T́m hiểu Hiệp ước thiết lập Hiến Pháp Liên Hiệp Âu Châu 
( Traité établissant une Constitution de l'Union Européenne )

Hứa vạng Thọ 


Trước khi phân tích một vài điểm then chốt của bản HPAC nầy, trước hết, chúng ta hăy ôn lại vài dấu móc của tiến tŕnh lịch sử xây dựng Liên Hiệp Âu Châu từ sau Đệ Nhị Thế Chiến đến nay.

  • 1- Tiến tŕnh h́nh thành của Liên Hiệp Âu Châu.

Sau khi Đức Quốc Xă bại trận năm 1945, Âu Châu rất kiệt quệ trong mọi lănh vực. Các Quốc gia Tây Âu hăy c̣n căm thù nước Đức, và Pháp không muốn Tây Đức tái trang bị quân sự. Cộng Sản Nga th́ chờ dịp để thôn tính Âu Châu dù cho hiệp ước Yalta ( giửa Nga, Mỹ, Anh, và Trung Hoa Quốc Gia) đă thỏa thuận ngầm lằn ranh giữa Tư Bản và Cộng Sản tại Âu Châu. Mỹ th́ muốn các nuớc Tây Phương mau phục hồi kinh tế và tái vơ trang để chận đứng làn sóng đỏ.

- Ngày 19/9/1946, Thủ Tướng Anh Winston Churchill đă tung ra khẩu hiệu " Liên Hiệp Quốc Âu Châu " ( Etats-Unis d'Europe) kêu gọi tất cả các nước Âu Châu họp nhau lại thành lập một chế độ Liên Bang, riêng nước Anh th́ xin đứng ngoài.
Điều đó cũng dễ hiểu v́ nếu nước Anh nhập vào Liên Bang th́ chủ quyền Quốc gia sẽ biến mất.  Vào thời buổi đó, cả Anh lẫn Pháp vẫn c̣n nhiều thuộc địa, nên công thức " Liên Hiệp Quốc Âu Châu " đành thất bại.

- Ngày 4.4.1949,Hiệp ước Liên Minh Bắc Đại Tây Dương đươc kư kết tại Hoa thạnh Đốn thiết lập việc pḥng thủ chung giữa Mỹ và Âu Châu để chống lại sự đe dọa xâm lăng của Nga Xô.

- Ngày 18.4.1951 Sáu quốc gia Tây Âu ( Đức, Pháp, Belgique (Bỉ), Ư, Luxembourg, Ḥa Lan ) đồng kư Hiệp Ước Paris thiết lập " Cộng Đồng Than và Thép Âu Châu " , tiếng pháp gọi là " Communauté européenne du Charbon et de l'acier" ( viết tắt CECA) để xây Dựng và Phát Triển Kỹ Nghệ chung với nhau.

- Ngày 30.8.1954, Quốc Hội Pháp bác bỏ " Dự án Quốc Pḥng chung Âu Châu" ( Communauté européenne de Défense - viết tắt là CED) giữa sáu quốc gia trên đây.

- Ngày 25.3.1957 , Sáu quốc gia trên đây kư với nhau tại Rome "Hiệp Ước Cộng Đồng Nguyên tử năng Âu Châu" ( "Communauté européenne de l'énergie atomique" - viết tắt là EURATOM) và " Hiệp Ước Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu " ( Communauté économique européenne - CEE ).

- Ngày 4.1.1960, "Hiệp Hội Âu Châu Trao Đổi Tự Do" ( Association européenne de libre échange - AELE )  được thành lập với các quốc gia sau đây : Áo, Đan Mạch, Anh, Na Uy, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Bồ Đào Nha để cạnh tranh với  Cộng Đồng Kinh Tế Âu Châu.

- Ngày 14.1.1963, Đại Tướng De Gaulle bác bỏ việc Anh Quốc xin gia nhập Thị Trường chung Âu Châu.

- Ngày 27.11.1967, Đại Tướng De Gaulle bác bỏ lần thứ 2 việc Anh Quốc xin gia nhập Thị Trường chung Âu Châu.

