HẢI QUÂN TRUNG QUỐC PHÔ TRƯƠNG SỨC MẠNH TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương 

 

Chủ tịch Tập Cận B́nh hiện diện trên Khu trục hạm Xining, tối tân nhất Trung Quốc, để duyệt khán cuộc phô trương bên ngoài hải cảng Thanh Đảo hôm 23/04/2019, nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Hải quân Nhân dân Trung Quốc.

Tham dự gồm có 32 chiến hạm (kể cả Hàng không mẫu hạm Liêu Ninh), 39 phi cơ của Trung Quốc cùng với 18 chiến hạm từ 13 quốc tham dự, kể cả Nhật Bản, Việt Nam, Ấn Độ, Úc Đại Lợi.

61 quốc gia gửi Phái đoàn Hải quân dự khán cuộc diễn hành Hải Quân lẫn tham dự “Hội nghị Chuyên đề Hải quân” trong hai ngày 24 và 25.

Hoa Kỳ chỉ gửi một phái đoàn cấp thấp tham dự. Năm ngoái, Hoa Kỳ không mời Hải Quân Trung Quốc tham dự cuộc Diễn tập Vành đai Thái B́nh Dương” (RIMPAC) năm 2018, mặc dù Trung Quốc đă hiện diện vào năm 2014 và 2016.

Tập Cận B́nh tuyên bố “Hải Quân Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường trao đổi và hợp tác với Hải Quân nước ngoài, tích cực gánh vác trách nhiệm quốc tế, bảo vệ an ninh đường thủy quốc tế và cung cấp thêm tiện nghi công cộng cho an ninh hàng hải”. V́ “chủ trương giương cao ngọn cờ hợp tác cùng có lợi nên Quân đội Trung Quốc cam kết tạo ra một môi trường an ninh bao gồm sự b́nh đẳng, tin tưởng lẫn nhau, công bằng, cùng tham gia và chia sẻ lợi ích”.

Không có câu nào của Tập Cận B́nh đề cập tới luật pháp quốc tế và tập tục hàng hải trên thế giới. V́ thế, Bắc Kinh có cách tiếp cận quyết liệt đối với các yêu sách chủ quyền Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). Phi Luật Tân, Việt Nam, Mă Lai Á, Brunei, Đài Loan cũng yêu sách chủ quyền. Chính sách “mạnh được yếu thua” của Bắc Kinh hăy để cho bọn côn đồ thích xài luật rừng.

Dựa vào đâu mà Tập Cận B́nh hứa “tích cực gánh vác trách nhiệm, bảo vệ an ninh đường thuỷ?”. Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) có Trung Quốc góp phần tích cực và phê chuẩn, đă quy định về hải giới và hoạt động trên biển. Nếu muốn làm ngược lại th́ phải tu chính hoặc bổ sung và được đa số thành viên chấp thuận chứ không thể đơn phương áp đặt luật rừng. Chưa tôn trọng UNCLOS th́ làm sao tạo b́nh đẳng, tin tưởng, công b́nh và chia sẻ lợi ích?

Thực tế, Bắc Kinh đặt luật quốc gia lên trên luật quốc tế nên ngang nhiên áp dụng “vùng biển lịch sử” với lập luận “điều này chưa có trong UNCLOS nên Trung Quốc được quyền áp dụng”.

Tập Cận B́nh ngầm can ngăn Hoa Kỳ “Không thể dựa vào vũ lực, hoặc đe doạ sử dụng vũ lực từ các chứng cớ không đáng kể” để Trung Quốc tiếp tục chiến thuật cắt lát salami tại Biển Nam Trung Hoa.

Bắc Kinh đă ngang nhiên cưỡng đoạt các thực thể địa lư trên SCS do Việt Nam, Phi Luật Tân trấn đóng và quản trị từ lâu; sử dụng sức mạnh quân sự ngăn chặn các quốc gia duyên hải Đông Nam Á khai thác tài nguyên thiên nhiên trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ); xây các đảo nhân tạo làm thiệt hại tới môi trường sinh thái biển; quân-sự-hoá SCS đặc biệt hai Nhóm đảo Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) và Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa); ngăn chặn ngư dân Đông Nam Á hành nghề trong các ngư trường truyền thống; quấy nhiễu chiến hạm của các cường quốc biển hải hành trong các vùng biển quốc tế được UNCLOS quy định; âm mưu biến Paracel Islands và Spratly Islands thành ĐẢO (có dân cư, guồng máy hành chính, quân đội, tự túc kinh tế) có thể tạo ra t́nh trạng khủng hoảng sinh thái trên Biển Nam Trung Hoa.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á và các cường quốc biển không công nhận yêu sách nên Trung Quốc phải tuân thủ Phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA).

