Biển Đông Chật Hơn

Trần Khải

 

Vậy là Biển Đông chật hơn... nh́n đâu cũng thấy tàu chiến và phi đạn, không của nước này th́ của nước khác.

Câu hỏi là, việc Hải quân Mỹ đưa tàu chiến vào Biển Đông có giúp ǵ cho tự do hải hành hay không?  Nhiều người nghi ngờ là vô ích, v́ Trung Quốc đă xây xong các đảo nhân tạo, và đă bố trí nhiều  dàn vũ khí phi đạn, radar...

Tạp chí Defense News ghi rằng một sĩ quan Hải quân Hoa Kỳ đă đẩy lùi các ư kiến trong một hội nghị thượng đỉnh rằng việc tự do hải hành trong Biển Đông không hiệu quả, v́ bây giờ TQ đă bám chặt, đă xây nhiêu tiền đồn trên các đảo nhân tạo.

Nói chuyện ở Singapore trong diễn đàn Đối thoại  Shangri-La Dialogue tổ chức bởi International Institute of Strategic Studies, Phó Đô Đốc Donald Gabrielson,
Tư lệnh Phối hợp Quân Vận  Quân Lực Hoa Kỳ Tây Thái B́nh Dương, nói rằng hoạt động hải hành của Mỹ không phải để khiêu khích, cũng không có ư là chính sách ngắn hạn.

Gabrielson, trong tương lai gần sẽ là Tư lệnh Hạm Đội Tấn Công Thứ 11 (Carrier Strike Group 11) bản doanh ở Everett, Washington, nói rằng các chuyến hải hành của Mỹ ở Biển Đông là để hỗ trợ quyền của tất cả các quốc gia.

Trong khi đó, Hoa Kỳ lộ ư thức đẩy tăng các hành xử quyền tự do hải hành ở Biển Đông.

Hai viên chức Hoa Kỳ và 1 số nhà ngoại giao đưa tin : Hoa Kỳ đang cân nhắc khả năng gia tăng các hoạt động tuẫn tiễu tại Biển Đông như là hành xử quyền tự do hàng hải trong lúc Trung Cộng quân sự hoá các đảo lấn chiếm tại Biển Đông.

Ngũ Giác Đài đang đặt kế hoạch có ư nghĩa xác quyết hơn bằng cách đưa chiến hạm tuần tiễu gần các cơ sở của Trung Cộng trong vùng – không rơ Ngũ Giác Đài đă tiến đến gần 1 quyết định chưa.

Hành động khẳng quyết sẽ là các cuộc tuần tiễu dài hơn, huy động nhiều tàu hơn, và đến sát cơ sở Trung Cộng hơn. 1 viên chức ngoại giao phuơng tây phát biểu : đă thấy cảm giác thật về tăng hành động. Ngũ Giác Đài không b́nh luận.

Dường như tiếp cận khẳng quyết hơn đă bắt đầu - Reuters báo tin trong tuần qua : 2 chiến hạm Hoa Kỳ di chuyển gần các đảo bị Trung Cộng chiếm cứ cả trong khi TT Trump t́m kiếm hỗ trợ của Trung Cộng trên hồ sơ Bắc Hàn.

Ngoài ra, Washington đă rút lại lời mời hải quân Trung Cộng tham dự tập trận RIMPAC 2018 sắp diễn ra tại vùng biển Hawaii, quy tụ gần 30 nước đồng minh và đối tác.

Trong tháng qua, oanh tạc cơ Trung Cộng lên xuống 1 phi đạo tại Biển Đông, gây quan ngại với Philippines và Vietnam.

Qua ngày 12-5, có tin Trung Cộng đặt phi đạn trong vùng, đă đuợc ảnh vệ tinh xác nhận. Tại hội thảo an ninh Shangri-La hôm cuối tuần, chuyên gia Tim Huxley làm việc tại Singapore nêu nhận xét : gây áp lực có thể hăm chậm hành động quân sự hoá của Beijing, nhưng khó ngăn cấm, v́ họ đă tạo ra “sự đă rồi”, và mục tiêu là các quyền lợi chiến luợc lâu dài và bảo đảm nguồn cung cấp năng luợng….

Một tin khích lệ khác: Anh, Pháp cũng đưa tàu chiến tới Biển Đông…

Tàu chiến của Pháp và Anh sẽ đuợc huy động tới Biển Đông thách thức sự hiện diện gia tăng của Trung Cộng, theo loan báo tại hội thảo Shangri-La của bộ trưởng 2 nước Tây Âu cùng là thành viên thường trực của HĐ Bảo An – Báo Hong Kong tường thuât :
kế hoạch của Washing ton là mở rộng các hoạt động của chiến hạm Hoa Kỳ gọi là “hành xử quyền tự do hàng hải” tại Biển Đông phù hợp với luật quốc tế.