- Ngày 1.1.1973, Ba nước Đan Mạch, Anh, và Irlande gia nhập Thị Trường chung Âu Châu ( tất cả bây giờ gồm 9 quốc gia).

- Ngày 9, và 10.12.1974, tại Paris, Chín quốc gia đống ư tổ chức bầu cử Quốc Hội Âu Châu theo lối phổ thông trực tiếp đầu phiếu.

- Ngày 6 và 7.7.1978, tại Brême, các quốc gia đồng ư thiết lập một hệ thống tiền tệ chung Âu Châu. Nước Anh xin tạm thời đứng ngoài.

- Ngày 13.3.1979, Hệ thống Tiền tệ chung Âu châu được áp dụng với đơn vị bản kim gọi là " European currency unit " ( viết tắt là ECU ), tiền thân của đồng Euro.

- Ngày 1.1.1981, Nước Hy Lạp ( Grèce) là quốc gia thứ 10 gia nhập thị trường chung Âu Châu.

- Ngày 1.1.1986, Hai nước Tây Ban Nha, và Bồ đào Nha gia nhập thị trường chung Âu Châu nâng tổng số quốc gia lên thành 12.


- Tháng 2 .1986, tại Luxembourg và tại La Haye, các quốc gia đồng ư thay thế Hiệp Uớc kư tại Rome  ngày 25.3.1957, bởi một " Văn Kiện duy nhất Âu Châu ( Acte unique européen).

- Ngày 3.10.1990, Thống Nhất Nước Đức.

- Trong hai ngày 9 và 10.12.1991, tại Maastricht, dự án " Hiệp Ước về Liên Hiệp Âu Châu " được ra đời.

- Ngày 21.12.1991, Liên Bang Xô Viết sụp đổ, và Cộng Đồng các quốc gia Độc Lập ( các cộng Ḥa cũ của Liên Xô) được h́nh thành.

- Ngày 1.11. 1993 Liên Hiệp Âu Châu ra đời do hiệu lực của Hiệp ước Maastricht

- Ngày 20.12.1993 Hệ thống ngoại giao và An Ninh chung của Liên Hiệp Âu Châu được ra đời.

- Ngày 1.1.1995, Liên Hiệp Âu Châu thâu nhận thêm 3 hội viên mới ( Áo, Phần Lan, và Thụy Điển ), nâng tổng số hội viên lên 15.

- Sau hai ngày 15 và 16.12.1995 họp tại Madrid , các Đơn vị tiền tệ chung của Âu Châu sẽ có danh xưng là " Euro ".

- Ngày 2.10.1997, tại Amsterdam, Hiệp ước Maastricht được bổ túc và chung quyết lần chót.

- Từ ngày 7 đến ngày 11.12.2000, Hiệp ước khác được kư kết tại Nice.

- Ngày 1.1.2002 : Phát hành đồng tiền " Euro " lưu hành trong 12 nước sau đây của Liên Hiệp Âu Châu: Đức,Pháp, Ư,Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Bỉ, Luxembourg, Ḥa Lan, Áo, Hy Lạp, Irlande, Phần Lan, và 3 nước " đặc biệt " Vatican, Monaco, Saint Marin".

Lưu ư là có 3 nước của Liên Hiệp Âu Châu không chịu xài Euro, đó là : Anh, Thụy Điển, Đan Mạch.

- Ngày 6.4.2003 : Mười quốc gia Đông Âu gia nhâp vào Liên Hiệp Âu Châu : Estonie, Lettonie,Lituanie, Malte, Chypre, Hongrie,Pologne,Cộng Ḥa Tiệp, Slovaquie, Slovénie. Liên Hiệp Âu Châu gồm tát cả là 25 quốc gia.
Hai nước khác sẽ nhập vào Liên Hiệp Âu Châu trong năm 2006 : Roumanie, Bulgarie.
Có thể trong tưong lai rất gần, xứ Turquie cũng sẽ gia nhập vào Liên Hiệp Âu Châu.

