“Chiến lược bù đắp thứ ba” của Mỹ 

hạ gục chiến lược “Sát Thủ Giản” của Trung Quốc

Trúc Giang MN

 

http://quanvan.net/wp-content/uploads/2016/11/1-26-678x381.jpg

 

1* Mở bài

(H́nh Chuỗi Ngọc Trai và Con Đường Tơ Lụa)
H́nh Chuỗi Ngọc Trai và Con Đường Tơ Lụa

Để thực hiện ư đồ bành trướng bá quyền Hán tộc dưới chiêu bài Giấc mơ Trung Hoa, Tập Cận B́nh đă xây dựng hai vành đai về kinh tế và quân sự. Kinh tế là “Con đường tơ lụa thế kỷ 21”. Quân sự là “Chuỗi ngọc trai”. Hai vành đai nầy đi từ Châu Á qua Châu Phi và về Châu Âu.

Hoa Kỳ chống lại bằng việc xoay trục về Châu Á-Thái B́nh Dương. Về quân sự là vành đai Thái B́nh Dương từ những căn cứ của đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Okinawa, Australia và Singapore, Ấn Độ. Indonesia có thể là đồng minh tương lai.

Vành đai kinh tế là Đối Tác Xuyên Thái B́nh Dương (TPP).

Để thoát ra khỏi thiên la địa vơng quân sự của Mỹ, Trung Quốc xây căn cứ tại Hải Nam để tàu ngầm hạt nhân được an toàn ra biển lớn ḱnh chống với Mỹ.

Con đường được bảo vệ bằng chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập được đặt tên là Sát Thủ Giản, bao gồm A2/AD, vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) và “Vạn Lư Trường Thành” dưới nước.

Chiến lược bù đắp thứ ba của Mỹ dư sức hạ gục chiến lược Sát Thủ Giản của Trung Quốc với những vũ khí hiện đại nhất bao ồm hạm đội tàu ngầm không người lái, tàu ngầm tấn công lớp Virginia, tuần duyên hạm tối tân LCS và siêu khu trục hạm tàng h́nh Zumwalt DDG-1000

2* “Chiến lược bù đắp thứ ba” của Mỹ và “Chiến Lược Sát Thủ Giản” của Trung Quốc

2.1. Chiến lược bù đắp thứ ba

Chiến lược bù đắp thứ ba (The Third Offset Strategy) là chiến lược của Bộ Quốc Pḥng Mỹ nhằm mục đích duy tŕ lợi thế tối ưu về quân sự bằng các loại vũ khí mới được tạo ra bởi ḍng công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại nhất, bao gồm những vũ khí tự hành, không người lái, như các loại robot và tàu chiến không người lái.

Đặc điểm của loại vũ khí mới nầy là thu nhỏ kích cở nhưng chứa nhiều dữ liệu hơn. Giá tiền rẻ hơn, cho phép sản xuất số lượng lớn hơn.

Hai loại vũ khí mới nhất của chiến thuật nầy là tàu ngầm không người lái và tàu nổi không người lái chống tàu ngầm.

Song song với ḍng vũ khí mới hiện đại nhất, các chuyên gia c̣n dồn nổ lực nâng cấp lên tầm cao những kỹ thuật đă có, như cải tiến và nâng cấp hỏa tiễn hành tŕnh (Cruise missile) tấn công mặt đất Tomahawk, và Harpoon, tấn công trên biển.

3
4

Tên lửa hành tŕnh Tomahawk và Harpoon 

Mục đích của “Chiến lược bù đắp thứ ba” là để khống chế và phá vỡ chiến lược Sát Thủ Giản của Trung Quốc. Phó Đô đốc Joseph P. Aucoin, Tư Lệnh Hạm đội 7, cho biết: “Thái B́nh Dương thật sự rất cần tàu chiến đấu ven biển, đó là loại tàu lư tưởng nhất”.

