạt động thù nghịch ở Mặt trận phía Tây. Thỏa hiệp này có hiệu lực vào giờ thứ mười một của ngày thứ mười một trong tháng thứ mười một của năm đó. Tuy nhiên, các mặt trận khác, đặc biệt là các mặt trận trên lănh thổ của Đế quốc Nga trước đây và một phần của Đế quốc Ottoman cũ vẫn c̣n tiếp diễn.
Nhiều nước sau đó đă chọn ngày này làm Ngày Tưởng nhớ – Remembrance Day, để tưởng niệm các chiến binh của cả hai bên đă bỏ ḿnh trong cuộc đại chiến này.
Hàng năm, cứ đến ngày này, tại các nghĩa trang trên nhiều quốc gia ở Âu châu và các quốc gia thuộc Khối thịnh vượng chung Anh quốc, một buổi lễ long trọng được tổ chức.
Remembrance Day, mặc dù xuất phát từ cùng một gốc, đă mang nhiều tên khác nhau ở các quốc gia: Armistice Day (Ngày Đ́nh chiến), Veterans’ Day (Ngày Cựu chiến binh), Remembrance Day (Ngày Tưởng niệm), Poppy Day (Ngày Hoa Anh túc).
Ở Canada, đúng vào lúc 11 giờ 11 phút của ngày 11 tháng 11, tất cả mọi sinh hoạt trên đất nước đều ngưng lại trong hai phút để mọi người tưởng nhớ đến những người đã hy sinh trong các cuộc chiến tranh, trong sứ mạng gìn giữ hòa bình, và các cựu chiến binh. Lest we forget, câu châm ngôn của dịp tưởng nhớ này là “Kẻo lỡ chúng ta quên”.
Tuy nhiên, năm nay, trong những sinh hoạt và nghi thức kỷ niệm ngày 11 tháng 11 sẽ có một điểm sự khác lạ.
Ngày 11 tháng 11 năm 2018 đánh dấu đúng 100 năm ngày kết thúc của cuộc chiến tranh lớn nhất và tàn bạo nhất trong lịch sử tính đến đầu thế kỷ 20.
Chuông ở khắp Âu châu ngày 11 tháng 11 năm nay sẽ đổ vang để lập lại tin mừng: Chiến tranh đã kết thúc. Đến lúc trở về nhà.
Riêng ở Canada, khi mặt trời của ngày 11 tháng 11 năm 2018 bắt đầu lặn, người dân cả nước sẽ nghe chuông đổ báo một thông điệp mới: Chúng ta sẽ nhớ đến họ.
Royal Canadian Legion (RCL), một tổ chức bất vụ lợi để vinh danh và hỗ trợ các cựu chiến binh của quốc gia đã cộng tác với chính phủ Liên bang để tổ chức sự kiện Bells of Peace trên toàn quốc.
Đúng 4 giờ 56 phút ngày 11 tháng 11 năm nay, tiếng chuông hòa bình sẽ vang lên ở khắp mọi miền đất nước.
Chuông ở các tòa thị chính và các thánh đường sẽ đồng loạt đổ 100 tiếng chuông, mỗi tiếng cách nhau đúng năm giây.

