ĐỐi thoẠi Shangri-La 2018

SỰ thẬt và dỐi trá vỀ BiỂn Nam Trung Hoa

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Mattis says US will pursue 'results-oriented relationship' with China but will compete if it must (Strait Times)

Mattis Accuses Beijing of ‘Intimidation and Coercion’ in South China Sea (NYT)

Mattis warns China over 'militarization' of South China Sea (Fox News)

Suspicion and tension blight Asia's security landscape (Nikkei)

At Shangri-La summit, two views of a new Indo-Pacific order (Asia Times)

 

ĐỐi thoẠi Shangri-La 2018

SỰ thẬt và dỐi trá vỀ BiỂn Nam Trung Hoa

Đại-Dương

Đối thoại Shangri-La thường niên tại Tân Gia Ba đă khởi động từ năm 2002 dành cho chuyên gia quốc pḥng khắp thế giới quy tụ về nhằm xây dựng niềm tin và tạo điều kiện hợp tác an ninh thực sự bằng cách liên kết hiệu quả giữa những nhà hoạch định chính sách quốc pḥng, an ninh quan trọng nhất của khu vực Châu Á.

Đối thoại Shangri-La 2018 diễn ra trong ba ngày kể từ 1-3 tháng 6 có sự tham dự của các viên chức quốc pḥng từ hơn 50 quốc gia. Nhưng, Bắc Kinh chỉ cử Trung tướng He Lei, Phó giám đốc Học viện Khoa học Quân sự làm trưởng phái đoàn nhằm làm nhẹ tầm quan trong của việc thảo luận chính sách an ninh trong vùng và chuyển sang tranh luận học thuật.

Đối thoại Shangri-La 2018 đánh dấu sự h́nh thành của Trật tự Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương được hai diễn giả chính là Thủ tướng Ấn Độ, Narendra Modi và Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ, James Mattis tŕnh bày rơ ràng.

Thủ tướng Modi đề cập tới Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương rộng mở, ổn định, an ninh và thịnh vượng tương hợp với khái niệm Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương với Tứ Trụ Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi.

Tuy nhiên, Modi nhấn mạnh đến vai tṛ phi-liên-kết để khai thác lợi ích kinh tế với Trung Quốc và sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ nhằm hoàn tất mục tiêu biến Ấn Độ thành Tân Ấn Độ vào năm 2022, đúng dịp Quốc Khánh 75 năm.

Thực tế, vai tṛ lănh đạo Phong trào Phi-Liên-Kết trong thế kỷ thứ 20 chỉ làm cho Ấn Độ tụt hậu quá xa so với Trung Quốc, Hoa Kỳ, Liên Xô cả trên phương diện kinh tế lẫn quân sự.

Hiện tại, Ấn Độ mất ưu thế quân sự, chính trị, kinh tế trên dăy Hy Mă Lạp Sơn (Himalaya) và Ấn Độ Dương so với Trung Quốc. Hy Mă Lạp Sơn trăi dài qua bảy quốc gia Bhutan, Trung Quốc, Ấn Độ, Nepal, Pakistan, Myanmar, Afghanistan. 

Modi mâu thuẫn khi liên tục nhấn mạnh đến yếu tố “tự do và cởi mở” cũng như trật tự quốc tế “dựa trên luật pháp” mà vẫn ngầm chỉ trích chính sách bảo hộ mậu dịch của Hoa Kỳ. Thực sự, Hoa Kỳ chỉ trừng phạt các hành động vị phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc trên phương diện kinh tế cũng như quân sự. Modi không cụ-thể-hoá các biện pháp thực hiện tự do và cởi mở.

Ngược lại, Bộ trưởng Quốc pḥng Hoa Kỳ, James Mattis nhấn mạnh đến vị trí Mỹ tại khu vực Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương.

Mattis chỉ trích Trung Quốc “quân-sự-hoá các đảo nhân tạo trên Biển Nam Trung Hoa bất chấp lời hứa ‘không-làm’ của Chủ tịch Tập Cận B́nh năm 2015 cũng như bố trí hoả tiễn chống hạm, pḥng không, dụng cụ gây nhiễu điện tử. Oanh tạc cơ cũng đưa tới đảo nhỏ Phú Lâm. Các phương tiện đó tạo mối đe doạ và ép buộc tới các láng giềng, tương phản hoàn toàn với chính sách cởi mở của chúng tôi, đặc biệt Hoa Kỳ không đ̣i các quốc gia trong vùng chọn phe”. 