Chiến lược bù đắp thứ nhất ra đời năm 1950 để đối phó với Liên Xô. Thứ hai ra đời 1980 cạnh tranh với Liên Xô.

Chiến lược bù đắp thứ ba ra đời năm 2014 nhằm phá vỡ chiến lược Sát Thủ Giản của Trung Quốc.

Ngày 7/11/2014, Bộ trưởng quốc pḥng Mỹ, Chuck Hagel, đưa ra “kế hoạch đổi mới quốc pḥng” bằng cách đầu tư công nghệ vào hệ thống vũ khí hiện đại nhất”, ông Hagel gọi đó là “Chiến lược bù đắp thứ ba” của Mỹ để chống chiến lược chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD) của Trung Quốc ở Thái B́nh Dương.

Thứ trưởng Quốc Pḥng Robert Work cho biết, chiến lược bù đắp thứ ba vẫn c̣n nhiều bí mật về lợi thế chiến tranh cần được giữ kín. “Nếu xung đột bùng nổ, Mỹ sẽ kết thúc một cách nhanh chóng bằng các năng lực quân sự c̣n giữ bí mật, bao gồm các tên lửa hành tŕnh Tomahawk và Harpoon cải tiến.

2.2. Chiến lược “Sát Thủ Giản” của Trung Quốc

3
4

 Hỏa tiễn DF-21 là trụ cột của chiến lược Sát Thủ Giản

‘Sát Thủ Giản’ có thể diễn giải một cách đơn giản là, thay v́ tăng cường chạy đua vũ trang với Mỹ để chế tạo vũ khí vượt trội hơn, mà Trung Quốc chưa theo kịp, nên Bắc Kinh t́m cách giảm thiểu hiệu quả của vũ khí Mỹ. Đó là lập vùng chống tiếp cận/chống xâm nhập (Anti-Access/Area Denial-A2/AD), sử dụng tầm sát hại của hỏa tiễn DF-21, được xem là “sát thủ tàu sân bay”, cùng với hệ thống radar và các thiết bị báo động sớm, lập ra một khu vực để ngăn chặn, khiến cho tàu địch không dám xâm phạm vào tầm sát hại của các loại vũ khí pḥng thủ nầy. Hỏa tiễn Đông Phong 21 (DF-21) được xem là “sát thủ tàu sân bay” có tầm hoạt động từ 1,500km đến 2,000km, v́ thế nên tàu sân bay Mỹ không dám đến vùng biển có tầm sát hại nầy. Như vậy tàu sân bay không có thể đến can thiệp quân sự bảo vệ Đài Loan như trước kia.

Vũ khí của chiến lược Sát Thủ Giản bao gồm vùng chống tiếp cận (A2/AD), Vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ), “Vạn Lư Trường Thành dưới nước”.

4* “Chiến lược bù đắp thứ ba” của Mỹ hạ gục chiến lược “Sát Thủ Giản” của Trung Quốc

Để chống lại chiến lược “Sát Thủ Giản”, Hoa Kỳ có những thứ vũ khí khắc tinh của vùng chống tiếp cận (A2/AD), là tàu ngầm lớp Virginia, tàu tuần duyên LCS và Siêu khu trục hạm tàng h́nh Zumwalt DDG-1000, bằng cách bịt miệng, vô hiệu hoá hỏa tiễn DF-21.

Chiến lược bù đắp thứ ba sẽ bảo đảm cả hai mặt.

Một mặt phát triển công nghệ mới chẳng hạn như robot, các hệ thống tự hành, thu nhỏ kích thước mà chứa dữ liệu lớn, và được sản xuất bằng kỹ thuật tiên tiến, gồm tên lửa siêu thanh, các vũ khí năng lượng định hướng, súng điện tử và các thủy lôi hải quân.