Sơ lược Thế chiến thứ Nhất
Trước khi cuộc chiến tranh bắt đầu, ở Âu châu đã có hình thành hai khối.
Một khối bao gồm ba đế quốc Anh – Pháp – Nga, thường được gọi là khối Triple Entente (Liên hiệp ba nước đồng thuận). Khối kia cũng là một liên minh gồm 3 quốc gia Đức – Áo – Hung, có tên là Triple Alliance (Liên minh ba nước). Khối này còn có tên là Central Powers (các cường quốc trung tâm), có mặt nước Ý, nhưng Ý giữ trung lập cho đến năm 1915, khi họ nhảy sang khối Triple Entente.
Ngày 28 tháng 6 năm 1914, sự kiện được coi là làm bùng nổ Thế chiến I diễn ra. Đại công tước Franz Ferdinand, người thừa kế của đế quốc Áo-Hung, cùng vợ ông đă bị Gavrilo Princip, một người Serbia bắn chết ở Sarajevo, Bosnia. Ferdinand lúc đó đang đi thanh sát lực lượng vũ trang hoàng gia của ở Bosnia và Herzegovina, bất chấp sự đe dọa của những người Serbia theo chủ nghĩa dân tộc Serbia, muốn vùng đất này – nằm trong tay đế quốc Áo – Hungary, gia nhập quốc gia Serbia mới độc lập. Áo-Hungary đổ trách nhiệm cho Serbia về vụ tấn công này và muốn tuyên chiến với Serbia, với ý định đập tan cuộc tranh đấu của nhóm dân tộc Slav. Tuy nhiên, vì Nga ủng hộ Serbia, Áo-Hung tạm tŕ hoăn việc tuyên chiến để chờ vua Đức, Hoàng đế Wilhelm đệ Nhị cam kết Đức sẽ ủng hộ họ trong trường hợp Nga can thiệp.
Một tháng sau, Áo – Hungary tuyên chiến với Serbia và bắt đầu pháo kích Belgrade, thủ đô của Serbia. Nga lập tức điều động quân đội để đánh Áo – Hungary. Pháp, liên minh với Nga, bắt đầu động viên quân đội vào ngày 1 tháng 8. Pháp và Đức tuyên chiến với nhau vào ngày 3 tháng 8. Sau khi băng qua Luxembourg trung lập, quân đội Đức xâm chiếm Bỉ vào đêm 3-4 tháng 8. Anh quốc, đồng minh của Bỉ lâp tức tuyên chiến với Đức.
Lúc đầu, người dân châu Âu ở các nước tham chiến đều lạc quan. Hầu hết đều cho rằng phe của họ sẽ nhanh chóng chiến thắng. Trong số những quốc gia tham chiến đầu tiên, Đức là nước đă chuẩn bị tốt nhất cho chiến tranh. Đức nhanh chóng chiếm Luxembourg, băng qua Bỉ – quốc gia trung lập, để đánh thẳng miền bắc nước Pháp. Với chiến lược này của Kế hoạch Schlieffen, Đức sẽ sớm loại trừ Pháp trong lúc Nga bị vướng với quân đội Áo-Hung.
Tuy nhiên, sau những chiến thắng ở gần biên giới, quân Đức đã bị Pháp chặn lại khi gần đến Paris. Trong trận sông Marne đẫm máu vào tháng 9 ở gần Paris, Liên quân Pháp – Anh đã cầm chân được quân Đức. Chỉ đến cuối năm 1914 đã có hơn một triệu binh sĩ thuộc nhiều nước đă bị giết trên chiến trường châu Âu, và cả phe Đồng minh lẫn Liên minh đều không có hy vọng chiến thắng. Ở mặt trận phía tây – cuộc chiến đấu đã trở thành chiến tranh chiến hào, kéo dài cho đến ngày cuối của cuộc thế chiến, với những tổn thất lớn về nhân mạng ở cả hai phe vì bom đạn và bệnh tật .
Năm 1915, phe Đồng minh đã cố gắng phá vỡ sự bế tắc này bằng cách đổ bộ vào Thổ Nhĩ Kỳ, nước gia nhập khối Liên minh vào tháng 10 năm 1914, nhưng sau những thiệt hại nặng, lực lượng Đồng minh bỏ cuộc, rút lui vào đầu năm 1916. Cùng năm đó. Anh và Đức đã mở những cuộc tấn công lớn dọc theo mặt trậm phía tây, nhưng không bên nào đạt được một chiến thắng quyết định. Ở phía đông, Đức đã thành công hơn, và quân đội Nga thiếu tổ chức bị thiệt hại khủng khiếp. Những thiệt hại của Nga đã là một trong các nguyên nhân thúc đẩy sự bùng nổ của cuộc Cách mạng Nga năm 1917. Đến cuối năm 1917, những người Bolshevik đă chiếm được quyền lực ở Nga và lập tức đàm phán ḥa b́nh với Đức. Ngày 3 tháng 3 năm 1918, Nga ký riêng với Đức hoà ước Brest-litovsk.
Sau khi Nga chịu thua, bỏ cuộc, ở đầu năm 1918, Đức đă ở thế thượng phong và chuẩn bị cho chiến thắng. Lập tức, Đức mở màn “Chiến dịch Michael”, đẩy quân Anh lùi xa qua chiến trường Somme. Tuy nhiên, kế hoạch của Đức đã thất bại khi Anh và Pháp phản công. Ở chiến trường trên biển, Hải quân Đức cũng đã đình công và từ chối không tiếp tục chiến đấu.
Thêm vào đó, sự tham chiến của Hoa Kỳ (từ tháng 4 năm 1917) đã tăng cường thêm sức mạnh – và tài nguyên cho phe Triple Entenet.
Các chỉ huy của quân đội Đức yêu cầu chính phủ Đức chấm dứt chiến đấu. Vua Wilhelm của Đức, thoái vị ngày 9 tháng 11 năm 1918.
Hai ngày sau đó, vào lúc 11 giờ 11 phút sáng ngày 11 tháng 11 năm 1918, cuộc đại chiến thế giới chấm dứt.
Trước đó, lúc 5 giờ sáng, Đức quốc kiệt quệ cả nhân lực lẫn vật lực và đang trong nỗi lo sợ một cuộc chiếm đóng đã ký một thỏa hiệp đình chiến với phe Đồng minh trong toa xe lửa riêng của Thống chế Ferdinand Foch ở cánh rừng Compiégne nước Pháp.
Ngày 11 tháng 11 được gọi là Ngày Đình chiến (Armistice Day) từ đó.
Thỏa ước chính thức chấm dứt Thế Chiến I, Hiệp ước Versailles, được ký năm 1919.

