CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Missile Race: Does America or China Dominate the South China Sea? (National Interest)

The Americans Are Coming? Washington’s China Pushback and Its Uncertainties (Diplomat)

Japan’s Options in the South China Sea (Diplomat)

Technical Problems, Slowing Economy Cut China’s Carrier Ambitions (Diplomat)

Pentagon Tests Long-Banned Ballistic Missile Over Pacific (AP)

US and ‘Like-Minded’ Partners Will Keep Security in Asia to Counter China: Admiral (Reuters)

South China Sea: US stages 85 military exercises with regional allies in 2019, report says (SCMP)

 

CHUẨN BỊ CHIẾN TRANH TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Muốn Hoà b́nh phải chuẩn bị Chiến tranh đă phản ánh rơ ràng qua các hoạt động cụ thể của Hoa Kỳ và Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Bạch thư Quốc pḥng năm 2019 của Trung Quốc xác định: (1) Hoàn tất việc hiện-đại-hoá Quân đội và Lực lượng Quốc pḥng vào năm 2035. (2) Chuyển đổi toàn bộ Lực lượng Vũ trang Nhân dân sánh bằng các lực lượng quân sự hàng đầu thế giới vào giữa thế kỷ thứ 21. (3) Lực lượng Vũ trang Trung Quốc bảo vệ biển, đảo, đá trong Biển Đông Trung Hoa, Biển Nam Trung Hoa và Hoàng Hải. (4) Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) nhằm tạo ra chuỗi căn cứ quân sự và hệ thống tiếp vận hỗ trợ cho hoạt động của Lực lượng Vũ trang Nhân dân Trung Quốc trong chiến lược bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.

Tổng thống Mỹ, Richard Nixon và Thủ tướng Trung Quốc, Chu Ân Lai đă công bố Thông cáo chung Thượng Hải ngày 26/02/1972 chấm dứt chính sách cô lập Trung Quốc được các vị kế nhiệm thi hành mà tạo điều kiện thuận lợi cho Bắc Kinh thực thi chính sách bành trướng bá quyền theo kiểu Đế Quốc Trung Hoa. Họ bất chấp cảnh cáo của Cựu Tổng thống Nixon: “Chúng ta có thể đă tạo ra một con quỷ Frankenstein” khi trả lời phỏng vấn của tờ New York Times năm 1994.

Hoặc giả, giới lănh đạo Hoa Kỳ tuy đă biết mà chưa t́m được biện pháp đối phó, hay cứ mang hy vọng vào ông thần thời gian làm thay đổi hiện trạng.

Nhưng. Tổng thống Mỹ thứ 45, Donald Trump đảo ngược “chính sách hoà hoăn” của các vị tiền nhiệm để bắt đầu thực thi “Chiến lược Liên Hoàn” nhằm đập tan “Giấc Mộng Trung Hoa” của Tập Cận B́nh.

Chiến lược Quốc pḥng năm 2018 và năm 2019 của Hoa Kỳ nhằm chống lại chính sách bành trướng bá quyền của Bắc Kinh bao trùm các lĩnh vực chính trị, kinh tế, công nghệ, giáo dục, quân sự, văn hoá.

Hôm 02/12/2018, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ, Phụ trách Cục Đông Á & Thái B́nh Dương được Viện Brookings mời phát biểu về mưu đồ định h́nh nền trật tự toàn cầu của Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa: (1) Tây Phương đ̣i hỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc phải thích nghi với khu vực và thế giới để có thể hưởng lợi ích từ chủ nghĩa đa phương. (2) Nhiều giả định tràn đầy hy vọng của chúng ta đều sai lầm do những lời bảo đảm rỗng tuếch của Bắc Kinh sau khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2001. (3) Chính quyền Donald Trump đang xử trí vấn đề đúng theo bản chất Trung Quốc, chứ không phải theo h́nh tượng mà chúng ta từ lâu mong muốn nó trở thành. (4) Mục tiêu Hoa Kỳ là bảo vệ chủ quyền, thúc đẩy các lợi ích của chúng ta trong khu vực, và xúc tiến một trật tự, rộng mở và tự do dựa trên luật pháp ở Châu Á và toàn thế giới. (5) Chúng tôi muốn các quốc gia khác đóng vai tṛ quan trọng trong các vấn đề của thế giới, tôn trọng các quy tắc quốc tế chung và chia sẻ các gánh nặng về duy tŕ an toàn và an ninh thế giới. (6) Quan niệm của Bắc Kinh về “quản trị Kiểu Mới” thể hiện tính chuyên chế càng mạnh hơn, trong khu vực và bên ngoài. (7) Hoa Kỳ khuyến khích các đồng minh và đối tác lựa chọn cẩn trọng, nhằm bảo vệ lợi ích và chủ quyền quốc gia. Hoa Kỳ không mong muốn áp đặt các nước khác, và chúng tôi muốn các đồng minh và bạn bè của ḿnh không phải chịu sự áp đặt của bất kỳ ai.

