VƯƠNG QUỐC ANH GIÀNH LẠI QUYỀN TỰ CHỦ DÂN TỘC

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Boris Johnson promises Brexit will lead to national revival (Guardian)

Britain’s Independence Day Brexit is an opportunity to transform both Britain and Europe. (WSJ)

Boris Johnson plans to impose full customs and border checks on European goods (Telegraph)

Brexit: Britain 'will not be aligning with EU rules' – Raab (Reuters)

EU's von der Leyen on UK: 'I'll miss their pragmatism' (DW)

Brexit: United Kingdom officially leaves European Union three years after Brexit referendum (News.com.au)

 Brexit Live: Sadness and celebration as Britain leaves the EU (Euro news)

 

VƯƠNG QUỐC ANH GIÀNH LẠI QUYỀN TỰ CHỦ DÂN TỘC

Đại-Dương

Ngày 21/01/2020, Vương quốc Anh (UK) đă chính thức tách khỏi hệ thống chính trị của Liên Hiệp Châu Âu (EU) sau hơn 3 năm rưỡi vận động ráo riết nhằm giành lại quyền tự chủ dân tộc do 47 năm tham gia kể từ 1973. Như thế, EU chỉ c̣n 27 thành viên và đang dao động.

Cựu thủ tướng Theresa May giằng co với EU về Brexit suốt hơn 2 năm vẫn chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm nên bị Tổng thống Donald Trump chê “quá yếu đuối”. Thủ tướng kế nhiệm Boris Johnson từ 24/07/2019 đă kết thúc giai đoạn một trong tiến tŕnh chia tay EU.

Trong cuộc trưng cầu dân ư về Brexit năm 2016 ghi nhận 52% ủng hộ so với 48% chống nên báo chí cho rằng có sự chia rẽ trầm trọng đối với biến cố lịch sử này.

Sự thật, cuộc bầu cử 12/12/2019, Đảng Bảo Thủ chủ trương Brexit đă chiếm 364 ghế, nhiều nhất kể từ năm 1987 trong khi các đảng muốn ở lại EU bị thất bại nặng nề cho thấy xu hướng Brexit nhiều hơn 52% của năm 2016.

Người Việt Nam thường nói “tỉnh bơ như Ăng Lê” để mô tả về thái độ ứng xử của cư dân Xứ Sương Mù. Công dân UK sống trong nền quân chủ lập hiến với những quyền tự do ngôn luận, tự do tư tưởng rộng răi nên tin vào hệ thống bầu cử trong sạch, chính xác để bày tỏ chính kiến do đó tránh được các cuộc cách mạng lật đổ bằng quân sự hoặc từ đường phố. Điều này khiến “tin vịt” hoặc “tin bóp méo” hoặc “tin thổi phồng” khó ảnh hưởng tới quyết định của cử tri nên kết quả bầu cử rất đáng tin cậy.

Người ủng hộ Brexit quấn cờ Vương quốc Anh, thưởng thức nước uống và thức ăn truyền thống, hát Quốc ca “Land of Hope and Glory”. Họ hănh diện v́ đă có một thời “mặt trời không bao giờ lặn trên Vương Quốc Anh” do năm 1913 đă cai trị 412 triệu người, chiếm 23% dân số thế giới, và bao phủ một phần tư diện tích toàn cầu. Dân tộc UK từng cộng tác với Hoa Kỳ đă giải phóng Châu Âu thoát khỏi ách thống trị của Phát xít Đức, Ư trong Đệ nhị Thế chiến (1939-1945), cũng như làm sụp đổ Liên Sô và Đệ tam Quốc tế Cộng sản trong cuộc Chiến tranh Lạnh (1947-1991) tạo điều kiện cho EU mở rộng thành 28 quốc gia. Đám đông la ó khi các chính trị gia thân-EU xuất hiện và cổ vũ cho Nigel Farage, người ủng hộ hàng đầu của Brexit. Farage nói, rời EU chúng tôi đang trở thành một quốc gia độc lập nên tôi không thể hạnh phúc hơn.

Những người chống Brexit vẫy cờ xanh-vàng và hát quốc ca “Ode to Joy” của EU, đồng thời, tuyên bố sẽ tiếp tục vận động để UK tái hợp với Liên Hiệp Châu Âu nên hát bài “Auld Lang Syne” với hy vọng được chung giường cùng Lục địa Già cỗi.

Tony Blair thuộc Đảng Lao Động làm thủ tướng ba nhiệm kỳ liên tiếp viết trên blog cá nhân: “Tôi đă chống Brexit từng sợi thần kinh chính trị của ḿnh … Nhưng, Brexit đă xảy ra, và thái độ của chúng ta bây giờ nên cố gắng làm cho nó tốt nhất, tiếp cận nó với sự lạc quan , không nh́n quá khứ để mong điều bất-khả-thi … nếu muốn tái gia nhập th́ chúng ta phải ở vào vị thế mạnh chứ chẳng do thỉnh cầu”.

Tể tướng Áo Quốc, Sebastian Kurz viết trên Tweetter: EU đang mất “quy mô và cú đấm” mà điều quan trọng là “bảo đảm sự hợp tác” giữa hai bên. Chính phủ Hung Gia Lợi tuyên bố: mong muốn EU duy tŕ "hợp tác kinh tế, thương mại và quốc pḥng mật thiết" với UK … Brexit là một điểm nhức nhối trong Hệ thống chính trị Châu Âu”.

