BIỂN NAM TRUNG HOA SẼ ĐI VỀ ĐẨU?

Đại Dương

Tài liệu tham khảo:

Asia Minute: Busy Times for International Ships in South China Sea (EXbulettin)

First Biden-Xi Phone Call Shows Not Much Has Changed in US-China Relations (Diplomat)

Report Shows Rising Southeast Asian Trust in US, Falling Trust in China (Diplomat)

US hints at modifications of FONOPs under Biden (Asia Times)

France wades into South China Sea against China (Asia Times)

 

BIỂN NAM TRUNG HOA SẼ ĐI VỀ ĐẨU?

Đại Dương

Biển Nam Trung Hoa (SCS) kéo dài từ phía Bắc Đài Loan đến chạm vào Eo biển Malacca là một thuật ngữ mà giới hàng hải quốc tế sử dụng từ lúc sơ khai khi đề cập đến vị trí trên Biển dựa theo những hạn chế của ngành hàng hải.

Các nhà hàng hải thuở xưa sử dụng hướng đến để chỉ địa danh nên SCS không phải của Trung Hoa mà chỉ là một cột mốc trong khu vực. Ấn Độ Dương không của Ấn Độ. Vịnh Mễ Tây Cơ không thuộc sở hữu Mexico; Vịnh Ba Tư không phải của Iran.

Biển Đông mà người Việt Nam gọi “h́nh như” được giới hạn từ cực bắc Hoàng Sa (Paracel Islands, Tây Sa) tới cực nam Trường Sa (Spratly Islands, Nam Sa).

Biển Đông Nam Á nằm trong ḷng các quốc gia duyên hải Đông Nam Á.

Biển Tây Phi Luật Tân nằm về phía Tây của nước này.

Biển Nam Trung Hoa do Bắc Kinh yêu sách từ Bắc Đài Loan tới Băi cạn Luconia của Mă Lai Á.

Cách đặt tên chưa thống nhất này khiến cho việc xác định chủ quyền Biển của các quốc gia trong vùng trở nên phức tạp dễ dẫn tới tranh chấp triền miên.

Tuy các quốc gia duyên hải trong Biển Nam Trung Hoa đều phê chuẩn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) gồm 167 quốc gia tham dự, nhưng, họ không tuân thủ hoàn toàn các quy định trong Công ước. Hoa Kỳ đứng ngoài, nhưng, tuân thủ các điều khoản quy định v́ tương hợp với tất cả các hiệp ước quốc tế và tập tục hàng hải đă có từ trước.

Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) nhân vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc đă bị các quốc gia duyên hải trong vùng “chính trị-hoá” nên mất hiệu lực v́ PCA không có biện pháp cưỡng chế mà chỉ dựa vào tinh thần tôn trọng pháp luật.

Tranh chấp trên SCS tập trung vào hai vấn đề chính: (1) Về chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán. (2) Về quyền tự do hàng hải.

Về chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán.

Các quyền căn bản này được ghi rơ trong UNCLOS liên quan đến chủ quyền trên biển lấy đường căn bản làm gốc: Lănh hải cách xa 20 hải lư, Tiếp giáp Lănh hải 40 HL, Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 HL, Thềm Lục địa xa nhất 350 HL.

Tuy Trung Quốc đă đóng vai tṛ quan trọng suốt 10 năm soạn thảo UNCLOS, nhưng, Bắc Kinh diễn dịch theo quyền lợi riêng tư: (1) Bắc Kinh đưa ra khái niệm “vùng biển lịch sử” để vẽ Đường 9 Đoạn chiếm hầu hết SCS, bất chấp Phán quyết của PCA. (2) Bố trí 3 lực lượng Hải Quân, Hải Cảnh, Dân Quân Biển để duy tŕ quyền kiểm soát thực tế; đẩy các lực lượng Hải Quân, Hải Cảnh, ngư dân của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á chỉ được hoạt động ven bờ. (3) Quân-sự-hoá SCS như chiếc ao nhà để toàn quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên và làm nơi thao dượt 3 lực lượng đó nhằm phục vụ cho tham vọng thống trị toàn cầu.

Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia ngày càng suy vi: (1) Không tuân thủ trọn vẹn UNCLOS nên chưa giải quyết được t́nh trạng “chồng lần” giữa lân bang. (2) Kiểu đèn nhà ai nấy rạng nên khó chống đỡ sức mạnh vượt trội của Trung Quốc. (3) Chẳng quốc gia nào hợp tác quân sự chặt chẽ với Hoa Kỳ, ngoại trừ Tân Gia Ba, khiến họ yếu thế trước mối đe doạ từ Bắc Kinh. (4) Phi Luật Tân có Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, tuy nhiên, cuối năm 1992, Thượng viện Phi Luật Tân không phê chuẩn hợp đồng cho Mỹ tiếp tục thuê Căn cứ Hải quân Subic Bay và phi trường Clark nên Hoa Kỳ rút lực lượng đồn trú về.

Từ đó, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á thường xuyên bị ba lực lượng Hải Quân, Hải Cảnh, Dân Quân Biển chèn ép và đe doạ về chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán gây thiệt hại nghiêm trọng tới chủ quyền quốc gia và hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.

Hiện tại và tương lai, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á không có khả năng đơn phương hoặc kết hợp đủ sức chống lại bất cứ cuộc tấn công quân sự quy mô nào từ Trung Quốc.

Giới lănh đạo Đông Nam Á cho rằng họ mất an ninh do sự cạnh tranh quyền thống trị SCS giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ nên không muốn chọn bên.

Ḷng kiêu hănh dân tộc đă làm cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á bất an triền miên và bị áp lực ngày càng nặng khi tiềm lực quân sự Trung Quốc phát triển nhanh chóng.

Nhật Bản, Đại Hàn chấp nhận vai tṛ đồng minh với Hoa Kỳ, đồng ư chia sẻ gánh nặng pḥng thủ chung, kể cả chiếc dù che nguyên tử và quyền điều động quân lực nên đă duy tŕ nền hoà b́nh, ổn định và phát triển mọi mặt (xă hội, kinh tế, công nghệ, kỹ thuật, khoa học). Nhật và Hàn an cư lạc nghiệp.

Bắc Kinh và B́nh Nhưỡng chỉ quấy rối, nhưng, không bao giờ dám động binh với Hoa Kỳ kể từ sau cuộc chiến Triều Tiên (1950-1953).

Suốt 4 năm (2017-2021), Tổng thống Donald Trump đă t́m mọi cách chặn đứng tham vọng Bắc Kinh trên SCS, đồng thời, thuyết phục các đối tác Duyên hải Đông Nam Á hợp tác trên căn bản cùng nhau nắm tay ǵn giữ hoà b́nh và phát triển mà không bị chèn ép. Kết quả: Các quốc gia duyên hài Đông Nam Á mạnh dạn hơn trong các hoạt động bảo vệ và duy tŕ chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của từng quốc gia.

Mọi hoạt động bảo vệ chủ quyền và lợi ích quan yếu của các quốc gia Duyên hải Đông Nam Á đều được chính quyền Trump hỗ trợ và khuyến khích. Viện thăm ḍ dư luận Yusof Ishak ở Tân Gia Ba ghi nhận tại 10 nước Đông Nam Á có 63% thích Hoa Kỳ so với 38% dành cho Trung Quốc; 88% lo ngại trước đường lối “chính trị và chiến lược” của Tập Cận B́nh.

Nhưng, giới chính trị gia Duyên hải Đông Nam Á chỉ muốn Hoa Kỳ lo giử nhà dùm để họ làm ăn với Bắc Kinh mà chẳng muốn bỏ tiền túi để tăng cường sức mạnh quân sự. Họ cần viên chức cao cấp Mỹ tới dự các hội nghị để chỉ trích hành động hung hăng, lấn áp từ Bắc Kinh do bản thân tránh làm mích ḷng Trung Quốc!

Cuộc điện đàm Tập Cận B́nh và Joe Biden

Cuộc điện đàm ngày 6 tháng 2 năm 2021 giữa Ngoại trưởng Antony Blinken và Uỷ viên Quốc vụ đặc trách đối ngoại, Dương Khiết Tŕ đă phát thảo chính sách ngoại giao cho Tổng thống thứ 46 của Hoa Kỳ, Joe Biden: Xoá bỏ chính sách “ngoại giao cứng rắn” thời Trump bằng chính sách “ngoại giao kiên nhẫn”.