  • 2. Sự  điều hành của Liên Hiệp Âu Châu.


Từ ngày kư Hiệp ước Maastricht đến nay, Liên Hiệp Âu Châu đặt cơ sở trên 3  trụ chính( 3 piliers) :

1- Ba cộng đồng chung ( Than và Thép, Nguyên tử năng, Kinh Tế);
2-Chánh sách ngoại giao, và An ninh chung;
3. Hợp tác tư pháp và h́nh sự chung.

 

  • A. Tóm lược tổng quát về HPAC.

Bản HPC dày trên 750 trang, rất lượm thượm, và tối nghĩa, ít ai có can đảm đọc hết nhưng chứa rất nhiều đ̣n bảy, rất có ích cho các chuyên viên ( Bàn Hiến Pháp của Pháp dưới 30 trang) gồm có các phần sau đây:

  - Nhập đề.

1. Phần thứ nhất  gồm có 9 tiết (9 titres)  và 58 điều khoản ( 58 articles) quy định:
- Định nghĩa và mục tiêu của LHAC
- Quyền căn bản của người công dân LHAC
- Những định chế của LHAC
- Thi hành thẩm quyền của LHAC
- Sinh hoạt dân chủ trong LHAC
- Tài chánh của LHAC
- LHAC với các quốc gia lân bang
- Gia nhập - Rút khỏi LHAC
2. Phần thứ nh́ gồm có sau lời dẫn nhập, 7 tiết và 54 điều khoản nói lên những quyền căn bản con người trong LHAC.
3- Phần thứ 3 gồm có 7 tiết và 342 điều khoản định nghĩa những chánh sách và điều hành của LHAC.
4- Phần thứ tư kết luận gồm có 10 khoản ấn định những điều tổng quát và chung cuộc
5- phần phụ lục kèm theo 5 nghi thức chung quyết và 3 tuyên cáo

  • B. Sơ đồ tổ chức của Liên Hiệp Âu Châu ( LHAC)  được quy định như sau:

Liên Hiệp Âu Châu có tư cách pháp nhân ( Điều 6) khác với tư cách pháp nhân của từng quốc gia.

1- Cơ quan tối cao là Hội Đồng Âu Châu (HDAC) - Conseil européen - gồm tất cả các vị nguyên thủ quốc gia của 25 nước trong LHAC và chủ tịch của Ủy Ban Âu Châu ( xem phần dưới đây).Các vị nầy sẽ bầu lên ông Chủ Tịch với nhiệm kỳ là 2 năm rưỡi. Ông Chủ tịch có quyền tái nhiệm một lần. HDAC quy hoạch sách lược của LHAC, nhưng không có quyền lập pháp.

 Xin chú  ư  là  Hội Đồng Âu Châu ( Conseil européen) của Liên Hiệp Âu Châu  khác với cơ quan " Conseil de l'Europe " ( Hội Đồng của Âu Châu)  thành lập ngày 5.5.1949 tại Strasbourg. Cơ quan sau nầy gồm có 48 quốc gia trong đó có cả Nga, Ukraine, v.v..và có Quốc Hội đặt tại Strasbourg. Ṭa án đặt trách về Nhân Quyền là của "Conseil de l'Europe ".

2. Ba cơ quan hiến định :

2.1- Quốc Hội Âu Châu ( QHAC) - Parlement européen - gồm có các dân biểu được bầu trực tiếp theo lối phổ thông đầu phiếu. Theo HPAC mới , tổng số dân biểu là 736 vị. QHAC Không có quyền soạn thảo luật. Như vậy coi như QHAC không có thực quyền, và nguyên tắc dân chủ ( lập pháp) bị phủ nhận.QHAC chỉ có quyền thảo luận và biểu quyết chấp thuận hay bác bỏ các dự luật đệ tŕnh lên.