Tại Học viện Ngoại giao Việt Nam hôm 20/11/2019, Bộ trưởng Quốc phong Mỹ, Mark Esper phát biểu: (1) Quan điểm “kẻ mạnh làm điều họ có thể làm, kẻ yếu phải chịu đựng những ǵ họ phải chịu” đă bị đa số cộng đồng nhân loại bác bỏ (năm 2010, Ngoại trưởng Trung Quốc, Dương Khiết Tŕ đă tóm tắt quan điểm của Bắc Kinh về trật tự khu vực tại hội nghị ASEAN: Trung Quốc là nước lớn, các nước khác là nước nhỏ, và thực tế là như vậy). (2) Hoa Kỳ kiên quyết phản đối hành vi dọa nạt các bên yêu sách nhằm khẳng định yêu sách lănh thổ hay hàng hải, và kêu gọi chấm dứt các hành động bắt nạt và phi pháp đang ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia duyên hải ASEAN. (3) Viễn kiến hợp tác của Hoa Kỳ dựa trên nguyên tắc tôn trọng chủ quyền và độc lập của tất cả các nước; giải quyết tranh chấp một cách hòa bình; thương mại và đầu tư tự do, công bằng và có đi có lại, bao gồm bảo vệ tài sản trí tuệ; và tuân thủ luật lệ và nguyên tắc quốc tế, bao gồm tự do hàng hải và hàng không. (4) Hoa Kỳ sẽ không ngại ngần vạch mặt chỉ tên và chống lại những hành vi cưỡng ép khi nhìn thấy chúng. (5) Hoa Kỳ cam kết hoàn toàn đối với khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương, sẽ tiếp tục biến lời nói thành hành động.

Nhật báo China Morning Post trích dẫn báo cáo của giới chuyên gia Trung Quốc ghi nhận trong năm 2019, Hải Quân Mỹ đă tiến hành “85 cuộc tập trận quân sự với Tân Gia Ba, Thái Lan, Phi Luật Tân, Ấn Độ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi để có nhiều đồng minh và chuẩn bị tác chiến tốt hơn”.

Tạp chí Jane ghi nhận Bắc Kinh đă bố trí khoảng 100 Hoả tiễn Chống hạm DF-26 tới Nội Mông, cách Hoàng Sa 2,000 dặm vẫn đủ khả năng tấn công các chiến hạm Mỹ ở Tây Thái B́nh Dương. Tuy nhiên, các chuyên gia quốc tế rất nghi ngờ v́ với thời gian đi của hoả tiễn DF-26 th́ mục tiêu đă di chuyển 150-450 mét.

Các khu trục hạm và tuần dương hạm Mỹ được trang bị Hoả tiễn Đánh chặn SM-6 có khả năng đánh trúng ngay khi DF-26 rời dàn phóng và lúc lao xuống mục tiêu. SM-6 hoàn toàn thành công trong ba lần thử nghiệm năm 2015, 2016, 2017.