Tướng He phản pháo “không chấp nhận những lời b́nh luận vô-trách-nhiệm từ các quốc gia khác v́ Bắc Kinh chỉ hành động quốc pḥng nhằm tránh bị xâm lăng nên cần bố trí quân đội và vũ khí trên các đảo ở Biển Nam Trung Hoa (SCS) là nằm trong chủ quyền của Trung Quốc, được luật pháp quốc tế cho phép”.

Thượng nghị sĩ Dan Sullivan của Hoa Kỳ nói “Tôi không nghĩ yêu sách chủ quyền của Trung Quốc đă được quốc tế công nhận”.

Ngày 27-05-2018, Khu trục hạm USS Higgins và Tuần dương hạm USS Antietam tuần tiễu bên trong 12 hải lư các đảo nhỏ thuộc Nhóm đảo Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) do Trung Quốc trấn đóng và Việt Nam nhận chủ quyền.

Bắc Kinh tố cáo Hoa Kỳ vi phạm luật pháp trong “vùng biển lănh thổ” và gây phương hại tới an ninh quốc gia và toàn vẹn lănh thổ.

Mattis trả lời “chúng tôi không thấy việc thông qua vùng biển quốc tế là quân-sự-hoá mà chỉ tái xác nhận nền trật tự dựa trên pháp luật”.

Theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 được Trung Quốc phê chuẩn năm 1996 th́ không thực thể địa lư nào trên SCS hội đủ điều kiện “Đảo” để được quyền có Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ rộng 200 hải lư), và Thềm lục địa (không quá 350 hải lư). Và, trên SCS không có “Nhóm Đảo” nào đủ điều kiện “Quần Đảo” để có EEZ và Thềm lục địa.

Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài về Luật Biển cũng làm sáng tỏ hai điều trên.

Bộ trưởng Quốc pḥng Mattis nhấn mạnh “Hoa Kỳ sẽ tiếp tục xây dựng mối quan hệ định hướng kết quả, có tính xây dựng với Trung Quốc, nhưng, cũng không ngại cạnh tranh quyết liệt nếu cần”.

Kết thúc phát biểu tại Shangri-La 2018, Mattis lưu ư “Chớ hiểu lầm. Hoa Kỳ đến Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương để trụ lại. Nơi này là địa bàn hoạt động chính v́ lợi ích của Hoa Kỳ và các quốc gia trong vùng gắn bó mật thiết”. 

Lời nói của Mattis đi đôi với những việc làm của Hoa Kỳ.

Hoa Kỳ đă đổi danh xưng Bộ Tư lệnh Thái B́nh Dương Hoa Kỳ thành Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương Hoa Kỳ từ ngày 31-05-2018 với nhân số 375,000 người chịu trách nhiệm các hoạt động liên quan đến 36 quốc gia.

Hoa Kỳ đă hủy lời mời Trung Quốc tham gia Tập trận Hải quân Vành đai Thái B́nh Dương 2018 (RIMPAC) mà mời Việt Nam tham dự.

Bên lề Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Mattis thúc giục người đồng nhiệm Ngô Xuân Lịch sớm kư văn kiện căn bản để tăng cường mối quan hệ quân sự giữa hai nước, tạo điều kiện chuyển giao phi cơ hải tuần và phi cơ không người lái.

Nữ Bộ trưởng Quốc pḥng, Florence Parly của Pháp Quốc tuyên bố tại Shangri-La 2018 “Một nhóm chuyên gia hàng hải sẽ tháp tùng máy bay và tàu thuỷ của Anh Quốc sẽ thăm Tân Gia Ba và tiến vào vùng Trung Quốc tuyên bố chủ quyền bất chấp sự đe doạ nhằm chứng minh Anh và Pháp góp sức bảo vệ luật pháp quốc tế trên Biển Nam Trung Hoa dù không có tuyên bố chủ quyền.

Bộ trưởng Quốc pḥng Gavin Williamson của Anh Quốc tuyên bố trong năm tới sẽ bố trí ba chiến hạm đến SCS để chống các tác động xấu và bảo vệ trật tự luật pháp quốc tế.

Vấn đề Biển Nam Trung Hoa tại Hội đồng Bảo an Thường trực Liên Hiệp Quốc sẽ chia làm hai phe: Mỹ-Anh-PhápNga-Trung Quốc. Chưa chắc Nga sẽ gắn bó với Trung Quốc.

Thủ tướng Modi và Bộ trưởng Mattis đều nhắc đến vai tṛ trung tâm của ASEAN trong Chiến lược Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương chẳng biết Tổ chức này có hiểu và sẽ hành động đúng đắn trong việc bảo vệ toàn vẹn lănh thổ và sự tồn vong của dân tộc hay không?

                                           Đại-Dương  

 

Trở lại