KỊCH BẢN NÀO CHO MỐI CĂNG THẲNG QUÂN SỰ TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

ASEAN stops pulling punches over South China Sea (Asia Times)

China Conducts Naval Drills in South China Sea (Diplomat)

Indo-Pacific in Focus as Australia Substantially Lifts Military Spending (Diplomat)

India-Japan naval exercises: a message for China? (SCMP)

Singapore Decides on 5G Networks: Is Huawei Banned? (Diplomat)

 

KỊCH BẢN NÀO CHO MỐI CĂNG THẲNG QUÂN SỰ TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Bắc Kinh đang đẩy mạnh chính sách bành trướng, bá quyền trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) trong bối cảnh cả thế giới tập trung nỗ lực chống Đại dịch Virus Vũ Hán.

SCS vừa là tâm điểm quan trọng nhất trong chính sách siêu cường Hải quân của Trung Quốc nên Bắc Kinh cần áp đặt luật pháp của Bắc Kinh lên tất cả các phương tiện hàng hải đi vào khu vực này làm đ̣n bẫy đẩy mạnh sự thống trị toàn cầu.

Tham vọng vô bờ của Bắc Kinh ai cũng biết. Nhưng, biện pháp nào hữu hiệu tuỳ thuộc vào cách xử trí của các quốc gia trong khu vực cũng như nhiều nước có lợi ích trực tiếp và hợp pháp.

Biển Nam Trung Hoa trải rộng từ Tân Gia Ba tới Eo biển Đài Loan và bao phủ một diện tích khoảng 3.4 triệu km², lớn thứ tư thế giới sau Biển Phi Luật Tân, Biển San Hô và Biển Ả Rập có các nước bao quanh theo chiều kim đồng hồ: Trung Quốc, Đài Loan, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia, Tân Gia Ba, Thái Lan, Cam Bốt và Việt Nam.

Diện tích vùng biển thuộc chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của Việt Nam chiếm hơn 1 triệu km² trên Biển Nam Trung Hoa.

Để tránh nhầm lẫn với Biển Đông Trung Hoa (ECS), chúng ta nên gọi Biển Đông Việt Nam, giống như Biển Tây Phi Luật Tân. Như thế, Việt Nam sẽ không vi phạm Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982.

Khó khăn nan giải của Việt Nam do Trung Quốc không chịu ra trước Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) để được phân xử chủ quyền quốc gia trên biển nên hai, kể cả các quốc gia duyên hải Đông Nam Á vẫn ở trong t́nh trạng “tuyên bố chủ quyền biển đảo”.

Đế quốc Trung Hoa chỉ có mục đích duy nhất là cưỡng đoạt Đông Nam Á, kể cả SCS, bằng mọi giá để làm bàn đạp thực thi chiến lược thống trị toàn cầu. Tham vọng này không bao giờ thay đổi.

Bắc Kinh thường xuyên bẻ cong luật pháp quốc tế: (1) Biển Nam Trung Hoa của người Trung Quốc. Thực tế, khi giới hàng hải quốc tế đặt tên SCS nhằm xác định một toạ độ hải hành mà không mang ư nghĩa chủ quyền quốc gia. Biển Nhật Bản bao trùm một vùng rộng lớn tới tận Nga mà không phải của người Nhật. Ấn Độ Dương không phải của Ấn Độ. (2) Bác bỏ thẩm quyền xét xử của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA). Sự thật, PCA do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) lập ra để phân xử tranh chấp về quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán cũng như sự hiểu không đúng hoặc áp dụng sai Công ước. Phán quyết mang tính chung thẩm mà mọi thành viên (Bắc Kinh đă phê chuẩn UNCLOS) phải tự động tuân hành. (3) Coi “tuyên bố chủ quyền” là “chủ quyền” mà không cần tới các quy định trong luật pháp quốc tế hoặc tập tục của giới hàng hải thế giới. Cứ thế, Bắc Kinh buộc cộng đồng quốc tế phải thừa nhận dù có phải gây áp lực ngoại giao, kinh tế, quân sự.

Chủ tịch Tập Cận B́nh quyết đẩy mạnh kế hoạch chế ngự và cưỡng đoạt trên SCS trong lúc Cộng đồng nhân loại đang dồn nỗ lực đối phó với Virus Vũ Hán (hay đó là một loại Vũ khí Sinh học?): (1) Đặt Hải cảnh dưới sự điều động của Giải phóng quân Nhân dân Trung Quốc hoặc 5 Bộ tư lệnh Chiến khu trong trường hợp tác chiến. (2) Bắc Kinh lập 2 huyện đảo Tây Sa (Hoàng Sa, Paracel Islands) để cai quản Hoàng Sa lẫn Băi Maclessfield, và Nam Sa (Trường Sa, Spratly Islands) trực thuộc Thành phố Tam Sa. (3) Bắc Kinh lập 2 trạm nghiên cứu trên hai đảo nhân tạo Chữ Thập và Xu Bi tại Trường Sa. (4) Bắn tiếng chuẩn bị lập Vùng Nhận dạng Pḥng không (IDIZ) trên SCS. (5) Từ đầu năm 2020 cho đến nay, Hải đội Tàu sân bay Liêu Ninh đă hai lần hiện diện trên Biển Nam Trung Hoa. Cuộc tập trận với một tàu đổ bộ diễn ra phía Bắc Hoàng Sa từ 1 đến 5 tháng 7-2020 nhằm làm đối trọng với các cuộc tập trận của hai Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm Mỹ trên Biển Nam Trung Hoa.

