Biển Đông Hung Hiểm... 

Trần Khải

Vô cùng hung hiểm... Một Đô Đốc Hải Quân Hoa Kỳ đưa ra cảnh báo về khả thể bùng nổ chiến tranh Biển Đông giữa Mỹ và Trung Quốc.

Báo IB Times ghi rằng Tân đại sứ Hoa Kỳ tại Úc châu do Tổng Thống Trump chọn là Đô đốc Harry Harris Jr. nói trước Quốc hội Mỹ rằng TQ có ư định minh bạch là khống chế Biển Đông và xây các căn cứ quân sự có khả năng đe dọa quân sự Hoa Kỳ.

Đô đốc Harris Jr., 62 tuổi, đă phục vụ Hải quân trong 39 năm, cảnh báo trước Quốc Hội Mỹ rằng khả năng quân sự TQ đang tăng tốc quan ngại, và nếu Mỹ không tăng cường vũ trang th́ Quân Lực  Hoa Kỳ Vùng Thái  B́nh Dương sẽ vất vả gian nan khi chạm trán với Hải quân  TQ.

Tuy nhiên, Hoa Kỳ cũng suy tính chiến lược mới: Mỹ, Ấn, Nhật, Australia bàn kế hoạch hạ tầng bao vây TQ.

Để đối đầu kế hoạch đầy tham vọng gọi là “Một Đai, Một Đường” của Trung Cộng, Hoa Kỳ, Ấn Độ đang cùng Nhật và Austrlia bàn tính 1 kế hoạch cạnh tranh mà Washington gọi là “phương án thay thế” – báo the Australian Financial Review phát hành ngày Thứ Hai dẫn nguồn tin từ chính quyền Canberra cho hay Thủ Tướng Turnbull và TT Trump định họp tuần này tại thủ đô Washington.

Nhưng, kế hoạch chưa sẵn sàng để chính thức công bố. Trung Cộng đang tài trợ hay hợp tác trong các đề án cảng, xe điện cao tốc và đường bộ tại trên 60 quốc gia trong chương tŕnh “Một Đai, Một Đường”.

Viên chức ẩn danh phát biểu “Không ai nói Trung Cộng không nên xây dựng hạ tầng cơ sở – họ có thể tự kiến thiết thương cảng có giá trị kinh tế, chúng ta có thể làm đường nối liền với cảng ấy”.

Nhưng, với Hoa Kỳ th́ “Một Đai, Một Đường” là mưu đồ bá quyền của tương lai.

Mới đây, không lâu sau hội nghị “Quadrilateral Security Dialogue - QSD” họp tại Manila bên lề hội nghị ASEAN Tháng 11-2017, và hội nghị thượng đỉnh Đông Á, Bộ Tứ đă thoả thuận phục hồi “đối thoại Tay Tư” phát sinh từ thập niên 1990.

Beijing đă lên tiếng phản đối, v́ tin rằng mục tiêu của QSD là kềm hăm khả năng mở rộng thế lực của họ.

Thủ Tướng Turnbull định đến Hoa Kỳ vào ngày Thứ Tư tuần này trong 1 chuyến đi 3 ngày với 1 phái đoàn kinh doanh đầu tư – cuộc gặp gỡ TT Hoa Kỳ vào dịp này là lần thứ 4 giữa 2 nhà lănh đạo hành pháp. Thủ Tướng Australia là nhà lănh đạo thế giới đầu tiên chúc mừng TT Trump thắng cử.

Trong khi đó, bản tin RFI cho biết tàu chiến Anh quóác sẽ liên minh với nhiều siêu cường  trên biển Thái B́nh Dương: HMS Sutherland, khu trục hạm diệt tàu ngầm của hải quân Hoàng gia Anh sẽ tham gia tuần tra với các đồng minh trong vùng Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Nói cách khác, cựu siêu cường hàng hải của thế kỷ 19 sẽ góp phần vào chiến lược của Mỹ, Úc, Nhật, Ấn ngăn chận ư đồ thống trị Biển Đông của Trung Quốc. Nói dễ nhưng làm phải thận trọng, theo như nhận định của một nhà phân tích trên Asia Times.

Sự kiện khu trục hạm HMS Sutherland được đưa vào vùng Tây Thái B́nh Dương là một trong những nỗ lực của Anh Quốc nhằm củng cố vai tṛ của một cường quốc và đánh tan những lập luận cho rằng thế lực đang yếu dần. Theo tuyên bố của bộ trưởng Quốc Pḥng Gavin Williams tại Úc hồi tuần trước, hải quân Anh sẽ yểm trợ cho chiến dịch «Tự do hàng hải» tại Biển Đông, con đường huyết mạch của thương mại quốc tế, một nỗ lực của Mỹ hầu ngăn chận Trung Quốc biến thành ao nhà.

