BẮC KINH “MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG” TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

China launches new facilities in West PH Sea just as world’s eyes fixed on COVID-19 (Inquirer)

South China Sea of troubles (Economist)

Yes China Does Have Robot Submarines and They're Ready for Battle (National Interest)

Theodore Roosevelt, America strike groups conduct expeditionary strike force training (U.S. Indo-Pacific Command)

Australia-Singapore Defense Relations in the Spotlight With New Military Training Agreement (Diplomat)

How China Is Militarizing the South China Sea With a Ton of Missiles (National Interest)

Will the Philippine-US military alliance survive Duterte and Trump? (Nikkei)

US Marine Corps Unveils Transformation Plan Focused on China (Diplomat)

South China Sea Tensions: China Ups the Ante With Anti-Submarine Air Drills (IBT)  

 

BẮC KINH “MƯỢN GIÓ BẺ MĂNG” TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Trong khi thế giới bị đại dịch Codid-19 xuất phát từ Vũ Hán làm hỗn loạn th́ Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hoạt động thường lệ trên Biển Nam Trung Hoa.

Trung Quốc cho lắp đặt hai Trạm Nghiên cứu Đảo và Đá ngầm trên hai Đảo nhân tạo Chữ Thập (Fiery Reef, Vĩnh Thử Tiêu, Kagitingan) và Su Bi (Subi Reef, Chử Bích Tiêu, Zamora) làm chi nhánh của Trung tâm Nghiên cứu Đảo và Đá ngầm đặt trên Đảo nhân tạo Vành Khăn (Mischief Reef, Panganiban, Mĩ Tế Tiêu) từ năm 2018 trực thuộc Viện Hàn Lâm Khoa học Trung Quốc (CAS). Tân Hoa Xă cho biết hai trạm này cho phép các khoa học gia sống và nghiên cứu thực địa trong các lĩnh vực sinh thái, địa lư và môi trường. CAS cho biết sẽ cung cấp các sản phẩm dịch vụ khoa học và công nghệ biển để đáp ứng nhu cầu của cả Trung Quốc và các quốc gia duyên hải khác trên Biển Nam Trung Hoa.

Thực tế, Bắc Kinh tiến hành từng bước “thuộc-địa-hoá” Đá Chữ Thập và Đá Su Bi đă đánh chiếm năm 1988 do Việt Nam trấn đóng.

Giống như năm 2014, Bắc Kinh đưa Giàn khoan Hải Dương-981 được hơn 100 tàu đủ loại hộ tống vào Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm lục địa Việt, phía nam Nhóm đảo Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) của Việt Nam từ ngày tháng 5-2014 đến 16/07/2014 gây ra một vụ xung đột trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc. Bắc Kinh nhân vụ Nga cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine và HD-981 thu hút sự chú ư của Tây Phương mà không lưu tâm tới hoạt động xây bảy đảo nhân tạo tại Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa).

Bắc Kinh tăng tốc chạy đua vũ trang trên SCS trong bối cảnh Covid-19 hoành hành toàn cầu nên trong bài “South China Sea of troubles” trên The Economist đă tiên đoán: “năm 2019 Trung Quốc và Hoa Kỳ tranh chấp về thương mại, c̣n 2020 sẽ đặt nặng về an ninh mà điểm nóng là Biển Nam Trung Hoa”.

Để bảo vệ vùng biển quốc tế và duy tŕ hải lộ trên SCS th́ Hoa Kỳ cần có sức mạnh quân sự vượt trội Trung Quốc cùng hệ thống đồng minh và đối tác chiến lược trong khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương.

Hoa Kỳ trang bị Hoả tiễn Đánh chặn SM-6 được trang bị trên các khu trục hạm và và tuần dương hạm có khả năng đánh chặn Hoả tiễn Diệt hạm DF-26 nặng 4,000 cân Anh của Trung Quốc vào giai đoạn xuất phát và khi tấn công. Tuy nhiên từ năm 2019, Trung Quốc đă dời DF-26 vào vùng Nội Mông, cách Hoàng Sa 2,000 dặm. Như thế, SM-6 chỉ tiêu diệt DF-26 vào các giây phút cuối cùng.

Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ đang cải tổ để độc lập với Hải Quân và Bộ Binh. TQLC sẽ thành lập các “Trung Đoàn TQLC Duyên hải” với quân số 12,000 binh sĩ được trang bị hoả tiễn diệt hạm từ các đảo nhỏ hoặc tiền đồn ven biển ở Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa. TQLC cũng sẽ chuyên thu giữ và xây dựng các căn cứ viễn chinh nhỏ để hỗ trợ tiếp liệu cho phi cơ, chiến hạm và các đơn vị khác có thể chiến đấu trong khu vực mà nằm ngoài phạm vi căn cứ cố định. TQLC cũng đă phóng thử hoả tiễn từ boong chiến hạm và phóng hoả tiễn diệt hạm có tầm bắn 100 dặm từ các bệ phóng lưu động ở các căn cứ nhỏ trên bờ. Trong yêu cầu ngân sách 2021, TQLC muốn mua một phiên bản phóng từ mặt đất của tên lửa hành tŕnh Tomahawk có khả năng nhắm mục tiêu vào tàu bè. Tomahawks có tầm bắn 900 dặm, bị cấm dưới hiệp ước INF thời Chiến tranh Lạnh mà Hoa Kỳ đă chấm dứt từ 2019.

Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt (CVN-71) cùng với Đơn vị Thuỷ quân lục chiến Viễn chinh thứ 31 (MEU) đă tiến hành cuộc tập trận từ 15-18/03/2020 nhằm kết hợp hoạt động giữa hai “nhóm xung kích” để đối phó các mối đe doạ, ngăn chặn sự thù địch và duy tŕ sự ổn định ở khu vực Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Đệ thất Hạm đội lớn nhất của Hoa Kỳ được sự trợ giúp của 35 quốc gia duyên hải trong vùng.

Trong bài “South China Sea Tensions: China Ups the Ante With Anti-Submarine Air Drills” trên The International Business Times ngày 23/03/2020 cho rằng cuộc tập trận săn tàu ngầm của Trung Quốc diễn ra ngay sau khi CVN-71 và MEU kết thúc cuộc hành quân phối hợp. Một phi công tham gia cho biết “chống tiềm thuỷ đỉnh như ṃ kim đáy biển nên cần phối hợp hai phi cơ với nhau sẽ gia tăng khả năng phát hiện”. Phúc tŕnh của Giải phóng quân Nhân dân Trung Hoa (PLA) ghi nhận một số “đối tượng khả nghi” đă bị nhận diện. PLA ra lệnh sơn lại các phi cơ để khó bị nhận diện hơn trong khi Hoa Kỳ đưa vào Đại Hàn và Nhật Bản hàng trăm Tiêm kích cơ Tàng h́nh F-35.

The National Interest mổ xẻ cuộc chạy đua về “tàu ngầm không người lái, UUV” giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ, Anh Cát Lợi qua chủ đề “Yes China Does Have Robot Submarines and They're Ready for Battle”.

Hai phiên bản hoặc bản nhái UUV mang tên HSU-001 được diễn hành tại Bắc Kinh dài 4.5 mét, không thể mang vũ khí hoặc thả ḿn, có thể dùng do thám tại Biển Đông Trung Hoa. Nhưng, là một bước tiến để Trung Quốc bắt kịp Hoa Kỳ và Anh Quốc trong lĩnh vực UUV.

Khoảng thời gian 2020-2014, Hải quân Mỹ đă chi 4 tỉ USD để đặt mua 9 tiềm thuỷ đỉnh không người lái (tự hành) và 10 chiến hạm trên mặt nước tự hành theo mẫu Orca của Công ty Boeing dài 15.5 mét và tầm hoạt động 6,500 hải lư với nhiệm vụ chống ḿn; chống chiến thuật (tiềm thuỷ đỉnh, tàu nổi, điện tử) và nhiệm vụ xung kích. Theo USNI News.