Tập Cận B́nh kêu gọi “Mọi người nên tôn trọng lẫn nhau, coi nhau như b́nh đẳng, tăng cường tin tưởng lẫn nhau, tăng cường đối thoại và trao đổi hàng hải, và tăng cường hợp tác thực dụng giữa Hải Quân, gia tăng trao đổi hàng hải và đối thoại”.

Các quy định chung trong UNCLOS giúp mọi quốc gia trên thế giới biết cách ứng xử hợp lư, hợp pháp lẫn nhau sẽ tạo niềm tin chứ không phải từ lời nói suông, một chiều.

Tham vọng xây dựng Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) mang tính ràng buộc pháp lư đă không được Trung Quốc đồng ư nên 10 quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và Trung Quốc đă kư Tuyên bố về Cách ứng xử của Các bên Biển Nam Trung Hoa (DOC) vào năm 2002 chỉ như một tuyên bố chính trị, không có tính ràng buộc pháp lư.

Từ năm 2002 đă có 21 bản thảo về Bản hướng dẫn thực hiện COC không mang tính ràng buộc pháp lư mà đến năm 2017, Trung Quốc mới đồng ư, tuy nhiên, chỉ kêu gọi các bên xây dựng ḷng tin, hợp tác trong các dự án hàng hải, bảo vệ nguồn cá, môi trường.

Rơ ràng Bắc Kinh không muốn giải quyết các tranh chấp về chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên SCS nên đưa ra khái niệm Quần đảo Tứ Sa (Pratas-Paracel-Macclesfield-Spratly) để thay thế Đường 9 Đoạn bị PCA phán “không có giá trị pháp lư” mà c̣n có ư đồ mở rộng hơn hiện tại.

Hoa Kỳ, các cường quốc biển và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đang phản ứng cứng rắn hơn.

Năm 2018, Tổng thống Donald Trump đưa ra đường lối mới về “Chuyển giao Vũ khí Quy ước, CAT” nhằm tạo sức mạnh tổng hợp: cạnh tranh kỹ nghệ quốc pḥng toàn cầu, kinh tế nội địa mạnh, cạnh tranh địa-chiến-lược hữu hiệu hơn với Trung Quốc và Nga.

CAT cho phép quốc gia mua hàng liên hệ trực tiếp với xưởng công nghiệp và được Bộ Ngoại giao cấp phép. Mỹ có thể chuyển giao các hệ thống vũ khí như xe tăng M1 Abrams, F-16, Patriot, THAAD. V́ thế mà nền an ninh Mỹ được chống đỡ, gia tăng sức mạnh cho đồng minh và đối tác, cải thiện khả năng tương tác đến mức cao nhất.

Tổng thống Phi Luật Tân, Rodrigo Duterte từng khom lưng trước Tập Cận B́nh, bổng đứng thẳng người tố cáo khi Trung Quốc điều dộng hơn 250 chiếc tàu bao quanh băi cạn gần đảo nhỏ Thitu (Thị Tứ, Pag-Asa) tại Spratly Islands.

Cuộc tập trận Balikatan 2019 gồm Thủy bộ hạm Tấn công USS Wasp có mang theo Tiêm kích cơ tàng h́nh F-35B, và 4,000 lính Phi và 3,500 quân Mỹ thêm 50 lính Úc như lời cảnh cáo nghiêm khắc đến Bắc Kinh và trấn an Manila về quyết tâm tuân thủ Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương Mỹ-Phi năm 1951.

Hoa Kỳ đang củng cố mối quan hệ với Việt Nam, Đài Loan, Thái Lan vốn thiếu nồng ấm thực sự trong nhiệm kỳ 8 năm của Tổng thống Barack Obama.

Chính quyền Trump đă mở mặt trận chống Trung Quốc toàn diện buộc các quốc gia Châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng hăy thận trọng khi chọn đồng minh sẽ đem lại phồn thịnh hoặc suy vong.

Đại-Dương

Trở lại