Trả lời phỏng vấn trên CNN ngày hôm sau, Đại sứ Trung Quốc tại Mỹ, Thôi Thiên Khải đúc kết “nhu cầu rơ ràng về ư thức tôn trọng lẫn nhau" để đưa quan hệ Mỹ-Trung trở lại "đường hướng ổn định và mang tính xây dựng”.

Bản tin của Toà Bạch Ốc viết về cuộc điện đàm hơn 2 tiếng đồng hồ giữa Tổng thống Joe Biden và Chủ tịch Tập Cận B́nh: “Biden đă đề cập đến việc ǵn giữ một Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương tự do và cởi mở; nhấn mạnh những lo ngại cơ bản của ông về các hoạt động kinh tế bất công và cưỡng chế của Bắc Kinh; đàn áp ở Hồng Kông; vi phạm nhân quyền ở Tân Cương; và các hành động ngày càng quyết đoán ở khu vực, bao gồm cả về phía Đài Loan”.

Theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc viết “Khi Trung Quốc và Hoa Kỳ hợp tác với nhau, họ có thể hoàn thành rất nhiều điều v́ lợi ích của cả hai quốc gia và thế giới nói chung; tuy nhiên, cuộc đối đầu giữa hai quốc gia chắc chắn sẽ là thảm họa cho cả hai quốc gia và thế giới.” Ông Tập nhấn mạnh “hai bên phải tôn trọng lẫn nhau”. Hoa Kỳ nên tôn trọng lợi ích cốt lơi của Trung Quốc và hành động thận trọng; tuyên bố cho biết. Thiết lập lại các cơ chế đối thoại khác nhau như các Chính quyền W. Bush và Obama đă làm”.

Bắc Kinh biết Chính quyền Biden sẽ nói dối nên chỉ thị cho Nhà ngoại giao cao cấp nhất Dương Khiết Tŕ công khai cuộc thảo luận với người đồng nhiệm Antony Blinken ngày 6 tháng 2 năm 2021. Và, hôm sau, Đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Thôi Thiên Khải tŕnh bày chủ trương của Trung Quốc trên Đài CNN; “sự phát triển, sự tăng trưởng của Trung Quốc, có được là nhờ sự lao động cần cù của người dân nước này, cùng hơn 40 năm cải cách và mở cửa. Đây là một sự thật lịch sử. Nói khác đi là đi ngược lại sự thật. Chúng tôi ủng hộ hợp tác cùng với các nước khác xây dựng một cộng đồng toàn cầu với một tương lai chung”.

Tập Cận B́nh đă bố trí ngoại giao trước khi điện đàm nên không cho phép Joe Biden làm thay đổi nghị tŕnh.

Chúng ta có thể đoan chắc, Biden không có cơ hội đi trật đường rầy.

Vậy, trong hai giờ dài, chắc chắn Biden chỉ có thể lắng nghe để khắc cốt ghi tâm những lời vàng ngọc của Tập Chủ tịch mà xây dựng Nhà nước Dân chủ Nhân dân, tiền thân Chủ nghĩa Cộng sản!

Làm sao Tập Cận B́nh có thể mua sản phẩm của Donald Trump do người bán hàng tài tử Joe Biden?

Tây Phương tăng cường sự hiện diện tại SCS

Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm Nimitz trên đường từ Trung Đông trở về đă tập trận chung với Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm Theodore Roosevelt trên Biển Nam Trung Hoa hôm 9 tháng 2 năm 2021.

Tiềm thuỷ đỉnh Nguyên tử Tấn công, Émeraude đă hoạt động với các đồng minh Nhật, Mỹ, Úc ở SCS với nhiệm vụ “Xác định luật pháp quốc tế là quy tắc duy nhất có hiệu lực”.

Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm HMS Queen Elizabeth sẵn sàng tới SCS sau 5 ngày nhận lệnh.

Cho tới nay chưa thấy sự phối hợp các lực lượng quốc tế tại Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương mà địch thủ th́ ai cũng biết.

Đại-Dương   

 

Trở lại