Một mặt nâng cấp những công nghệ đă có như nâng cấp, cải tiến hỏa tiễn Tomahawk và Harpoon

4.1. Hoa Kỳ triển khai hạm đội tàu ngầm không người lái ở Biển Đông

3
4
5
6

  H́nh tên lửa màu vàng và h́nh 2 người Mỹ thả tên lửa xuống biển

 Đặc điểm của loại vũ khí mới nầy là thu nhỏ kích cở nhưng chứa nhiều dữ liệu hơn. Giá tiền rẻ hơn, cho phép sản xuất số lượng lớn hơn.

Theo trang Sputnik th́ từ năm 2015, Mỹ đă thách thức việc quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc bằng một loạt tuần tra bằng chiến hạm và cả phi cơ, nhưng thách thức mới nhất là Bộ Quốc Pḥng Hoa Kỳ công bố kế hoạch điều động một hạm đội tàu ngầm không người lái đến hoạt động ở Biển Đông.

Bộ Trưởng Quốc Pḥng Ashton Carter cho biết, Lầu Năm Góc đang hoàn tất các tàu ngầm không người lái với nhiều kích cở và trọng tải khác nhau. Điểm đặc biệt nhất là loại tàu lặn nầy có khả năng hoạt động ở vùng nước cạn, chiếm một khu vực rộng lớn ở biển phía nam Trung Hoa, mà tàu ngầm b́nh thường không thực hiện được. Tàu ngầm nầy được xem như vũ khí tối thượng của Mỹ ở vùng nước cạn của Biển Đông.

Tờ The Financial Times dẫn lời của chuyên gia Shawn Brimley, thuộc Trung tâm An ninh Mỹ, giải thích: “Nếu loại tàu nầy đi vào khu vực tranh chấp ở Biển Đông th́ Trung Quốc sẽ không biết chắc chắn về năng lực của Mỹ hiện có trong tay. Điều nầy có tác động răn đe đối với những hành vi khiêu khích của Trung Quốc”.

Một đặc điểm nữa là do kích thước nhỏ, dài từ 3 m đến 15m, chi phí chế tạo rẻ hơn nên có thể sản xuất một số lượng lớn hơn. V́ kích cở nhỏ nên khó bị phát hiện khi lẻn sâu vào vùng nước của kẻ địch để do thám và tấn công.

Hệ thống Sonar của tàu ngầm không người lái.

Tàu ngầm nầy được trang bị hệ thống Sonar và các hệ thống do thám khác. Sonar (Sound Navigation And Ranging) là một kỹ thuật sử dụng sự lan truyền âm thanh để t́m đường di chuyển, liên lạc hoặc phát hiện các đối tượng khác ở trên mặt, trong ḷng nước, hoặc dưới đáy biển. Phóng ra âm thanh và thu nhận lại phản ứng để phát hiện h́nh thể của đối tượng là ǵ.

4.2. Tàu ngầm không người lái, vũ khí tối thượng của Mỹ ở Thái B́nh Dương

3
4

             H́nh 2 tàu ngầm không người lái:
 Một chiếc tàu lặn không người lái do DARPA nghiên cứu chế tạo

Tàu ngầm không người lái (UUV=Unmanned Undersea Vehicle) là vũ khí tối thượng hiện nay v́ chỉ có nó mới có khả năng hoạt động trong vùng nước cạn (nông) rộng lớn ở Biển Đông. Nhiệm vụ chính của UUV là săn tàu ngầm, ngoài ra c̣n có khả năng rà phá ḿn, thu thập thông tin t́nh báo, trinh sát và giám sát.

4.3. Tàu ngầm tấn công lớp Virginia

3

4

Tàu ngầm tấn công lớp Virginia

Tàu ngầm tấn công lớp Virginia nổi bật nhất là khả năng hoạt động cả ở vùng nước sâu và vùng nước cạn. Chạy bằng năng lượng hạt nhân, cực kỳ êm, có khả năng phóng hoả tiễn hành tŕnh tấn công mặt đất là Tomahawk và hoả tiễn hành tŕnh Harpoon tấn công biển, nhắm vào tàu nổi, tàu ngầm. Tên lửa Đông Phong DF-21 là miếng mồi ngon của tàu ngầm tấn công Virginia nầy.