Tuy đang vất vả t́m ngân sách để trang bị hàng không mẫu hạm mới nhưng chính phủ Anh Quốc không thiếu lư do chính đáng để tung lực lượng đến tận châu Á.

RFI nhắc rằng Liên Hiệp Anh là thành viên của Hội Đồng Bảo An. Thứ hai, trong số 18 quốc gia trong Khối Thịnh Vượng Chung, đại đa số lại nằm ở Ấn Độ - Thái B́nh Dương. Lư do thứ ba là Anh Quốc bị ràng buộc với Hoa Kỳ, Úc, New Zealand và Canada trong một hiệp ước hợp tác t́nh báo. Và thứ tư là Anh Quốc có một thỏa thuận quốc pḥng chung với Úc, New Zealand, và hai nước Đông Nam Á là Malaysia và Singapore. Luân Đôn có trách nhiệm bảo vệ đồng minh trước tham vọng của Trung Quốc lấy Biển Đông làm ao nhà. Do vậy, tuần tra «bảo vệ tự do hàng hải» là biện pháp tốt nhất để bảo vệ «nguyên tắc giao thương quốc tế».

Bản tin khác của RFI ghi nhâän t́nh h́nh TQ bao vây VN: Trong khuôn khổ «Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện», Trung Quốc và Cam Bốt sẽ tổ chức cuộc diễn tập quân sự «Rồng Vàng» lần thứ hai vào tháng 03/2018. Trong khi đó, Cam Bốt đă hủy bỏ cuộc tập trận «Angkor Sentinel» hàng năm với Hoa Kỳ, và nêu lư do là cần huy động quân đội để bảo đảm sự ổn định trong việc tổ chức các cuộc bầu cử trong năm 2017 và 2018.

Ngày 08/02/2018, giáo sư Carlyle Thayer, thuộc Học viện Quốc Pḥng Úc, nhận định trên RFI Tiếng Việt, trích:

“...Việt Nam có một lực lượng bộ binh hùng hậu được trang bị tốt. Từ năm 2015, Việt Nam đă ưu tiên hiện đại hóa lực lượng bộ binh. Cũng trong tiến tŕnh hiện đại hóa quân đội, Việt Nam sẽ mua 64 xe tăng chiến đấu T-90 của Nga. Cần nhớ rằng viện trợ quân sự của Trung Quốc, bao gồm cả cố vấn, cho Khmer Đỏ đă không ngăn cản được Việt Nam xâm lược Cam Bốt vào cuối năm 1978.

Quân đội Trung Quốc và Việt Nam có quan hệ tương đối ổn định. Trong bốn năm qua, hai bên đă lần lượt thay nhau tổ chức giao lưu hữu nghị quốc pḥng biên giới, bao gồm cả các cuộc gặp thường niên giữa các bộ trưởng Quốc Pḥng. Các sĩ quan Việt Nam theo học ở các trường chính trị tại Trung Quốc và giữa hai nước có chương tŕnh trao đổi đào tạo thường xuyên ở cấp hạ sĩ quan.

Việt Nam không mua vũ khí của Trung Quốc. Nga là nhà cung cấp chính. Cả Trung Quốc và Nga sẽ phải quyết định nên phản ứng thế nào nếu xẩy ra đụng độ giữa Cam Bốt và Thái Lan, giữa Trung Quốc và Việt Nam....”

Trong khi đó, bản tin VOA ghi nhận t́nh h́nh từ Manila: Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte hôm 19/2 t́m cách giảm bớt sự lo ngại về việc Trung Quốc xây dựng căn cứ quân sự trên các ḥn đảo nhân tạo ở Biển Đông, đồng thời bông đùa muốn trao Philippines cho Bắc Kinh để thành một tỉnh của Trung Quốc.

Phát biểu trước các doanh nhân Trung Quốc và Philippines, theo Reuters, ông Duterte cho rằng Bắc Kinh làm vậy để chống Mỹ thay v́ đương đầu với các quốc gia láng giềng.

Bản tin VOA viết, trích:

“...Về những lời chỉ trích về việc không hành động đủ mạnh trước Trung Quốc ở Biển Đông, nhà lănh đạo này từng nói rằng ông “sẽ không để người Philippines chết một cách không cần thiết”.

“Tôi sẽ không tham gia cuộc chiến mà ḿnh sẽ không bao giờ chiến thắng”, ông Duterte nói.

Theo Reuters, trước khi kết thúc bài phát biểu hôm 19/2, ông Duterte bông đùa, đề nghị trao và biến Philippines thành một tỉnh của Trung Quốc.

“Nếu quư vị muốn, quư vị có thể biến chúng tôi trở thành một tỉnh như Phúc Kiến. Tỉnh Philippines, nước Cộng ḥa Trung Hoa”, ông Duterte đùa...” (hết trích)

Đùa, nhưng có khi là nửa đùa nửa thật. Chính phủ Trung Quôác đang lắng nghe...

Trở lại