Thủ tướng Hoà Lan, Mark Rutte được hỏi có điện thoại chúc mừng Boris Johnson không th́ được trả lời “chẳng có lư do để chúc mừng”.

Lănh đạo Đảng Lao Động, Jeremy Corbyn kêu gọi các chính trị gia “xây dựng một nước Anh thực sự theo chủ nghĩa quốc tế, đa dạng và hướng ngoại”.

Cựu Thủ tướng Bỉ, Charles Michel hiện giữ chức Chủ tịch Hội đồng Châu Âu nói rơ với các phóng viên “Nếu Luân Đôn quyết định chuyển hướng khỏi các tiêu chuẩn của EU th́ sẽ có ít quyền truy cập vào thị trường duy nhất này”.

Tân Chủ tịch Quốc hội EU, David Sassoli thuộc Đảng Dân Chủ của Ư đe doạ “Liên Hiệp Châu Âu sẽ làm mọi cách để công dân Anh hiểu được sự trầm trọng do quyết định của họ”.

Thế giới đă vượt qua giai đoạn “Đế quốc Thống trị”, “Dân tộc Siêu đẳng Thống trị”, Chủ nghĩa Cộng sản Thống trị” đă cướp đi hàng trăm triệu sinh mạng và gieo rắc sự bất-b́nh-đẳng trong xă hội loài người. Hiện thời “Dân chủ Thống trị” (như EU), hoặc “Xă hội Chủ nghĩa Thống trị” (như Trung Quốc) đang gặp sự phản ứng gay gắt và quyết liệt khi mỗi dân tộc đều muốn giành lại “quyền tự quyết” bị giới cầm quyền tước đoạt một cách lịch thiệp hoặc thô bạo. 

Thủ tướng Boris Johnson mô tả Brexit là khoảnh khắc đổi mới và thay đổi quốc gia thực sự để giải phóng toàn bộ tiềm năng của đất nước rực rỡ này và làm cho cuộc sống của mọi người tốt hơn ở mọi nơi trên Vương quốc Anh.

Giai đoạn chia tay về chính trị đă xong, nhưng, phải tiếp tục đàm phán về các thủ tục hợp tác kinh tế giữa UK và EU để hoàn tất Brexit. Luân Đôn dự trù trong một tháng, nhưng, phát biểu từ các nhà lănh đạo ở Brussels cho rằng có thể kéo dài thêm nhiều năm nữa.  

Brussels muốn UK sẽ liên kết chặt chẽ với các quy tắc của EU và chịu tài phán từ các ṭa án Châu Âu trong bất kỳ thỏa thuận thương mại nào.

Thủ tướng Johnson phản đối và muốn có một Thoả thuận Thương mại theo kiểu EU-Canada hay EU-Australia sẽ tôn trọng quyền tự chủ của ṭa án Vương quốc Anh khi phát biểu trước các đại sứ và doanh nhân hôm 03/02/2020. Có như thế, UK sẽ thịnh vượng, và mối quan hệ mới của chúng tôi với những người hàng xóm gần nhất sẽ vượt xa thương mại, liên quan đến an ninh, bảo vệ công dân mà không xâm phạm tới quyền tự chủ của các hệ thống pháp lư tương ứng.

Luân Đôn cũng muốn đạt được tiến bộ trong các Hiệp ước Thương mại Tự do nổi bật với Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi và Tân Tây Lan.

Vương quốc Anh và Hoa Kỳ hợp tác chống sự thống trị của Đức Quốc Xă, của Liên Sô nên khó chấp nhận kiểu thống trị toàn diện từ Brussels.

Từ khi gia nhập Liên Hiệp Châu Âu bằng thiện chí mà Vương quốc Anh bị chèn ép như một quốc gia hạng ba trong mọi quyết định liên quan đến chính trị và kinh tế v́ không thuộc vào khối Lục địa Châu Âu dù tiềm năng kinh tế, chính trị, an ninh của UK nổi tiếng tinh tế và hữu hiệu.

Ngoài UK, một số quốc gia khác cũng muốn chia tay với EU bằng cách này hay cách khác mà chưa có cơ hội thuận tiện và tiềm năng.

EU bắt đều rung rinh khi giới lănh đạo Brussels liên tục kêu gào đoàn kết và bảo vệ Thị trường chung Liên Âu mà Tể tướng Angela Merkel rồi Tổng thống Emmanuel đích thân sang tận Bắc Kinh để kư kết các hợp đồng kinh tế béo bở bất chấp Chủ tịch Tập Cận B́nh ra lệnh đàn áp, tẩy năo hàng triệu người Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương.

Vạn Lư Trường Thành ở Châu Âu đă hoạt động với 17 tiểu quốc trong Tổ chức Hợp tác giữa Trung Quốc và các quốc gia Trung và Đông Âu cùng Baltics nhằm chia rẽ EU.

Brussels bất lực trước sức mạnh kinh tế của Bắc Kinh. Vậy, hai nhà lănh đạo hàng đầu Angela Merkel và Emmanuel Macron đang làm ǵ hay chỉ lo củng cố đảng cầm quyền đang mất uy tín và đối phó làn sóng đ̣i quyền tự quyết dân tộc?

Phải chăng thoát khỏi mớ ḅng bong này là quyết định đúng đắn của Vương quốc Anh?

                                                      Đại-Dương

Trở lại