Cứng Rắn Ở Biển Đông

Trần Khải

Nhiều dấu hiệu cho thấy Trung Quốc sẽ không tự do quậy phá trong khi Hoa Kỳ chuyển quyền lực sang cho chính phủ Donald Trump… Bắc Kinh sẽ phản ứng ra sao, khi bị ngăn trở ở Biển Đông? TQ sẽ làm ǵ khi Đài Loan hiện ra như một hải đảo ly khai, và như một quốc gia ngày càng xa lạ với quá khứ đất mẹ Hoa Lục (hăy h́nh dung, khi Phú Quốc tuyên bố độc lập ra khỏi Việt Nam), nhưng vẫn giành Biển Đông theo kiểu riêng? Nhưng với ṿng vây Nhật Bản, Nam Hàn, Mă Lai, Indonesia, Việt Nam, Philippines, và các Hạm Đội Hoa Kỳ… Trung Quốc nơi Biển Đông sẽ làm ǵ? Có phải sẽ tḥ tay sang Bắc Hàn để thúc giục quậy phá?

Trước khi TT Obama bàn giao quyền lực cho Tổng Thống mới Trump, Obama cho hàng không mẫu hạm USS Carl Vinson của Hạm Đội 3 vào Biển Đông… Tuy hành động này làm TQ bực dọc, nhưng vẫn chưa thể bực dọc hơn đối với chuyện Trump nói điện thoại với Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn hồi tháng 11/2016.

Hiện nay, dấu hiệu từ Mỹ rất rơ: Rex Tillerson - người được Donald Trump chỉ định vào chức ngoại trưởng – tuyên bố rằng TQ phải bị ngăn chận ở Biển Đông.

Bản tin RFI hôm 12/1/2017 nêu câu hỏi về Biển Đông: Ứng viên ngoại trưởng Mỹ “khai chiến” với Trung Quốc?

Bản tin ghi rằng trong cuộc điều trần tại Thượng Viện Hoa Kỳ ngày hôm 11/01/2017, người được đề cử làm ngoại trưởng tới đây của nước Mỹ, Rex Tillerson, đă «khai chiến với Bắc Kinh trên hồ sơ Biển Đông». Khi được hỏi về đối sách của ông trước các hành động hung hăng của Trung Quốc ở vùng biển mà Bắc Kinh đ̣i hầu như toàn bộ chủ quyền, ông Tillerson đă không ngần ngại cho rằng cần phải cấm không cho Trung Quốc tiếp cận các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh đă bồi đắp tại Biển Đông.

Phát biểu trước một ủy ban của Thượng Viện Mỹ, người có rất nhiều khả năng làm ngoại trưởng tới đây của Hoa Kỳ nói rơ như sau: «Chúng ta sẽ phải gửi đến Trung Quốc một tín hiệu rơ ràng rằng trước hết phải đ́nh chỉ việc xây dựng các đảo, và thứ hai là không được phép tiếp cận những ḥn đảo này».

Chúng ta nơi đây thử nhớ về chuyện trong quá khứ mấy năm qua: có phải TT Obama và Ngoại Trưởng John Kerry đă trao tặng Biển Đông cho Hoa Lục? Có phải cả dân tộc Philippines thấy rằng kết thân với Mỹ chỉ là vô ích khi băi cạn Scarborough Shoal nơi Biển Đông của Philippines bị Hải quân Trung Quốc chiếm nhẹ nhàng, không một tiếng súng, và đó là một trong các lư do Manila chuyển trục, phải bỏ rơi Mỹ để làm ḥa với TQ?

RFI nhắc rằng trong thời gian qua, Bắc Kinh đă khiến t́nh h́nh Biển Đông căng thẳng hẳn lên khi cho bồi đắp 7 thực thể mà họ chiếm giữ trong vùng quần đảo Trường Sa thành đảo nhân tạo, bên trên có xây các cơ sở quân sự.