Tử huyệt của tên lửa DF-21 là phóng thẳng đứng nên được bố trí giữa trời và cần thời gian hai tiếng đồng hồ để nạp nhiên liệu nên bị vệ tinh phát hiện và bị tiêu diệt. Virginia giá 2.4 tỷ USD/chiếc.

4.4. Tuần duyên hạm tối tân LCS

3
4

Tàu chiến đấu gần bờ LCS

Tuần duyên hạm tối tân LCS. Là tàu chiến đấu gần bờ, tàng h́nh, tốc độ 56km/giờ. Không xử dụng chân vịt (Propeller) và bánh lái, mà dùng ống hơi nước điều khiển, nên có thể áp sát bờ biển và cũng có thể chạy trên sông.

Hai tàu LCS (Littoral Combat Ship) được xử dụng là USS Independence LCS-2 và USS Freedom LCS-1. Khả năng tàng h́nh tối ưu, hỏa lực cực mạnh, đuôi tàu có sàn đáp và chứa 2 trực thăng diệt tàu ngầm SH-60 Seahawk và 4 xe bọc thép hoặc xe humvee, LCS xem như tàu đổ bộ mini. Bốn chiếc loại tàu nầy được triển khai ở eo biển Malacca, Singapore, để kiểm soát tuyến đường hàng hải huyết mạch từ Ấn Độ Dương sang Thái B́nh Dương. Tàu LCS cũng là vũ khí rất lợi hại của Mỹ để trị chiến lược Sát Thủ Giản của Trung Quốc.

4.5. Siêu khu trục hạm tàng h́nh Zumwalt DDG-1000

3

4

 Siêu khu trục hạm tàng h́nh Zumwalt DDG-1000

Năm 2014, Hoa Kỳ đă đưa tàu khu trục nầy vào Bộ Tư Lịnh Thái B́nh Dương.
Những vũ khí hạng nhất nầy đủ sức khắc chế chiến lược Sát Thủ Giản của Trung Quốc. Bộ Trưởng Quốc Pḥng Leon Panetta khẳng định: “Các loại vũ khí nầy sẽ cho phép Hoa Kỳ được tự do hoạt động trong những khu vực bị ngăn chặn”. Tức là vùng “cấm tiếp cận” (A2/AD=Anti-Access/Area Denial) của TQ. Như vậy, chiến hạm LCS và Zumwalt là khắc tinh của A2/AD.

Hồi tháng 4 năm 2012, truyền thông Mỹ gây chấn động thế giới khi loan tin HQ/HK sẽ triển khai tàu khu trục (Destroyer) tàng h́nh trên TBD trong năm 2014.

Đô đốc Jonathan Greenert, Tham Mưu Trưởng HQ/HK tuyên bố: “Với khả năng tàng h́nh, hệ thống định vị bằng siêu âm, có khả năng phi thường về năng lực tấn công, không cần nhiều người điều khiển. Đây là tương lai của chúng ta”. “Chiến hạm thế kỷ 21”.

Siêu chiến hạm nầy có khả năng đột nhập, áp sát vào bờ biển mà hầu như không bị phát hiện, chủ yếu là tấn công mặt đất.

Vũ khí trang bị:
– Hệ thống định vị siêu âm
– Bệ phóng hoả tiễn đa năng. Có thể phóng nhiều hỏa tiễn khác nhau mà không cần điều chỉnh chương tŕnh về phần mềm (Software). Phóng hỏa tiễn tinh khôn tấn công mặt đất Tomahawk.
– Súng phóng hỏa tiễn hiện đại 155mm AGS (Advanced Gun System) là một cuộc cách mạng trong ngành pháo binh, 4 khẩu súng nầy có hoả lực tương đương với một tiểu đoàn pháo binh.