Dù quá khứ, hiện tại hoặc tương lai, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cũng chưa phải là đối thủ cân sức với Trung Quốc nếu xét về thực lực quân sự, kinh tế, ngoại giao.

Vậy, bằng cách nào, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á có thể tránh khỏi áp lực từ Giấc Mộng Trung Hoa thời Tập Cận B́nh?

Thứ nhất, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cần phải duyệt xét lại cách gọi chính xác các thực thể địa lư trên Biển Nam Trung Hoa đúng theo quy định của UNCLOS để tránh ngộ nhận về chủ quyền hoặc quyền-chủ-quyền của các thực thể.

Thứ hai, họ sẽ biết quốc gia nào đă tuyên bố và thực thi chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tái-phán trái với quy định trong UNCLOS.

Thứ ba, kết thân với cường quốc quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao nào có thực lực vượt trội Trung Quốc để làm hậu thuẫn cho các hoạt động chính đáng và phù hợp với công pháp quốc tế mới tránh được áp lực từ Giấc Mộng Trung Hoa. Liên Hiệp Châu Âu (EU) tuy mạnh về kinh tế, chính trị, ngoại giao mà vẫn phải dựa vào sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ mới giữ vững biên cương để phát triển đất nước trong hoà b́nh. Bóng ma của Liên Sô rồi Nga tuy có đe doạ, nhưng, Châu Âu vẫn b́nh yên từ sau Đệ nhị Thế chiến (1945). Trung Quốc chịu nhục với Nhật Bản nhiều lần mà dù muốn phục thù cũng chẳng dám v́ có Đệ thất Hạm đội, mạnh nhất của Hoa Kỳ, đồn trú tại Yokosuka cộng thêm 50,000 thuỷ quân lục chiến Mỹ trên đất Phù Tang. Bắc Hàn thèm rỏ dăi sự giàu sang, tiên tiến của Đại Hàn mà chỉ có thể đánh giặc mồm v́ có 28,000 thuỷ quân lục chiến Mỹ ở đó. Bé hạt tiêu Tân Gia Ba giàu nứt đố đổ vách với lợi tức b́nh quân đầu người 55,000 USD so với 10,000 của Trung Quốc, và 2,700 của Việt Nam mà nào Bắc Kinh dám động tới v́ có cam kết đồng minh không-hiệp-ước từ chủ trương nhất quán của Thủ tướng Lư Quang Diệu “hợp tác chặt chẽ với cường quốc mạnh nhất để tồn tại và phát triển” .

Thứ tư, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á lấy UNCLOS làm kim chỉ nam để giải quyết các khác biệt về tuyên bố chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán, đồng thời, xác định rơ ràng vùng chồng lấn để hợp tác khai thác chung tài nguyên biển.

Thứ năm, dựa theo công thức này mà các quốc gia duyên hải Đông Nam Á chứ không phải ASEAN trực tiếp đàm phán với Trung Quốc về các quyền trên Biển Nam Trung Hoa. Myanmar, Lào, Cam Bốt. Thái Lan sẽ khó chia sẻ quan điểm của khối duyên hải Đông Nam Á nên dễ bị Bắc Kinh lung lạc.

Thứ sáu, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải tăng cường khả năng pḥng thủ nhằm chứng tỏ cho Bắc Kinh thấy rơ tinh thần bất khuất của dân tộc về khát vọng độc lập, tự chủ.

Thứ bảy, kư “Hiệp ước Pḥng thủ chung” hoặc “cam kết đồng minh không-hiệp-ước với cường quốc biển mạnh hơn Trung Quốc” là một biện pháp răn đe hữu hiệu nhất. Các quốc gia chư hầu của Liên Sô ở Đông Âu đều gắn bó về quân sự với Hoa Kỳ hơn Liên Âu.

Việt Nam ở trong vị trí nguy hiểm nhất trong ASEAN. Đại Hàn ở vào vị trí nguy hiểm hơn Việt Nam nhiều v́ giàn đại pháo sát biên giới của Bắc Triều Tiên, kèm theo vũ khí nguyên tử trong tay Chủ tịch Kim Chính Ân.

Nhưng, Đại Hàn vẫn vững như bàn thạch với kinh tế, khoa học kỹ thuật vào hàng các quốc gia phát triển toàn diện trong khi Việt Nam tiếp tục làm thuê từ trong nước ra tới hải ngoại, giới lănh đạo Đảng Cộng sản Việt Nam vẫn thường xuyên sang Bắc Kinh nhận chỉ thị.

Đại Hàn làm tay sai cho Hoa Kỳ. Hay, Việt Nam làm tay sai cho Trung Quốc?

Đại-Dương    

 

Trở lại