Kẻo lỡ chúng ta quên
Trong 4 năm của cuộc chiến được gọi là Đại chiến thế giới lần thứ nhất đó, có 100 quốc gia của 5 đại lục tham gia vào cuộc chiến, 9 triệu người lính bỏ mình, 21 triệu người lính khác bị thương tật. Các nước Đức, Nga, Áo-Hung, Pháp và Anh quốc mỗi nước mất khoảng 1 triệu người. Thêm vào đó, có ít nhất năm triệu thường dân chết vì bệnh hoạn và đói lạnh.
Bên cạnh đó là sự kiệt quệ về kinh tế, sự đổ nát của các công trình.
Người ta đã tưở̉ng là Thế Chiến I đã là “cuộc chiến tranh đễ kết thúc tất cả các cuộc chiến tranh.”
Thế nhưng sau đó không bao lâu, một cuộc đại chiến thế giới nữa đã lại xảy ra. Thế Chiến II là cuộc chiến tranh rộng lớn hơn, tàn bạo hơn, thiệt hại nhiều hơn.
Một trong những nguyên nhân của cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất là đầu óc ái quốc và tinh thần dân tộc cực đoan, coi đất nước của mình, dân tộc của mình là cao hơn những nước khác, dân tộc khác.
Cho sự bùng nổ của Thế Chiến lần thứ II cũng có những động lực đó, cộng thêm với phân biệt chủng tộc.
Ở lần kỷ niệm thứ 100 ngày cuộc chiến tranh thế giới lần thứ nhất kết thúc, lại thấp thoáng những tư tưởng, phong trào đó ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tệ hại hơn nữa, tư tưởng đó lại xuất hiện và được cổ động ở quốc gia từng được coi là ngọn hải đăng tự do của thế giới.

Đỗ Quân

 

Trở lại