1

2

    Súng phóng hỏa tiễn AGS *Hỏa tiễn tiên tiến AGS

Mỗi viên đạn 155mm là một hỏa tiễn được dẫn đường bằng hệ thống tấn công mặt đất tầm xa LRLAP (Long Range Land Attack Projectile), bắn xa 154km, độ chính xác sai biệt trong một chu vi 50m.


Súng AGS vận hành tự động. Thùng đạn chứa 750 hỏa tiễn, mỗi trái nặng 11kg. Hệ thống nạp đạn tự động, bắn ra 10 phát trong một phút. Chiếc Zumwalt được trang bị 2 khẩu AGS, phóng thẳng đứng. Ṇng súng có thể quay ṿng tṛn 360 độ và được hạ xuống dưới boong tàu sau khi xử dụng.

Giá mỗi chiếc là 3.8 tỷ USD.

5* Bùng nổ cuộc chiến Mỹ-Trung dưới đáy biển

Những năm gần đây cộng đồng quốc tế tập trung vào câu hỏi “V́ sao Trung Quốc lại nổ lực xây dựng các đảo nhân tạo rất nhanh chóng ở Biển Đông”.

Chỉ trong hai năm mà Trung Quốc đă bồi đắp 13km2 ở Trường Sa để củng cố chủ quyền và tạo ra sự hiện diện thường xuyên ở Biển Đông. Khu vực phía nam Biển Đông rất cạn, chưa tới 100m nên Trung Quốc phải bám vào vùng biển h́nh lưỡi ḅ sâu 4,000m để ra Thái B́nh Dương.

Bắc Kinh cũng lên kế hoạch xây “Vạn Lư Trường Thành” dưới biển. H́nh ảnh vệ tinh cho thấy trên các đảo nhân tạo, Trung Quốc đă lắp đặt những bộ cảm biến hiện đại bao gồm radar và hệ thống liên lạc vệ tinh trên mặt nước và kể cả dưới đáy biển.

5.1. V́ sao Trung Quốc chọn đảo Hải Nam làm căn cứ tàu ngầm hạt nhân

3

4

 Căn cứ tàu ngầm ở đảo Hải Nam * Hạm đội tàu ngầm Trung Quốc

Khi chọn Du Lâm của thành phố Tam Á, đảo Hải Nam, làm căn cứ tàu ngầm th́ Trung Quốc đă chọn con đường tàu ngầm ra Thái B́nh Dương để đương đầu với Hải quân Hoa Kỳ. Du Lâm là căn cứ mà địa bàn hoạt động của tàu ngầm hạt nhân là Thái B́nh Dương. Có hai con đường ra biển lớn, đó là con đường qua biển Hoa Đông và con đường qua Biển Đông. Trung Quốc không chọn biển Hoa Đông v́ phải đương đầu với hai lực lượng hùng mạnh là Hải Quân Nhật Bản và lực lượng của Mỹ ở Okinawa, đảo Guam và cả Hawaii nữa.

Con đường qua Biển Đông thuận lợi hơn v́ đi qua nước chư hầu truyền thống là Việt Nam và nước nghèo và yếu là Philippines.

Lê Đức Anh của đảng Cộng Sản Việt Nam đă tự nguyện dâng 6 đảo ở Trường Sa cho quan thầy Trung Cộng, qua màn kịch đánh cuội “Ra trận cấm nổ súng” của cái gọi là “Hải chiến Trường Sa ngày 14-3-1988. Thế là 6 đảo: Gạc Ma. Cô Lin, Len Đao, đá Chữ Thập…có mặt của Trung Quốc ở Biển Đông.

Chỉ trong hai năm Trung Cộng đă thần tốc xây các đảo nhân tạo, quân sự hóa để thành lập “Vạn Lư Trường Thành dưới biển”, bảo vệ lộ tŕnh của tàu ngầm ra biển lớn và chống tàu Mỹ trong khu vực.