2.2- Hội Đồng của Liên Hiệp Âu Châu ( HDLHAC)  - Conseil de l' Union européenne -  gồm có tất cả các  bộ trưởng của 25 quốc gia của LHAC.HDLHAC biểu quyết về các dự luật soạn thảo bởi UBAC ( dưới đây).
HDAC cũng không có quyền soạn thảo luật.

2.3- Ủy Ban Âu Châu( Commission européenne) .

Thành phần ( 25 người) của Ủy Ban nầy do các Quốc gia trong LHAC đề cử. Sau năm 2014, tổng số thành phần của Ủy Ban là 2/3 hội viên ( 18 người trên 27 quốc gia).Các Quốc Gia (27) trong LHAC tuần tự thay phiên nhau chỉ định các thành phần trong Ủy Ban. Nhiệm kỳ là 5 năm.Riêng Ông Chủ Tịch của Ủy Ban phải được Quốc Hội Âu Châu chấp thuận qua một cuộc bỏ phiếu kín.
Ông Phó Chủ Tịch của Ủy Ban là Bộ Trưởng Ngoại Giao của LHAC. Ông đặc trách về vấn đề đối ngoại và An Ninh chung của LHAC.UBAC soạn thảo luật để đưa ra QHAC biểu quyết, và theo dơi sự chấp hành của các đạo luật.
UBAC được coi như là Chánh Phủ của LHAC, kiêm nhiệm luôn cả quyền lập pháp.Nguyên tắc dân chủ " phân quyền"  coi như không được tôn trọng.
Quyền hạn của Ủy Ban rất quan trọng, rất dễ đua tới t́nh trạng lạm quyền, và thông đồng với các khối áp lực của tư bản.

Đó cũng là lư do khiến nhiều người chống đối.

2.4. Ṭa Án Cộng Đồng Âu Châu (TACDAC) - Cour de Justice des communautés européennes- đặt tại Luxembourg, gồm có 25 vị ( 1 thẩm phán cho 1 nước).

Các bản án được coi là chung thẩm, không có chuyện kháng cáo!!
Ṭa chỉ xét xử các vi phạm về kinh tế giửa các quốc gia với nhau. Nhưng, đôi khi cũng xét đến sự khiếu nại của cá nhân.

2.5 Cơ quan Cảnh sát Âu Châu ( Europol) đặc trách việc kiểm soát biên giới của LHAC, cũng như ngăn ngừa các tôi phạm kinh tế lẫn h́nh sự.

3- Những cơ quan khác.

3.1- Ngân Hàng Trung Ương  Âu Châu ( NHTUAC) - Banque centrale européenne - . HDAC bổ nhiệm vị Giám Đốc Ngân Hàng. Ngân Hàng có nhiệm vụ chánh yếu là  ( Điều. I-30):
- ổn định vật giá.
- phát hành tiền Euros ( loại giấy). Các Ngân hàng Quốc gia chỉ được đút loại tiền bằng kim loại, nhưng phải có sự chấp thuận cuả NHTUAC.

NHTUAC hoạt động Độc lập, không chịu sự chi phối của một quốc gia nào.
NHTUAC có tư cách pháp nhân và có quyền soạn thảo luật.
Điều nầy khiến cho phe chống đối cho rằng NHTUAC c̣n có quyền hạn hơn Quốc Hội.
(Chú Thích -
Hiện nay chỉ có 12 quốc gia xài chung tiền Euro:
Allemagne, Autriche, Belgique, Espagne, Finlande, France, Grèce, Irlande, Italie, Luxembourg, Pays-Bas, Portugal.
13 nước khác không xài tiền Euros:
Danemark, Sưde, Chypre, Malte, Slovénie, Pologne, Hongrie, République Tchèque, Estonie, Lettonie, Lituanie, Slovaquie, le Royaume - Uni)

3.2 . Cơ quan Kiểm kê  Kết toán ( Cour des comptes) để xem xét sự hợp pháp và xác tính của việc thu xuất của LHAC.