Trong cuộc họp báo tại Đại sứ quán Mỹ ở Bangkok hôm 13/12/2019, Tư lệnh hạm đội Thái B́nh Dương, Đô đốc John Aquillino nhận định các hoạt động quân sự của Trung Quốc, nhằm “bức hiếp và hù dọa các nước trong vùng”. “Mỹ không muốn tranh hùng với Trung Quốc, nhưng, sẽ tranh đấu, nếu cần, để bảo đảm ḥa b́nh cho các quốc gia CHIA SẺ NHỮNG GIÁ TRỊ CÙNG VỚI MỸ”.

Chiến lược quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa ngày càng bộc lộ khuyết điểm chết người: (1) Nước biển làm xói ṃn và hư hỏng các đảo nhân tạo ở Trường Sa cùng với trang thiệt bị quân sự. (2) Để duy tŕ hoạt động các đảo nhân tạo, chi phí bảo tŕ ngày càng trở nên gánh nặng cho Bắc Kinh. (3) Các nguồn tiếp liệu cho các đảo nhân tạo dễ dàng bị cắt đứt như bài học đắt giá của Đế quốc Nhật Bản thời Đệ nhị Thế chiến. Những tiềm thuỷ đỉnh của Việt Nam, Tân Gia Ba, Indonesia đủ sức phá hỏng kế hoạch tiếp tế bằng đường biển của Bắc Kinh. (4) Duyên hải Việt Nam là vị trí lư tưởng để giám sát Đảo Hải Nam và Hoàng Sa trong khi Đảo Palawan của Phi Luật Tân là nơi bao trùm các đảo nhân tạo ở Trường Sa. Các đảo nhân tạo của Trung Quốc chẳng khác ǵ những lũ nhái vô vọng trước con trăn nếu Việt Nam và Phi Luật Tân bố trí hoả tiễn tấn công từ mặt đất.

Nền kinh tế Trung Quốc suy thoái do thương chiến toàn diện khiến cho tham vọng có 6 Hàng không mẫu hạm mà 4 chiếc chạy bằng năng lượng nguyên tử vào năm 2035 theo chỉ thị của Chủ tịch Tập Cận B́nh có thể đi vào cỏi mộng: (1) Theo các chuyên gia độc lập th́ tăng trưởng GDP của Trung Quốc chỉ bằng phân nửa của 6% được loan báo chính thức. (2) Chưa thể chuyển sức đẩy nguyên tử từ tiềm thuỷ đỉnh nguyên tử lên HKMH. (3) Ngân sách cũng khó cung ứng đầy đủ các chiến hạm hộ tống cho HKMH. Do đó, Bắc Kinh định tân trang cho HKMH Liêu Ninh huấn luyện thành tàu tác chiến!

Hoa Kỳ đă thử nghiệm hoả tiễn đạn đạo và hành tŕnh trên đất liền có tầm bắn 4,000 km sau khi rút khỏi Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung (INF) với Nga. Loại hoả tiễn này có thể phóng đi từ Đảo Guam đến những phần của Trung Quốc. Nếu các đồng minh và đối tác của Hoa Kỳ chịu bố trí loại hoả tiễn này th́ Hoa Lục có thể bị các trận mưa hoả tiễn.

Hàng không mẫu hạm Gerald R. Ford (CVN-78) tối tân và lớn nhất thế giới, tốn 13 tỉ USD đang thử nghiệm và dự trù đi vào hoạt động năm 2022. Kế tiếp chiếc John F. Kennedy (CVN-79) tốn 10 tỉ USD, sẽ đi vào hoạt động năm 2026. Chiếc thứ ba cùng loại sắp bắt đầu mà không hề bị trở ngại về ngân sách.

Nền kinh tế Trung Quốc đang rất bấp bênh trước cuộc chiến thuế quan, hạn chế công nghệ, bị nghi ngờ về ngoại giao bẫy nợ, bị lộ kiểu thương mại săn mồi, tham vọng thống trị thế giới lộ liễu, phong trào chống kiểu độc quyền của các chế độ độc tài đảng trị h́nh như báo động cho sự xuống dốc của Trung Quốc.

T́nh cảnh này khó cho Trung Quốc đương đầu với các cường quốc trên thế giới đang hợp lực trên Biển Nam Trung Hoa.

Đại-Dương  

Trở lại