Đảng Cộng Sản Việt Nam phát huy truyền thống bán nước là một vết nhơ trong lịch sử bảo vệ chủ quyền chống ngoại xâm của dân tộc. Rước voi về vầy mả tổ. Cỏng rắn về cắn gà nhà. Mở đường cho Trung Cộng có mặt ở Biển Đông. Đúng là tội đồ của dân tộc. Vô phương chối căi!

5.2. Vạn Lư Trường Thành dưới nước của Trung Quốc

Vạn Lư Trường Thành dưới nước của Trung Quốc là hệ thống chống tàu ngầm, bao gồm một mạng lưới tàu ngầm và các hệ thống cảm biến dưới nước, có khả năng xác định vị trí tàu của đối phương. Mạng lưới vô cùng lợi hại nầy làm suy giảm đáng kể lợi thế vượt trội đă có của Hải Quân Hoa Kỳ.

Trung Quốc tăng cường sức mạnh hải quân của họ ở Biển Đông bằng cách xây dựng cơ sở quân sự hiện đại nhất ở Đá Chữ Thập, Trường Sa.

5.3. Sự phát triển đáng ngạc nhiên về tàu ngầm Trung Quốc

Hải Quân Mỹ thường cho rằng tàu ngầm Trung Quốc c̣n lạc hậu do tiếng ồn dễ bị phát hiện. Nhưng mới đây, sự tiến bộ vượt bực của tàu ngầm Trung Quốc khiến cho Mỹ phải phát sốc.

Hồi tháng 10/2016, tàu sân bay Ronald Reagan phát hiện một tàu ngầm TQ đă đến sát tàu sân bay nầy.

Hồi năm 2006, một chiếc tàu ngầm TQ lớp Tống (Song Class), Type 039 Diesel-Electric Submarines, bổng nhiên nổi lên mặt nước cách tàu sân bay Kitty Hawk chỉ có 5 dặm (9km).

6* Tàu nổi không người lái của Mỹ săn tàu ngầm Trung Quốc

3

4

  Sea Hunter

Cơ quan Nghiên cứu Dự án Quốc pḥng Tiên tiến Mỹ (DARPA=Defense Advanced Research Projects Agency) đă giới thiệu một vũ khí mới để thực hiện chiến thuật săn tàu ngầm trong ḷng đại dương, chống thủy lôi, đó là chiếc tàu nổi không người lái mang tên Sea Hunter (Thợ Săn Biển).

Ngày 7-4-2016, các quan chức quốc pḥng làm lễ đặt tên và hạ thủy con tàu dài 40m tại cảng Portland, bang Oregon. Sea Hunter là kết quả của một chương tŕnh nghiên cứu liên tục và lâu dài về tàu nổi không người lái, chống tàu ngầm ACTUV. (ACTUV= The ASW Continuous Trail Unmanned Vessel. ASW= Anti-Submarine Warfare).

Sea Hunter chạy bằng hai máy dầu cặn diesel. Sức nặng 140 tấn bao gồm 40 tấn dầu diesel dành cho hành tŕnh 19,000km trên biển. Tốc độ 50km/giờ (27 knots)

Con tàu hiện đang kiểm nghiệm thực tế ngoài khơi vùng biển San Diego, California.

Điểm đặc biệt của tàu nầy là hoạt động hoàn toàn độc lập, không có người lái trên tàu. Tự di chuyển hàng ngàn km trên đại dương, thực hiện các nhiệm vụ dài hơi từ hai đến ba tháng mà không có sự tham dự nào của con người trên tàu cả.

Giới chức quốc pḥng tiết lộ, con tàu có khả năng tránh va chạm với tàu khác do một hệ thống radar mang tên “Hệ thống nhận dạng tự động (AIS=Automatic Identification System). Va chạm với tàu khác là vi phạm luật an toàn giao thông  trên biển.