C. Sự  phân bố quyền hạn giữa LHAC và quốc gia Hội viên.

LHAC không phải là một quốc gia Liên Bang ( Etat Fédéral ) nên thẩm quyền của LHAC không có giá trị tối thượng so với quyền hạn của  các quốc gia hội viên.
Nguyên tắc sự phân bố quyền hạn được quy định như sau :

1- Trong các  lănh vực mà các quốc gia hội viên đă ủy quyền ( nhất là về kinh tế ) cho LHAC, th́ Luật của LHAC phải được áp dụng cho tất cả quốc gia hôi viên. ( compétence exclusive de l'Union)

2- Trong trường hợp cần có sự phối hợp của LHAC và  các quốc gia hội viên, th́ hai bên thương lượng với nhau để hợp tác ( compétence partagée, d'appui, de cơrdination).

3- Nhiều trường hợp mà LHAC không có quyền can dự vào ( như xă hội, thuế vụ, v.v.) chỉ có Quốc gia Hội viên độc quyền định đoạt mà thôi ( principe de subsidiarité), nhưng không thể đi ngược lại với các nguyên tắc hiến định của LHAC nhất là " kinh tế thị trường và  tự do cạnh tranh "  

  • D. Chi tiết kỹ thuật tính số phiếu trong vấn đề quyết định của LHAC.


Đây là vấn đề gay góc nhất trong việc điều hành của LHAC

1. Nhiều trường hợp đ̣i hỏi sự đồng thuận của HDLHAC, hoặc của HDLHAC và 27 Quốc Hội Quốc gia Hội viên.
Điều đó rất khó thực hiện chẳng hạn như việc thay đổi 1 hoặc nhiều điều khoản của HPAC hiện nay ( nếu được chấp thuận).
2- Nhiều trường hợp đ̣i hỏi sự " đa số có giá trị " ( majorité qualif́ée ).
   Có 2 loại đa số đặc biệt :
  a. Nếu đề nghị do Ủy Ban đưa ra, th́ phải có sự ưng thuận của 55% trên tổng số quốc gia ( 14/25) đại diện cho 65% dân số của LHAC,
  b. Trong mọi trường hợp khác, th́ phải có sự ưng thuận của 72% trên tổng số quốc gia ( 18/25) đại diện cho 65% dân số của LHAC.

  • 3. Nhận xét tổng quát về HPAC.

 

  • 1. HPAC không phải là một bản Hiến Pháp nhưng có giá trị như một Hiến Pháp.

 
a- HPAC không phải là một hiến pháp v́ LHAC không phải là một quốc gia liên bang, v́ LHAC chỉ là một liên hiệp của các quốc gia tại Âu Châu. HPAC không  quy định cơ cấu của một quốc gia.
HPAC chỉ là một hiệp ước giữa các quốc gia kư kết với nhau nên bất cứ lúc nào một quốc gia cũng có thể rút lui ra khỏi Liên Hiệp.

b- HPAC về mặt h́nh thức soạn thảo, lẫn nội dung đều có tính cách của một hiến pháp.
  Khi soạn thảo HPAC,từ tháng 2.2002 đến 10.7.2003, một ủy ban soạn thảo nhiệm vụ như của một quốc hội lập hiến , dưới quyền điều động của cựu Tổng Thống Pháp Valéry Giscard d'Estaing, gồm có các thành phần như sau: 

- 2 dân biểu và 1 đaị diện chánh quyền của các quốc gia hội viên ( 15), và  của các quốc gia xin gia nhập LHAC ( 13) .
- 16 dân biểu của Quốc Hội Âu Châu
- 2 đại diện của Uỷ Ban Âu Châu
Tổng cộng Ủy ban soạn thảo gồm có 102 vị.

