ChuyỂn động quân sỰ trên South China Sea

                Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

General says China needs to arm South China Sea islands (Asahi Shimbun)

The Trump Doctrine’s search for a Trump Team goes on (Asia Times)

U.S. aircraft carrier and MSDF helicopter destroyer conduct joint exercises in disputed South China Sea (Japan Times)

China Kicks off Work on 6th Type 055 Guided-Missile Destroyer (Diplomat)

Scanning the Philippines (Inquirer)

India pivots to Southeast Asia to counter China's growing clout New Delhi seeks to capitalize on discontent over Beijing's influence (Nikkei)  

  Chuyển động quân sự trên South China Sea

                                   Đại-Dương

Sau 70 năm yên ổn, South China Sea (tức Biển Nam Trung Hoa, Biển Đông, Biển Tây Phi Luật Tân, Biển Đông Nam Á) bổng dậy sóng do tham vọng độc chiếm của Trung Quốc.

Hành vi coi thường và bất chấp luật pháp quốc tế của Bắc Kinh nhằm quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa buộc các quốc gia liên quan trực tiếp đến mọi hoạt động hàng hải phải phản ứng v́ quyền lợi được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định chi tiết và rơ ràng.

Hoa Thịnh Đốn và Bắc Kinh cáo buộc lẫn nhau về t́nh h́nh quân-sự-hoá trên South China Sea (SCS) mà không dựa vào thực tế.

Kể từ năm 1945 cho đến nay (2018), Hoa Kỳ không chiếm biển, đảo của bất cứ quốc gia Đông Nam Á nào, hoặc đe doạ chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền tài phán của họ.

Ngược lại, năm 1974, Trung Quốc đă cưỡng chiếm Nhóm đảo Lưỡi Liềm (Crescent Group) do Việt Nam Cộng Hoà trấn đóng tại Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa). Năm 1988, Bắc Kinh cưỡng đoạt Đá Gạc Ma (Johnson Reef, Xích Qua Tiêu) do Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam trấn giữ. Năm 2012, Trung Quốc cưỡng chiếm Panataq Shoal (Scarborough Shoal) do Phi Luật Tân trấn giữ. Năm 2014, Bắc Kinh đưa Giàn khoan HD-981 vào khảo sát trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam. Năm 2015, Trung Quốc bắt đầu bồi đắp và hoàn thành bảy (7) đảo nhân tạo, kể cả ba (3) đảo có đường băng cho phi cơ quân sự và cầu tàu cho chiến hạm tại Spratly Islands bất chấp dư luận quốc tế phản đối và Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) ngày 12-07-2016. Bắc Kinh thường xuyên, quấy nhiễu, phá hỏng việc thăm ḍ dầu khí và nghề cá nằm trong EEZ của Việt Nam và Phi Luật Tân.

Báo cáo "T́nh h́nh Biển Đông: Trung Quốc bồi đắp đảo - chuyển động của các nước liên quan" được Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản công bố về tương quan lực lượng quân sự tại SCS: Trung Quốc có 744 chiến hạm, kể cả 28 tiềm thủy đỉnh, 25 khu trục và hộ tống; và 2722 phi cơ, bao gồm 700 chiến đấu cơ, 18 trinh sát cơ; quân số Hải quân và Thuỷ quân Lục chiến thường trực 10,000 người.

Đối lại, Phi Luật Tân, Việt Nam, Mă Lai Á có 356 chiến hạm, kể cả 17 khu trục hạm và hộ tống hạm, 10 tiềm thuỷ đỉnh; 181 phi cơ, tính cả 91 chiến đấu cơ và 2 trinh sát cơ; HQ và TQLC 353,000.     

Phó đô đốc Yoji Koda, cựu Tư lệnh Lực lượng Pḥng vệ Nhật Bản nhận định hôm 9 tháng 3 năm 2018; “cán cân lực lượng quân sự trên SCS (South China Sea) nghiêng hẵn về phía Trung Quốc nên mất cân bằng nghiêm trọng … nếu cộng đồng quốc tế không ngăn chặn Bắc Kinh tiếp tục quân-sự-hoá th́ vùng biển này sẽ bị khống chế”.

Tổng thống Donald Trump cương quyết sửa đổi chính sách sai lầm của các vị tiền nhiệm nên công bố Chiến lược An ninh Quốc gia (NSS) được Bộ Quốc pḥng thi hành qua Chiến lược Quốc pḥng (NDS), xác nhận Trung Quốc và Nga là hai (2) “Đối thủ Chiến lược” thay cho danh nghĩa “Đối tác Chiến lược” đă có từ trước.

