Bằng chứng khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa 

Bằng chứng khẳng định chủ quyền biển đảo của Việt Nam đối với các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa c̣n lănh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam là không thể chối căi. Điều này cũng đă từng thể hiện qua những tấm bản đồ cổ được lănh đạo các nước trao tặng nhau.  

http://img-static.ngonco.net/2019/08/ttduc-e1566997569221.jpg

Thủ tướng Đức Angela Merkel đă tặng cho Chủ tịch Tập Cận B́nh tấm bản đồ cổ có tên Trung Quốc đích thực (China Proper).

Trong chuyến thăm chính thức Hà Lan vào năm 2011, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó được người đồng cấp Hà Lan Mark Rutte tặng tấm bản đồ “Map of the Coastline of Quinam, Tonquin, Cochin-China and Aynam” (Bản đồ Vùng duyên hải Quảng Nam, Đàng Ngoài, Đàng Trong và đảo Hải Nam). Bản đồ do một nhà địa lư Hà Lan vẽ năm 1695, trước đó được lưu tại Cơ quan Lưu trữ quốc gia Hà Lan ở The Hague. Bản đồ mô tả mối quan hệ địa lư giữa quần đảo “Paracel” (Hoàng Sa) và “Coastline of Quinam” (vùng bờ biển Quảng Nam), chứ không có một liên hệ địa lư nào với đảo “Aynam” (Hải Nam). Thủ tướng Hà Lan khi đó muốn chuyển một thông điệp là “sự thực đanh thép tồn tại qua các chứng cứ lịch sử, không ai xuyên tạc được, đừng ai phí công ngụy tạo những chứng cứ và lập luận vô căn cứ”. Ông Rutte nói rơ đó là “một bằng chứng mà chúng tôi bảo quản trong kho lưu trữ quốc gia Hà Lan từ mấy thế kỷ, đă trải qua nhiều so sánh thực tế”.

http://img-static.ngonco.net/2019/08/hn.jpg  

Điều này cũng tương đồng với tấm bản đồ cổ có tên Trung Quốc đích thực (China Proper) mà Thủ tướng Đức Angela Merkel đă tặng cho Chủ tịch Tập Cận B́nh nhân chuyến thăm châu Âu của lănh đạo Trung Quốc vào ngày 28/03/2014. Đây là tấm bản đồ vẽ lănh thổ Trung Quốc thời Càn Long (1736 – 1795) do nhà bản đồ học người Pháp là Jean-Baptiste Bourguignon d’Anville vẽ, được 1 nhà xuất bản ở Đức xuất bản năm 1735. Tấm bản đồ cổ Trung Quốc này cũng không có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Điểm cực Nam cũng chỉ tới đảo Hải Nam. Dù Phó phát ngôn viên Georg Streiter của bà Merkel khẳng định “Đức không có ẩn ư ǵ” sau khi truyền thông phân tích về tấm bản đồ, nhưng giới quan sát cho rằng tấm bản đồ một lần nữa thể hiện rơ giới hạn biên cương của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam và hoàn toàn không có liên hệ với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam.

http://img-static.ngonco.net/2019/08/bandoco-e1566998039821.jpg

H́nh ảnh rơ nét về tấm bản đồ lănh thổ Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam được Thủ tướng Đức Angela Merkel đă tặng cho Chủ tịch Tập Cận B́nh nhân chuyến thăm châu Âu của lănh đạo Trung Quốc vào ngày 28/03/2014.

Từ hơn 5 thế kỷ trước, Hoàng Sa, Trường Sa đă được các nhà bản đồ học, các nhà hàng hải, các nhà phát kiến địa lư và các thương gia phương Tây và Đông Nam Á… đề cập và vẽ trong những tấm bản đồ về Việt Nam. Điều này cũng được nhiều văn tự, sách cổ thế giới đề cập khi viết về Việt Nam. Và đây cũng chính là cách thế giới từ lâu nghiễm nhiên thừa nhận Hoàng Sa và Trường Sa thuộc về Việt Nam.

Trong khi đó, bản đồ cổ về Trung Quốc do phương Tây xuất bản cũng như do chính Trung Quốc xuất bản đều chỉ dừng lại ở cực Nam của đảo Hải Nam. Trái ngược hẳn với những tuyên bố vô lư của Trung Quốc về Hoàng Sa, Trường Sa cũng như đường lưỡi ḅ “liếm” gần trọn Biển Đông đang gây phản ứng của dư luận thế giới.

Một số h́nh ảnh bản đồ khác:  

Bản đồ Trung Quốc do Handy Reference Atlas ấn hành tại Edinburgh (Scotland) năm 1888. Biên giới phía nam cũng chỉ là đảo Hải Nam.

http://img-static.ngonco.net/2019/08/bandonhat-e1566998388475.jpg

Bản đồ Trung Quốc và Nhật Bản do Commercial Atlas Rand McNally xuất bản tại Chicago (Mỹ) năm 1942 thể hiện phần lănh thổ cực nam của Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam

Đặng Trường 

Trở lại