BIỂN NAM TRUNG HOA

        LUẬT PHÁP THẮNG TUYÊN TRUYỀN

             Đại-Dương 

Tài liệu tham khảo:

Law Challenges China Dream for Control of South China Sea (Yale Global)

Prospects And Challenges For China After South China Sea Arbitration – Analysis (Eurasia Review)

Interview: The South China Sea Ruling (Diplomat)

What China Can Learn From the South China Sea Case

The South China Sea Ruling: Who Really Won? (Diplomat)  

 

                    BIỂN NAM TRUNG HOA

        LUẬT PHÁP THẮNG TUYÊN TRUYỀN

                                    Đại-Dương

Bắc Kinh tin chắc sẽ nuốt trọn Biển Nam Trung Hoa bằng thủ đoạn tuyên truyền, bổng chết đứng như Từ Hải sau khi Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (Permanent Court of Arbitration, PCA) công bố tài liệu xét xử vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc.

Chính phủ Trung Hoa Dân Quốc thành lập từ năm 1912 đă công khai Đường 11 Đoạn vào năm 1948. Năm 1949, Cộng ḥa Nhân dân Trung Hoa kế nhiệm vẫn sử dụng đường này cho đến năm 1953 mới bỏ “2 Đoạn” trong Vịnh Bắc Bộ nên thành Đường 9 Đoạn. Nhưng, cả hai chính phủ đó chưa đưa ra tuyên bố hoặc giải thích rơ ràng.

Họ chỉ vận dụng guồng máy tuyên truyền khổng lồ để làm cho người Trung Hoa cộng sản cũng như quốc gia tin tưởng tuyệt đối về chủ quyền không thể tranh căi trên Nam Hải đă có từ 2,000 năm trước.

Tiếp theo họ sử dụng hành động bạo lực để buộc cộng đồng quốc tế chấp nhận chủ quyền lịch sử của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa bằng cách thực thi chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán.

Trung Quốc yêu sách “chủ quyền lịch sử” bên trong Đường 9 Đoạn chiếm 95% Biển Nam Trung Hoa bao gồm 4 quần đảo Pratas (Đông Sa), Paracel (Tây Sa, Hoàng Sa), Macclesfield (Trung Sa), Spratly (Nam Sa, Trường Sa). Như thế, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á như Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei chỉ được 5% c̣n lại.

Thực tế, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 đă quy định Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) 200 hải lư cho mỗi quốc gia duyên hải. Trung Quốc từng tham gia đàm phán Công ước này từ 1973 đến1982 đă đứng vào nhóm các quốc gia thuộc Thế giới Thứ ba để đ̣i quyền có EEZ 200 hải lư. Bắc Kinh đă phê chuẩn UNCLOS vào năm 1996 nên bị PCA buộc tội vi phạm.

Tiến sĩ Zheng Wang, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Xung đột và Hoà b́nh nhận xét “Các nhà ngoại giao Trung Quốc khi đàm phán đă hoàn toàn quên Biển Nam Trung Hoa và Đường 9 Đoạn nên để cho EEZ mâu thuẫn với yêu sách chủ quyền của Trung Quốc”.

Tàu buôn Bellona của Đức bị ch́m năm 1895 và tàu Imeji Maru của Nhật đắm năm 1896 tại Hoàng Sa. Ngư dân đảo Hải Nam ra mót lượm kim loại nên bị công ty bảo hiểm gửi thư khiển trách với Trung Hoa. Nhưng, nhà chức trách cho biết Hoàng Sa không thuộc lănh thổ Trung Hoa.

Năm 1909, Đô đốc Lư Chuẩn đưa 3 pháo thuyền thăm Hoàng Sa chớp nhoáng trong 24 giờ đồng hồ rồi về.

Năm 1933, Trường Sa được sáp nhập vào tỉnh Bà Rịa, và Pháp đề nghị đưa vấn đề ra toà án quốc tế, nhưng, Trung Hoa từ chối.

V́ thế, Toà PCA tuyên phán: (1) Chẳng có cơ sở pháp lư để Trung Quốc đ̣i quyền lịch sử các vùng biển bên trong Đường 9 Đoạn”. (2) Không một thực thể nào bên trong Đường 9 Đoạn tạo ra EEZ và Thềm Lục địa. Một số nổi khi thuỷ triều cao nhất chỉ được lănh hải 12 hải lư. (3) Trung Quốc đă vi phạm Công ước về Quy định Quốc tế nhằm Ngăn ngừa Va chạm trên Biển năm 1972, và Điều khoản 94 của Công ước liên quan tới an toàn hàng hải”. (4) Trung Quốc xây đảo nhân tạo trong EEZ của Phi Luật Tân làm thiệt hại hệ sinh thái, phá hoại vĩnh viễn điều kiện tự nhiên.