Giới nghiên cứu quốc tế dựa vào hoạt động sau một năm cầm quyền mà cố h́nh dung “Học thuyết Trump (Trump Doctrine) như sau: (1) sử dụng sức mạnh quân sự bảo vệ lợi ích an ninh Hoa Kỳ, thoả hiệp hạn chế với Nga và Trung Quốc. (2) đặt sự thịnh vượng của Hoa Kỳ lên hàng đầu, đặc biệt bảo vệ sức mạnh công nghệ. Tổng thống Trump đă cấm công ty Broadcom của Trung Quốc mua Qualcomm của Mỹ.

Thực sự, Donald Trump không phải nhà lập thuyết như Tổng thống James Monroe công bố năm 1823 nhằm ngăn chặn các đế quốc Châu Âu xâm lăng hoặc can thiệp vào các vấn đề nội bộ các nước Bắc và Nam Mỹ. Học thuyết Richard Nixon thành h́nh từ áp lực của dân Mỹ muốn Hoa Kỳ rút chân ra khỏi Đông Dương với hai điều kiện (1) Hoa Kỳ cam kết bảo vệ các quốc gia đồng minh Châu Á, kể cả sử dụng vũ khí nguyên tử nếu cần. (2) Các quốc gia Á Châu phải tự xây dựng lực lượng pḥng thủ. 

Trump không biệt lập mà tích cực vận động củng cố liên minh cũ, phát triển liên minh mới, đối tác mới trong tinh thần: Hoa Kỳ mạnh, đồng minh mạnh, liên minh mạnh cùng nhau đảm đang trách nhiệm và chia sẻ nghĩa vụ.

Nhật Bản đang t́m kiếm sự hợp tác với Hoa Kỳ và Anh Quốc để chế tạo chiến đấu cơ tàng h́nh thế hệ thứ năm không ngoài mục đích làm đối trọng với Trung Quốc.

Tổng thống Donald Trump không câu nệ vài chi tiết khác biệt mức độ dân chủ và t́nh trạng nhân quyền ở Đông Nam Á để hợp lực chống tham vọng bành trướng, bá quyền của Tập Cận B́nh.

Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson đă thăm thiện chí Phi Luật Tân và Việt Nam vào đầu tháng 3-2018 như một thông điệp hợp tác chống kẻ thù Trung Quốc.

Khu trục hạm Trực thăng MSDF Ise của Nhật đang tập trận chung với Hải đội Carl Vinson ở nhiều vị trí khác nhau trên South China Sea trong vài ngày.

Hồi tháng một và hai năm 2018, Khu trục hạm USS Michael Murphy cũng tập trận chung với Hộ tống hạm FNS Vendemiaire của Pháp tại Tây Thái B́nh Dương và South China Sea.

Các quốc gia duyên hải được Hoa Kỳ và Nhật Bản trợ giúp đang cố sức xây dựng Lực lượng Pḥng vệ Duyên hải hữu hiệu hơn, nhưng, không thể làm thay từ A tới Z.

Đông Nam Á đang đứng trước t́nh thế rất chênh vênh đ̣i hỏi giới lănh đạo của từng quốc gia phải sáng suốt nhận định con đường nào bảo đảm sự tồn vong của dân tộc.

Chẳng có nước ven biển Đông Nam Á nào đủ sức đơn phương chống lại Trung Quốc trên các phương diện kinh tế, quân sự, ngoại giao, dù cho có hợp lực toàn khối ASEAN (một hy vọng rất mong manh).

Sự phối hợp về an ninh và quân sự giữa một vài quốc gia duyên hải Đông Nam Á đang xảy ra rất đáng hoan nghênh. Nhưng, chưa phải là giải pháp tối ưu để tránh sự khống chế của Bắc Kinh.

Muốn luật pháp quốc tế được duy tŕ, chủ quyền và quyền-chủ-quyền tài phán không lọt vào tay Trung Quốc th́ các quốc gia ven biển Đông Nam Á phải chọn các đồng minh đủ sức khống chế Trung Quốc như kiểu Nhật Bản, Đại Hàn đă làm.

Tự ái dân tộc không thể giữ vững Tổ Quốc trước tham vọng vô bờ của Chủ nghĩa Đại Hán.

                                         Đại-Dương

Trở lại