Mỹ lên kế hoạch chặn đứng tham vọng của Trung Quốc ở Biển Đông

- Mỹ sẽ tiếp tục thực thi quyền đi lại tự do ở Biển Đông để đáp trả việc Trung Quốc đẩy mạnh quân sự hóa các đảo nhân tạo trong khu vực.

Tuyên bố trên của Mỹ được đưa ra trong bối cảnh Washington cáo buộc các “hành động phi pháp” hiện nay của Trung Quốc ở Biển Đông là “rất đáng lo ngại”.

Bộ trưởng Không quân Mỹ Deborah James cho biết Trung Quốc không ngừng mở rộng quy mô cải tạo đảo trái phép ở Biển Đông và xây dựng rất nhiều công tŕnh phi pháp trên đó.

Bà James cho biết, trong 2 tuần qua, bà đă liên tục công du các nước đồng minh của Mỹ tại châu Á. “Tại bất kỳ nước nào chúng tôi đến, chúng tôi cũng đều trao đổi về t́nh h́nh Biển Đông. Hành vi cải tạo đảo phi pháp của Trung Quốc dường như không có dấu hiệu suy giảm và đó là điều rất đáng lo ngại”, bà James nói.

Theo bà James, trước những hành vi cố ư khiêu khích của Trung Quốc, Mỹ sẽ tiến hành các hoạt động nhằm thực thi quyền tự do đi lại của các tàu chiến và máy bay chiến đấu của nước này trong khu vực.

Dẫn chứng cho tuyên bố của ḿnh, bà James nhắc lại việc Mỹ từng cho máy bay ném bom chiến lược B-52 bay vào vùng nhận dạng pḥng không (ADIZ) do Trung Quốc đơn phương thành lập ở biển Hoa Đông cách đây vài năm.

“Chúng tôi tôn trọng và muốn có quan hệ tốt với Trung Quốc nhưng với điều kiện nước này phải tôn trọng luật pháp quốc tế. Các hoạt động tuần tra bảo đảm tự do và luật pháp chắc chắn sẽ là một khả năng chúng tôi lựa chọn”, bà James tuyên bố.

Trước đó, tờ South China Morning Post dẫn lời quan chức ngoại giao Trung Quốc tuyên bố nước này đang có ư định đơn phương thiết lập thêm ADIZ ở Biển Đông.

Trước thông tin đó, bà James khẳng định, Mỹ và các đồng minh sẽ tiếp tục phản ứng mạnh mẽ trước “hành vi mang nặng tính khiêu khích” của Trung Quốc. Tư lệnh không quân Mỹ nói các đồng minh ở châu Á đang yêu cầu Washington cho máy bay ném bom “hiện diện liên tục” ở biển Đông, có thể là các phi cơ chiến lược như B-1, B-2 và B-52.

Không chỉ phản đối âm mưu thiết lập ADIZ của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ và đồng minh c̣n lên án mạnh mẽ yêu sách “đường 9 đoạn” của nước này trong khu vực vốn bị phán quyết từ Ṭa Trọng tài Quốc tế (PCA) khẳng định là “vô giá trị và không có bằng chứng lịch sử hay pháp lư”.

Trở lại