Những lời đe doạ được sự đồng ư của Bắc Kinh như sẽ lập Vùng Nhận diện Pḥng Không trên Biển Nam Trung Hoa; Trung Quốc không sợ chiến tranh; có hành động quân sự; xây đảo nhân tạo Scarborough Shoal chưa xảy ra mà h́nh như có như dấu hiệu xuống thang.

Phán quyết của Toà PCA làm cho Giấc Mộng Trung Hoa của Chủ tịch Tập Cận B́nh bị teo lại.

Chủ bút tờ YaleGlobal, Nayan Chanda giải thích “Ông ta hoặc tiếp tục bành trướng quân sự, bất chấp phán quyết của Toà và nguy cơ xung đột cấp vùng, nỗi nhục quốc tế hoặc cố gắng làm giảm t́nh h́nh căng thẳng bằng các biện pháp ngoại giao làm cho Tập Cận Ḿnh trở thành yếu đuối trước trạng thái chủ nghĩa dân tộc đang dâng cao”.

Bắc Kinh tuyên bố: “Trung Quốc có chủ quyền các đảo ở Nam Hải. Tất cả đảo đều có nội thuỷ, lănh hải, vùng tiếp giáp lănh hải, EEZ và Thềm Lục địa, có quyền lịch sử ở Biển Nam Trung Hoa”.

Mặt khác, Bắc Kinh kiềm chế để không xảy ra các cuộc biểu t́nh rầm rộ như vụ Toà Đại sứ Trung Quốc ở Belgrade bị NATO ném bom nhầm năm 1999, hoặc vụ biểu t́nh đập phá khi Nhật Bản tuyên bố quốc-hữu-hoá Quần đảo Senkaku năm 2012.

Biển Đông có tầm quan trọng đối với sự thịnh vượng và thương mại toàn cầu v́: “hàng năm có 1/3 hải vận thế giới thông qua Biển Đông; 8 trong số 10 cảng container lớn nhất thế giới nằm trong vùng Châu Á-Thái B́nh Dương; gần 2/3 dầu hoả thế giới từ Ấn Độ Dương vào Thái B́nh Dương.

Lịch sử Trung Hoa từng chứng minh khi nhà cầm quyền muốn thoả măn nguyện tâm lư bá quyền th́ thường cất binh chinh phạt láng giềng v́ chưa gặp đối thủ hùng mạnh.

Nhưng, từ năm 1839 Trung Hoa rơi vào “thế kỷ ô nhục” cho tới khi chấm dứt Thế chiến Thứ hai v́ chạm phải sức mạnh quân sự Tây Phương cũng như Nhật Bản.

Thực tế, Trung Quốc không có khả năng đụng độ với Tây Phương và Nhật Bản như thời c̣n “múa gậy vườn hoang”.

Các quốc gia láng giềng với Trung Quốc nói chung và Đông Nam Á nói riêng dù mê túi tiền hơn 3,000 tỉ của Bắc Kinh cũng không thể bán rẻ chủ quyền nên càng ép họ càng nghiêng về phía cộng đồng quốc tế văn minh.

Con đường chống lại chiến dịch tuyên truyền của Trung Quốc không thể bằng h́nh thức phản-tuyên-truyền mà tấn công trực diện vào điểm yếu nhất của Tập Cận B́nh về pháp lư.

Từ lâu, một số quốc gia duyên hải Đông Nam Á, đặc biệt là Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam, hăm he đưa Trung Quốc ra các toà án quốc tế. Nhưng, chưa có nước nào đủ dũng khí như Phi Luật Tân.

Họ tự ru ngủ bằng khẩu hiệu “đàm phán song phương, duy tŕ hoà b́nh và ổn định” nên bị Bắc Kinh dẫn vào mê hồn trận, không lối ra.

Bị Bắc Kinh chèn ép, đe doạ bằng chính sách “cắt lát” làm mất chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán quốc gia v́ các quốc gia Đông Nam Á lao vào cuộc đàm phán song phương với Trung Quốc theo điều kiện “chấp nhận chủ quyền không tranh căi của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa” rồi mới đàm phán.

Phán quyết của Toà PCA chú trọng giải quyết vấn đề của Phi Luật Tân, nhưng, cũng có lợi các quốc gia ở Biển Đông.

Nhưng, từng quốc gia Đông Nam Á cần phải khai thác triệt để hầu giành lại quyền lợi của riêng ḿnh mà Toà PCA chưa xét tới v́ không nhận được đơn kiện.

Luật sư Paul Reichler, linh hồn của vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc đă nhận định “Chắc chắn câu chuyện này chưa chấm dứt” như một lời nhắc nhở những ai c̣n do dự.

                                        Đại-Dương

Trở lại