Đối với ông Tillerson, việc bồi đắp đảo nhân tạo tại Biển Đông, cũng như việc tuyên bố vùng nhận dạng pḥng không trên quần đảo Senkaku, dưới quyền kiểm soát của Nhật Bản ở Biển Hoa Đông, là những hành vi phi pháp v́ đó là «xâm chiếm lănh thổ hoặc giành quyền kiểm soát hoặc tuyên bố kiểm soát những vùng lănh thổ không thuộc về Trung Quốc một cách hợp pháp».

Nhận xét của chuẩn ngoại trưởng Mỹ rất chính xác trong bối cảnh một ṭa án quốc tế (Ṭa Trọng Tài Thường Trực La Haye) – mà Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền – ngày 12/07/2016 đă phán quyết rằng yêu sách chủ quyền quá đáng của Trung Quốc trên Biển Đông hoàn toàn không có cơ sở pháp lư.

Ông Tillerson không ngần ngại so sánh việc xây dựng các ḥn đảo, rồi cho triển khai thiết bị quân sự trên đó, với hành vi của Nga xâm chiếm bán đảo Crimée của Ukraina.

RFI nhận định:

“Phải nói rằng đây là lần đầu tiên mà người được đề cử làm nhân vật lănh đạo ngành ngoại giao Mỹ lại bộc lộ một cách rơ ràng, công khai những suy nghĩ của ông về Biển Đông như vậy, một quan điểm rất cứng rắn đối với Trung Quốc.

Ông Tillerson tuy nhiên không nói là Hoa Kỳ có thể có những biện pháp cụ thể nào nhằm buộc Trung Quốc đ́nh chỉ việc xây dựng đảo hay cấm không cho tiếp cận các đảo này, nhưng trong hơn một năm gần đây, Hải Quân Mỹ đă nhiều lần cho chiến hạm tiến hành các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực Biển Đông.”

Tuy nhiên, có phải Biển Đông đă tuyệt vọng?

V́ RFI cũng kể rằng, khi trả lời hăng tin Mỹ Bloomberg, ông Malcolm Davis, chuyên gia phân tích cấp cao tại Viện Chính Sách Chiến Lược Úc ở Canberra (Úc) nhận xét: «Đây là một kiểu phát ngôn ngẫu hứng, giống như một tin ngắn tweeter, có nguy cơ đổ dầu vào lửa và có thể làm cho mọi sự xấu hẳn đi».

Theo chuyên gia này, «trừ phi là động binh chống lại Trung Quốc, th́ người Mỹ không có cách nào khác để ngăn cản Trung Quốc» xây dựng và tiếp cận các đảo họ nắm giữ trên Biển Đông.

Dẫu sao th́ ư kiến người được đề cử làm ngoại trưởng Mỹ cũng không khác với quan điểm hiếm hoi về Biển Đông từng được tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhắc lại gần đây, khi ông đả kích «các pháo đài» to lớn mà Trung Quốc cho xây dựng giữa Biển Đông.

Trước đó, vào tháng Ba 2016 khi c̣n vận động tranh cử, ông Trump từng chê trách chính quyền Obama mềm yếu trước các hành động xây pháo đài quân sự trên Biển Đông của Trung Quốc. Theo ông Trump, Bắc Kinh đă ngang nhiên làm như vậy, v́ họ «không có sự tôn trọng đối với tổng thống Mỹ và không có sự tôn trọng đối với nước Mỹ».

Điểm đáng ghi nhận là vào chiều nay, 24 tiếng đồng hồ sau phát biểu kiên quyết của ông Tillerson, Trung Quốc vẫn giữ im lặng, trái với lệ thường là ăn miếng trả miếng ngay lập tức mỗi khi bị công kích.

Riêng về phía Đài Loan, hài ḷng với tân chính phủ Hoa Kỳ thấy rơ.

Đài phát thanh RTI từ Đài Bắc ghi nhận định của Bộ Ngoại giao Đài Loan: theo lời chứng của Rex Tillerson, ông Trump không thay đổi chính sách đối với Đài Loan.

Ông Rex Tillerson, người được đề cử Ngoại trưởng Mỹ điều trần trước Ủy ban Ngoại giao của Thượng viện, ông đă đề xuất Luật quan hệ về Đài Loan cùng với lời hứa của “6 điều bảo đảm”, đồng thời nhấn mạnh Đài Loan hiểu được phía Mỹ sẽ chấp hành lời cam kết là sự kiện quan trọng.

Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Vương Bội Linh nhằm về sự việc này trả lời rằng, Đài Loan đă chú ư tới lời phát ngôn của ông Tillerson, Bộ Ngoại giao nhận xét, từ nội dung phát biểu của ông Tillerson cho thấy chính phủ Trump sắp sửa lên cầm quyền, đều hiểu được mối quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ giữ tầm quan trọng trong việc mang lại ḥa b́nh, ổn định cho châu Á – Thái B́nh Dương và thế giới.

Bà Vương Bội Linh cho biết: “Mối quan hệ Đài Loan – Hoa Kỳ giữ một tầm quan trọng trong chính sách ngoại giao của Mỹ, trong lời chứng của ông cũng cho biết sẽ tiếp tục giữ đúng lời cam kết bảo vệ an ninh của Mỹ đối với Đài Loan, Bộ Ngoại giao tỏ ra hoan nghênh và cảm ơn về lời chứng của ông.”

Bà Vương Bội Linh chỉ ra, từ lời chứng của ông Tillerson để biết được, chính phủ Trump sắp lên cầm quyền đưa ra những cách nhận xét về các vấn đề có liên quan so với trước kia không có thay đổi.

Nhưng cú khều Bắc Hàn sẽ xa tới đâu? Và TQ sẽ dàn dựng tới mức độ nào?

Nhật báo Chosun Ilbo của Nam Hàn ghi nhận rằng kho nguyên liệu nguyên tử plutonium của Bắc Hàn tăng tới mức báo động: khoảng 60 kilogram, đủ để làm thêm 2 hay 3 vũ khí nguyên tử. Đó là ghi nhận từ t́nh báo Nam Hàn, trong bản Bạch Thư Quốc Pḥng Nam Hàn.

Bạch Thư mới phổ biến tuần này, nêu ra ước tính về sức mạnh quân sự Bắc Hàn, theo phối hợp t́nh báo từ Mỹ và Nam Hàn.

Bản tin trên báo Chosun ghi rằng Bạch Thư nói Bắc Hàn cũng đă có khả năng làm nhỏ các đầu đạn nguyên tử.

Bắc Hàn cũng đă bố trí các dàn phóng phi đạn đầu 300-mm kiểu mới với tầm xa 200 km có thể bắn tới căn cứ Mỹ ở Pyeongtaek, tỉnh Gyeonggi Province, và tới bộ tư lệnh hành quân Gyeryongdae ở tỉnh South Chungcheong Province.

Bạch Thư cũng cho biết phi đạn kiểu mới Scud-ER có tầm xa 1,000 km đă được Bắc Hàn bắn biểu diễn 3 quả vào Biển Nhật Bản ngày 5 tháng 9/2016, và kiểu phi đạn này có thể bắn đầu đạn nguyên tử vào bất cứ nơi nào ở Nam Hàn.

Đó là lư do Mỹ đưa dàn pḥng thủ phi đạn chống phi đạn THAAD (Terminal High-Altitude Area Defense) vào Nam Hàn để sẽ bắn rớt bất kỳ phi đạn nào từ Bắc Hàn bắn tới.

Nhưng Bắc Hàn không bận tâm tới Biển Đông…

Như thế, Biển Đông không dính ǵ tới phi đạn Bắc Hàn? Chưa hẳn… v́ TQ là tay chơi bài ba lá tuyệt với… Trong khi Việt Nam hy vọng Hải quân Nhật Bản, Úc Châu, Ấn Độ, Hoa Kỳ vào Biển Đông cho vui hơn, đông hơn, Bắc Kinh có thể đưa ra những cú khều từ Bắc Hàn, từ Cam Bốt, từ Lào để quấy rối.

Việt Nam c̣n lăng ba vi bộ, sẽ hiệu qủa cản bước TQ được chăng? Vẫn cần xem Trump thương lượng với Tập ra sao vậy.

Trở lại