Cũng giống như những phương tiện không người lái khác, Sea Hunter cũng phải có những sĩ quan hải quân điều khiển từ xa.

V́ không chở người, nên không gian bên trong tương đối hẹp, chỉ vừa cho những nhân viên bảo tŕ làm việc. Bên trong con tàu cũng không có những trang thiết bị phục vụ tiện nghi và đời sống của thủy thủ như những con tàu khác.

“Trí thông minh” của con tàu hoạt động liên tục trên nhiều nhiệm vụ phức tạp khác nhau. Đặc biệt là tự động giải mă những thông điệp đă được mă hóa của đối phương.

Bên cạnh sứ mạng săn tàu ngầm, chiếc Sea Hunter c̣n thực hiện nhiều sứ mạng khác nhau như trinh sát, quét thủy lôi, và cung cấp quân nhu cho các lực lượng trên biển. Sea Hunter c̣n phối hợp hoạt động với các tàu tuần tra ven biển LCS (LCS=Littoral Combat Ship) như USS Freedom (LCS-1) và USS Independence (LCS-2)

Thứ trưởng Quốc pḥng Mỹ, ông Robert Work cho biết: “Hiện tại, Sea Hunter chưa được trang bị vũ khí, nhưng những thiết kế tiếp theo th́ chắc chắn những quyết định có liên quan đến tánh mạng con người cũng vẫn do những sĩ quan quân đội tạo ra.

Con tàu giá khoảng 20 triệu USD, chi phí duy tŕ hoạt động từ 15,000 đến 20,000USD mỗi ngày. Trong khi chi phí của những tàu khu trục là 700,000USD/ngày.

7* Mỹ vẫn c̣n là cường quốc số một về tàu ngầm

Hồi tháng 2/2016, Đô đốc Harry Binkley Harris, Jr., Tư Lịnh Bộ Tư Lịnh Thái B́nh Dương (USPACOM=United States Pacific Command) trong một phiên điều trần, nói rằng: “Tôi không có những tàu ngầm mà tôi cần để chống lại âm mưu quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc”.

Hồi tháng 4/2016, Bộ trưởng Quốc pḥng Ashton Carter tuyên bố, Mỹ sẽ chi ra 8 tỷ USD cho ngân sách năm 2017 để bảo đảm lực lượng tàu ngầm của Mỹ vẫn giữ vai tṛ hiện đại nhất, nguy hiểm nhất thế giới.

Trong báo cáo của Bộ Quốc Pḥng tŕnh lên Quốc Hội th́ Trung Quốc hiện có 70 tàu ngầm, trong đó 16 chiếc tàu ngầm hạt nhân, 15 chiếc tàng h́nh.

Trong khi đó, Hoa Kỳ có 75 chiếc tàu ngầm hạt nhân, 15 chiếc mang thiết kế lớp Virginia, hiện đại nhất thế giới.

Tuy nhiên, Mỹ chỉ triển khai 4 tàu ngầm thuộc lớp Los Angeles ở khu vực Châu Á-Thái B́nh Dương.

Phó GS Toshi Yoshihara, thuộc Đại học Hải Quân Mỹ, nói rằng ông tin tưởng rằng trong thời gian tới Mỹ sẽ tiếp tục duy tŕ lực lượng tàu ngầm ở vị thế cường quốc số một trên thế giới.

8* Mỹ phát triển tàu ngầm thành tàu sân bay dưới ḷng biển

Khi công nghệ ḍ t́m và chống tàu ngầm ngày càng phát triển, nguy cơ tàu ngầm bị tiêu diệt rất lớn, do vậy Hải quân Mỹ đang lên kế hoạch phát triển tàu ngầm thành một dạng “tàu sân bay dưới ḷng biển” để giành ưu thế về quân sự so với các nước.