Bộ trưởng quốc pḥng Pháp Florence Parly nói rơ : 1 hải đội Pháp cùng với trực thăng và tàu chiến của Anh sẽ ghé thăm thị quốc Singapore tuần tới và di chuyển qua vùng Trung Cộng lấn chiếm 1 số đảo thuộc Biển Đông – bà tiên đoán : sẽ có giọng nói xua đuổi nghiêm khắc qua máy truyền tin, các hạm trưởng Pháp sẵn sàng và điềm tĩnh trả lời lưu ư họ rằng chúng tôi đang di chuyển tại hải phận quốc tế.

Bộ trưởng Parly khẳng định “
Cùng đồng minh tổ chức tuần tiễu định kỳ là góp phần duy tŕ trật tự luật định”.

Theo lời bà, sẽ có quan sát viên của Đức tháp tùng hải đội này. Bộ trưởng quốc pḥng UK Gavin Williamson
xác nhận sẽ đưa tới Biển Đông 3 chiến hạm v́ nhiệm vụ nhắc nhở nhu cầu hành động theo luật quốc tế, và các hậu quả nếu không tuân thủ.

Hai bộ trưởng Parly và Williamson là diễn giả tại đối thoại Shangri-La ngày chủ nhật. 1 thượng tá Trung Cộng dự hội thảo nói “
Tàu chiến nuớc khác tới trong phạm vi hải phận 12 dặm bị coi là cố t́nh khiêu khích”. Tuần qua, chiến hạm Hoa Kỳ đă đến gần đảo cạn và đảo nhân tạo do Trung Cộng kiểm soát trong hành động “hành xử quyền tự do hàng hải”. Ngũ Giác Đài cũng đă rút lời mời hải quân Trung Cộng tham gia cuộc tập trận gọi là RIMPAC 2018 sắp khai diễn tại vùng biển Hawaii quy tụ gần 30 nước.

Trong khi đó, thông tấn Sputnik của chính phủ Nga cho biết rằng Cam Ranh không phải là địa chỉ mới đối với thủy thủ hải quân Nga.

Bản tin nói rằng đây là lần thứ ba trong bốn năm qua một nhóm tàu chiến thuộc Hạm đội Thái B́nh Dương Nga đă tới cảng Cam Ranh với chuyến thăm hữu nghị.

Khi tới thăm các tàu chiến, ông Konstantin Vnukov, Đại sứ Nga tại Việt Nam, nhận xét rằng, "chuyến thăm này góp phần quan trọng vào việc tăng cường mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện giữa hai nước chúng ta".  Đại sứ Nga cũng nhấn mạnh rằng, sự tương tác giữa Nga và Việt Nam trong lĩnh vực quốc pḥng và an ninh là một bằng chứng cho độ tin cậy cao nhất giữa hai nước.

Trong cuộc phỏng vấn với "Sputnik",  Giám đốc Viện Hồ Chí Minh tại Saint Pêtrsburg, giáo sư Vladimir Kolotov nói:

"Việt Nam đang thực thi chính sách chủ quyền trong việc thiết lập quan hệ quân sự dựa trên nguyên tắc không tham gia bất cứ liên minh quân sự, không cho nước nào đặt căn cứ quân sự tại Việt Nam, không được cho quốc gia khác sử dụng lănh thổ nước ḿnh để tiến hành xâm lược. Điều này hoàn toàn trùng hợp với các nguyên tắc cơ bản trong chính sách đối ngoại của Nga, được xây dựng dựa trên cơ sở tuân thủ luật pháp quốc tế. Quan hệ quân sự Nga-Việt không nhằm chống lại các nước thứ ba. Chứng tỏ về điều đó là chương tŕnh chuyến thăm tới Cam Ranh của đoàn tàu Nga mang ư nghĩa nhân đạo. Một thí dụ điển h́nh về điều đó là hoạt động đầu tiên của các thủy thủ Nga tại Việt Nam là việc đặt ṿng hoa bên đài tưởng niệm những người lính và thường dân của hai nước đă hy sinh v́ ḥa b́nh và ổn định trong khu vực.”

Thực tế,  một câu hỏi chưa nêu ra: Nga có thực tâm  muốn giúp VN ǵn giữ Biển Đông trước màn lấn chiếm liên tục của Trung Quốc?

Trở lại