Tháng 6-2019, Luân Đôn đă đặt hàng một chiếc tàu ngầm tự hành cực lớn (XLUUV) trị giá 3.3 triệu USD với nhiệm vụ “làm hàng rào chống ngầm ở một địa điểm cụ thể, hoặc bí mật đặt một bộ cảm biến xuống đáy biển và thu hồi vào ngày hôm sau).

Ngày 24/03/2020, Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng đăng bài “US Navy launches live-fire missiles in ‘warning to China’” tố cáo hai Khu trục hạm của Mỹ đă bắn hoả tiễn tầm trung Standard Missile-2 trên SCS để nhắc nhở Bắc Kinh về sự sẵn sàng tiêu diệt các hoả tiễn hiện đại nhất như DF-21 diệt HKMH, DF-26 diệt hạm do Trung Quốc chế tạo.

Mối nguy từ Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa ngày càng lớn khiến cho nhu cầu xích gần với Mỹ hơn, trái với quan niệm “không chọn bên” đă có từ trước.

Đà Nẵng đă đón tiếp Hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và Tuần dương hạm Bunker Hill (CG-52) từ 5 đến 9 tháng 3 năm 2020 nhân kỷ niệm 25 năm thiết lập bang giao khiến cho Bắc Kinh khó chịu khi thấy Việt Mỹ cứ từng bước xích lại gần nhau.

Indonesia đang thảo luận để mua F-35 của Hoa Kỳ nhằm giảm bớt lệ thuộc quân sự vào Nga và Trung Quốc. Tổng thống Joko Widodo đă công khai thực hiện biện pháp chống Trung Quốc yêu sách chủ quyền vùng Biển Natuna.

Trong bài “Australia-Singapore Defense Relations in the Spotlight With New Military Training Agreement” trên The Diplomat ngày 23/03/2020 đă mô tả Thoả thuận mới về huấn luyện binh sĩ Tân Gia Ba tại Úc Đại Lợi. Không quân Tân Gia Ba có vùng đất rộng gấp 10 lần đất nước để huấn luyện 14,000 binh sĩ hàng năm. Hai nước này hợp tác quân sự chặt chẽ với Hoa Kỳ trên SCS.

The Diplomat ngày 21/03/2020 đă đăng bài “Duterte’s Gamble on the US-Philippines Alliance” với các nhận định về kiểu tính toán của Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte khi đơn phương tuyên bố huỷ bỏ Thoả thuận về Thăm viếng Quân sự (VFA) để Mỹ có thể chuyển binh sĩ và trang bị đến tham gia các hoạt động quân sự kể từ năm 1999. Tuy nhiên, nhiều cấp dưới của Duterte đă phản đối và đa số dân chúng thích Mỹ. Nhờ VFA mà năm 2017 Duterte mới giải phóng được Marawi City do phiến quân Hồi giáo chiếm giữ.

Nh́n trên bản đồ Biển Nam Trung Hoa có thế thấy Đường 9 Đoạn của Trung Quốc nuốt mất 80% EEZ của Việt Nam, 90% của Phi Luật Tân, 50% của Mă Lai Á, 80% của Brunei, 10% của Indonesia.

Chi phí trên SCS trong năm 2018: Hoa Kỳ 640 tỉ USD, Trung Quốc 250, Tân Gia Ba 10 tỉ, Đài Loan 9 tỉ, Indonesia 7 tỉ, Việt Nam 5 tỉ, Phi Luật Tân 2 tỉ, Mă Lai Á 1 tỉ. V́ thế, lực lượng quốc pḥng của cả 5 quốc gia duyên hải Đông Nam Á không có khả năng chống lại Trung Quốc.

Thoả hiệp với Trung Quốc chỉ dẫn tới thần phục. Chỉ liên minh với Hoa Kỳ mới giữ được chủ quyền quốc gia, độc lập dân tộc. Chuông đồng hồ đă điểm.

Đại-Dương

Trở lại