LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM

              SAU PHÁN QUYẾT CỦA TOÀ PCA

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

U.S. says its forces will keep operating in South China Sea (Reuters)

A New Playbook for China and ASEAN (Project & Syndicate)

Look Out, Asia: China's Peaceful Rise is Over (The National Interest)

Việt Nam: Biển Đông - kiện hay đàm? (BBC)

Tại sao Việt Nam không kiện Trung Quốc? (BBC)

Có phải Việt Nam "thiệt tḥi" v́ phán quyết vụ kiện trọng tài Biển Đông? (GDVN)

         LỢI THẾ VÀ HẠN CHẾ CỦA VIỆT NAM

              SAU PHÁN QUYẾT CỦA TOÀ PCA

                                     Đại-Dương

Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (Permanent Court of Arbitration, PCA) công bố hôm 12 tháng 7 năm 2016 không chỉ có lợi cho nguyên đơn Phi Luật Tân mà c̣n gồm cả các quốc gia Đông Nam Á.

Phán quyết đă làm sáng tỏ t́nh trạng mù mờ về yêu sách chủ quyền mà phần lớn do Trung Quốc tạo ra liên quan đến Đường 9 Đoạn (Đường Chữ U); Khu vực Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ) và Thềm lục địa; giới hạn của đảo, đá, đảo nhân tạo, băi ngầm, băi nổi, quần đảo; khu vực đánh cá truyền thống.

Phi Luật Tân chỉ cần dựa vào phán quyết của PCA mà đàm phán với Trung Quốc và các quốc gia láng giềng có liên quan đến quyền lợi hợp pháp và t́nh trạng chồng lấn.

Trong khi đó, các quốc gia duyên hải khác như Việt Nam, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia, Đài Loan cũng nên dựa vào phán quyết của PCA cho Phi Luật Tân để nhờ phán xét việc Trung Quốc đă vi phạm vào EEZ và ngư trường truyền thống của ḿnh.

Bắc Kinh có thể viện dẫn PCA chỉ đề cập tới Scarborough Shoal (Panatag Shoal, Hoàng Nham Đảo), Mischief Reef (Panganiban Reef, Đá Vành Khăn, Mĩ Tế Tiêu), Second Thomas Shoal (Băi Cỏ Mây, Nhân Ái Tiêu, Ayungin) nằm trong EEZ của Phi Luật Tân. PCA chỉ xác định ngư trường truyền thống của Phi Luật Tân tại Scarborough Shoal mà từ chối các nơi chưa được đề cập.

Bởi thế, các nước có quyền lợi quan trọng tại Spratly Islands (Quần đảo Trường Sa, Tây Sa) và Paracel Islands (Quần đảo Hoàng Sa, Nam Sa) phải t́m kiếm phán quyết từ PCA để bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán.

Việt Nam ở vào vị trí quan trọng nhất trong cuộc tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa (Biển Đông Việt Nam, Biển Tây Phi Luật Tân, Biển Đông Nam Á).

Việt Nam có chiều dài nhiều nhất trong Biển Đông nên được hưởng lợi nhiều nhất nếu bảo vệ hữu hiệu chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán. Ngược lại, sẽ chịu thiệt tḥi hơn bất cứ quốc gia nào trong Khối ASEAN.

Từ đầu thế kỷ 17, Chúa Nguyễn đă tổ chức Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải để khai thác các nguồn lợi tại 2 Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1816, Vua Gia Long chính thức chiếm hữu Quần đảo Hoàng Sa. Giai đoạn (1947-1974), Việt Nam và Trung Hoa cùng trấn đóng phân nửa Hoàng Sa. Năm 1974, Trung Quốc dùng vũ lực cưỡng chiếm toàn bộ Quần đảo này đang do Chính phủ Việt Nam Cộng Hoà cai quản.

Từ Hiệp ước Giáp Thân (1884), Pháp Quốc đại diện cho Việt Nam về ngoại giao đă thực thi chủ quyền trên Hoàng Sa và Trường Sa.

Năm 1933, Pháp chính thức tuyên bố chủ quyền Quần đảo Trường Sa mà không gặp sự phản đối của bất cứ nước nào, ngoại trừ Nhật Bản.

Trung Quốc từ chối đề nghị của Pháp nhờ Trọng tài Quốc tế phân xử chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa.

Tại Hội nghị Hoà b́nh San Francisco năm 1951, Nhật Bản chính thức tuyên bố từ bỏ chủ quyền tất cả các hải đảo đă chiếm đóng trên Thái B́nh Dương. Thủ tướng Trần Văn Hữu của Quốc gia Việt Nam lập tức tuyên bố tái lập chủ quyền trên hai Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa mà 50 quốc gia cùng tham dự đă không phản đối. Liên Xô đề nghị trao cho Trung Quốc đă bị 46 phiếu chống so với 3 thuận.