Ngày 21-2-2015, tạp chí The Motley Fool tiết lộ, từ năm 2014 cơ quan DARPA đă đầu tư một thứ vũ khí mới, kết hợp hai ưu điểm của tàu ngầm và của tàu sân bay. Loại vũ khí nầy im lặng và nguy hiểm chết người khi ẩn nấp dưới đại dương như một tàu ngầm. Nhưng giống như tàu sân bay là nó tung ra những đ̣n tấn công khốc liệt trên bờ, trên biển và cả trên không nữa.

Tóm lại, đó là một tàu sân bay dưới ḷng biển.

9* Mỹ sẽ đáp trả thẳng tay nếu Trung Quốc tiếp tục khiêu khích ở Biển Đông

Hăng tin Kyodo dẫn một nguồn tin ngoại giao cho biết, tại Đối tác Kinh tế và Chiến lược ngày 5-6-2016 tại Bắc Kinh, Ngoại trưởng John Kerry đă tuyên bố: “Nếu Trung Quốc đơn phương lập vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) tại các vùng biển tranh chấp ở Biển Đông, th́ Mỹ buộc phải hành động thẳng tay”.

Ông cho biết, Washington cũng đang theo dơi xem liệu Trung Quốc có thêm hành động khiêu khích nào nữa hay không, như tuyên bố lập vùng ADIZ hoặc xây đảo nhân tạo ở băi đá Scarborough chiếm của Philippines ngày 8-3-2012.

10* Nếu chiến tranh nổ ra ở Biển Đông th́ ai sẽ thắng?

Tờ Australia Financial Times Review vừa nêu lên câu hỏi : “Nếu chiến tranh nổ ra ở Biển Đông th́ chiến thắng thuộc về ai?”

Theo tờ báo th́ 10 năm trước đây, câu trả lời dứt khoát là Mỹ thắng. Tuy nhiên hiện nay phần thắng cũng nghiêng về phía Mỹ nhưng phải trả cái giá rất đắt do tổn thất nặng nề.

GS Trương Kiểm, thuộc Đại học New South Wales ở thủ đô Canberra, cho rằng Trung Quốc đang ưu tiên phát triển năng lực sát thương cao độ của các loại vũ khí để buộc Mỹ phải từ bỏ ư định can thiệp.

Tuy nhiên việc đánh giá về năng lực thật sự của Trung Quốc rất khó, bởi v́ các vũ khí mà họ hiện có chưa được thử nghiệm qua thực tế chiến trường. Và quân đội Trung Quốc cũng chưa từng đánh trận kể từ cuối những năm 1970.

11* Kết luận

Mặt trận Biển Đông ngày càng khó khăn cho Hoa Kỳ khi mà Philippines và Malaysia có khuynh hướng ngă về phía Trung Quốc.

Việt Nam th́ không đáng kể. Sau khi Trung Quốc và Maylaysia nhất trí thúc đẩy giải quyết tranh chấp trên Biển Đông thông qua đối thoại và đàm phán song phương, Việt Nam đă lên tiếng phản đối.

Mặc dù phát ngôn viên Lê Hải B́nh tuyên bố: “Lập trường nhất quán của Việt Nam là các vấn đề tranh chấp ở biển Đông liên quan đến song phương th́ giải quyết qua kênh song phương, c̣n các vấn đề liên quan đến đa phương, có nhiều bên th́ phải giải quyết thông qua nhiều bên”. Nói là nói vậy thôi nhưng các tỉnh Lạng Sơn, Hải Pḥng và Lào Cai muốn nối đường sắt cao tốc từ Hà Nội đến đường sắt cao tốc của Trung Quốc. Không cần nghe anh B́nh nói, mà nh́n kỹ vào những ǵ mà họ đă và đang làm. “Láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai”. Việt-Trung sông liền sông, núi liền núi. Đường cao tốc nối Hà Nội với Bắc Kinh, tuy hai mà một.

Trúc Giang

Minnesota ngày 6-11-2016  

 

Trở lại