Bàn HPAC có h́nh thức và nội dung của một hiến pháp :
- Phần 1 nói về mục tiêu, và những giá trị nền tảng của LHAC, và những nguyên tắc điều hành của LHAC
- Phần 2 là Hiến Chưong những quyền căn bản của của LHAC
- Phần 3 là định chế của các cơ quan trong LHAC

  • 2. HPAC có rất nhiều khuyết điểm không thể chấp nhận được:

( vài ví dụ như dưới đây)

a- Những nguyên tắc dân chủ không được tôn trọng:
 
  - Quốc hội Âu Châu không có quyền lập pháp ( chỉ có quyền biểu quyết thôi, xin xem trên đây);

  - Ủy Ban LHAC kiêm nhiệm cả quyền hành pháp và lập pháp;

  - Ngân Hàng Trung Ương Âu Châu có quyền làm dự thảo luật.

  - Sự phân phối quyền lực trong LHAC không tuân theo nguyên tắc dân chủ sơ đẳng :

     - 10 quốc gia Đông Âu tân Hội viên ( 17% dân số , 5% lợi tức của LHAC) chiếm 40% thành của Ủy Ban LHAC.
     - số dân trong các quốc gia Hội viên để có một dân biểu trong Quốc Hội Âu Châu không được hợp lư , thiếu sự rơ ràng :
 

1 dân biểu cho 860.000 dân Đức, 1 dân biểu cho 76.000 dân Luxembourg, 1 dân biểu cho 66.000 dân Malte, v.v..

b- Những cơ sở công ích ( của các chánh phủ địa phưong) không được đề cập tới coi như phải biến mất trong tương lai gần và phải nhường chổ cho các công ty tư nhân như: Xe lửa, bưu điện,y tế, trường học, hưu bổng v.v..

c- Những quyền căn bản liệt kê trong phần 2 gồm có : " Thị trường bên trong LHAC ...tự do cạnh tranh và không sai lệch ( libre concurrence et non faussée.." để từ đó cấm các cơ sở công cộng như các công ty xe lửa, nhà thương y tế v́ có tánh cách cạnh tranh bất chánh không c̣n " tự do cạnh tranh ".

d- Quyền lợi của những người lớn tuổi không c̣n được đảm bảo ( garantit) bởi chánh phủ nữa mà chỉ được công nhận ( reconnaît ) và tôn trọng ( respecte)qua điều khoản II-85 : " Liên Hiệp công nhận và tôn trọng quyền của những ngườilớn tuổi được sống một cách đáng kính và độc lập, và tham dự vào đời sống xă hội và văn hoá " ( Art II-85. L’Union reconnaît et respecte le droit des personnes âgées à mener une vie digne et indépendante et à participer à la vie sociale et culturelle. ).
Quả thật là khôi hài v́ người ta tự hỏi:  " Phải chăng Liên Hiệp Âu Châu chỉ công nhận quyền nầy cho những người lớn tuổi mà thôi ? c̣n  những người khác th́ sao ?"

e- Theo điều IV - 446, th́ HPAC có giá trị vô hạn định. Tuy nhiên muốn thay đổi một điều khoản nào th́ cũng được chiếu theo điều IV- 443- 3 . Đó là phần lư thuyết, nhưng trong thực tế, th́ phải có sự đồng thuận của :
- tất cả các chánh phủ hội viên của LHAC ( 25);
- và của các Quốc Hội của các nước hội viên.

Theo lời của cựu TT  Pháp Valéry Giscard d'Estaing th́ bản HPAC sẽ "bất di bất dịch " trong ṿng 50 năm.Xin nhắc lại ở đây :

Điều 28 của tuyên ngôn nhân quyền của Cộng Ḥa Pháp năm 1793 có viết rằng : " một dân tộc lúc nào cũng có quyền xét lại, tu chỉnh và thay đổi Hiến Pháp của nước ḿnh. Một thế hệ  không thể nào áp đặt các thế hệ khác phải tuân theo luật lệ của ḿnh . "

  Trên đây chỉ tŕnh bày một vài điều để chúng ta thấy rằng HPAC có quá nhiều khuyết điểm, nhưng tựu trung lại là một bản Hiến Pháp đặt nặng trên vấn đề thị trường tự do cạnh tranh không giới hạn mà thôi, quyền lợi căn bản con người chỉ là thứ yếu.

Trở lại