Năm 1988, Trung Quốc đánh chiếm Johnson South Reef (Đá Gạc Ma) do Việt Nam trấn đóng và kiểm soát 5 thực thể địa lư. Năm 1995, Trung Quốc cưỡng chiếm Mischief Reef (Đá Vành Khăn) do Phi Luật Tân kiểm soát.

Hiện tại, Việt Nam kiểm soát 20 thực thể địa lư của Quần đảo Trường Sa, Phi Luật Tân 10, Trung Quốc 7, Mă Lai Á 7, Đài Loan 1.

Sau phán quyết của PCA, Nhà cầm quyền Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam (CSVN) vẫn bất động do các chứng cứ bán nước (hoặc gây bất lợi cho đất nước, dân tộc) từ Công hàm Phạm Văn Đồng năm 1958, bản đồ, sách giáo khoa, b́a một quyển Atlas Thế giới năm 1972.

Măi tới tháng 2-1979, CSVN mới ra tuyên bố chủ quyền tại Hoàng Sa và Trường Sa, đồng thời, giải thích lại nội dung Công hàm 1958.

CSVN cũng bị ràng buộc bởi các Tuyên bố chung Việt-Trung về giải quyết các tranh chấp dựa trên căn bản: “tuân thủ nhận thức chung giữa lănh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước, nghiêm túc thực hiện những Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển”.

Do đó, CSVN vẫn lặng thinh.

Tuy nhiên, giới học giả người Việt ở trong và ngoài nước đang bàn căi sôi nổi về giải pháp đàm phán hay nhờ trọng tài quốc tế phân xử đă phơi bày các khó khăn và hạn chế của Việt Nam.

Thứ nhất, Điều 282 và 283 của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) quy định chỉ được kiện khi đàm phán đă cạn kiệt. Nhưng, từ năm 1947 đến nay vẫn chưa có cuộc đàm phán Việt-Trung nào về vấn đề Hoàng Sa và Trường Sa.

Thứ hai, Bắc Kinh không thừa nhận có tranh chấp mà cáo buộc các nước khác đă chiếm đóng bất-hợp-pháp nhiều thực thể địa lư của Trung Quốc.

So với Trung Quốc th́ Việt Nam yếu hơn về quân sự, kinh tế, ngoại giao nên cần bám vào luật pháp quốc tế mới tránh được áp lực từ một cường quốc vô-trách-nhiệm, đầy tham vọng. 

CSVN phải đi kiện để bảo vệ vững chắc và trường cữu chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán nếu đứng trên lập trường Tổ quốc, Dân tộc.

Bắc Kinh luôn luôn đặt điều kiện tiên quyết để đàm phán: “công nhận chủ quyền bất khả tranh căi của Trung Quốc”.

V́ thế, CSVN phải đặt ưu tiên khởi kiện ra trước Toà PCA với lư do Trung Quốc từ chối đàm phán về tranh chấp.

Tuy nhiên, CSVN bị hạn chế v́ luật pháp Việt Nam chưa tương hợp với hệ thống pháp luật quốc tế, chưa có đội ngũ chánh án, luật sư am tường luật pháp quốc tế, thiếu kinh nghiệm tranh tụng quốc tế, chưa có nhân chứng đáng tin cậy.

Nhằm bổ khuyết cho khiếm khuyết và hạn chế CSVN cần: (1) Thuê Hăng Luật Quốc tế Foley Hoag và Luật sư Paul Reichler (giỏi nhất thế giới về tranh tụng hàng hải) để t́m ra yếu điểm Trung Quốc mà khởi kiện. (2) Đào tạo đội ngũ nhân chứng đủ khả năng ứng phó với kiểu phỏng vấn chéo trong toà án quốc tế. (3) Sửa đổi hệ thống luật pháp Việt Nam để giới luật sư theo kịp tŕnh độ quốc tế. (4) Sự hợp tác của các luật gia gốc Việt trên khắp thế giới.

CSVN đang đủ điều kiện và thời cơ để kiện Trung Quốc trên hai vấn đề: (1) Vi phạm EEZ của Việt Nam. (2) Cản trở hoạt động của ngư dân Việt Nam tại khu vực đánh cá truyền thống ở Quần đảo Hoàng Sa.

Ngoài ra, Nhà nước Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam cũng phải điều chỉnh các sai phạm so với Phán quyết của PCA trong vụ kiện Phi Luật Tân-Trung Quốc.

                                      Đại-Dương

 

Trở lại