Mỹ Thách Thức TC Ở Ấn Độ Thái B́nh Dương

Vi Anh


Chưa lúc nào Mỹ công khai thách thức, đối đấu chống TC về Ấn độ - Thái b́nh dương như lúc này. Sau đây là một số hành động tiêu biểu nói lên thái độ thách thức ấy của Mỹ.

Một,
Phó Tổng Thống Mỹ Mike Pence thách thức TC, cho máy bay đặc biệt dành cho phó tổng thống Mỹ, như Air Force One dành cho TT Mỹ, bay ngang qua đảo nhân tạo mà Trung Quốc đă bồi đắp, quân sự hoá ở Trường Sa khi Ô Pence đi Singapore, tham dự hội nghị Thượng Đỉnh ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á EAS tại Singapore (13-15/11/2018). Để bảo vệ yếu nhân, dĩ nhiên Hải Quân Mỹ đă dùng hàng không mẫu hạm, nhiều chiến hạm và chiến đấu cơ tập trận, sẵn sàng tấn công TC nếu TC có những dấu chỉ dù nhỏ nhứt có thể xâm hại vị lănh đạo số hai và biểu tượng và danh dự Mỹ. Biết thân, TC nín thinh, không dám lên tiếng như mọi khi xua đuổi tàu máy bay Mỹ tuần tra ngang các băi đá và đảo TC đă chiếm cứ và quân sự hoá.

Tin được Phó TT Pence tiết lộ sau đó trong cuộc phỏng vấn hôm 13/11 với tờ Washington Post.
Ông thẳng thắn nói chuyến bay của ông là "một kiểu chiến dịch tự do hàng hải, hàng không của Mỹ". "Chúng tôi sẽ không bị đe dọa và sẽ không nhượng bộ. Chúng tôi sẽ tiếp tục thực hiện quyền tự do hàng hải", Phó tổng thống Mỹ khẳng định.

Hai, trong cuộc Đối Thoại - thường được gọi là 2+2 – Mỹ đối đầu TC thay v́ đối thoại theo danh nghĩa của cuộc họp. Trong cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và Bộ trưởng Quốc Pḥng James Mattis với Ủy Viên Quốc Vụ phụ trách đối ngoại Trung Quốc Dương Khiết Tŕ và bộ trưởng Quốc Pḥng Ngụy Phượng Ḥa. Hai bên đối đầu nhau, không tương nhượng một lời. Hai bên Mỹ, Trung đấu khẩu “nẩy lửa” về Biển Đông, biến đối thoại thành đối đầu nẩy lửa.
Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo công khai chỉ trích Trung Quốc về việc quân sự hóa Biển Đông khi tuyên bố rằng Hoa Kỳ «tiếp tục bày tỏ quan ngại về các hoạt động và chính sách quân sự hóa của Trung Quốc ở Biển Đông (và) yêu cầu Trung Quốc thực hiện đúng những cam kết đă đưa ra trước đó trên vấn đề này».

Phản ứng trước lời đả kích của ông Pompeo, Ủy viên Quốc Vụ Viện Trung Quốc Dương Khiết Tŕ trả lời cộc cằn, rằng  Bắc Kinh «có quyền xây dựng các cơ sở quốc pḥng cần thiết» ở những khu vực mà ông gọi là «lănh thổ» của Trung Quốc. Không chỉ thế, ông Dương Khiết Tŕ c̣n lên tiếng cảnh cáo Hoa Kỳ là phải «đ́nh chỉ việc đưa tàu chiến và máy bay quân sự đến gần những đảo đá của Trung Quốc và dừng những hoạt động phá hoại chủ quyền Trung Quốc».

Đ̣i hỏi nói trên đă bị bộ trưởng Quốc Pḥng Mỹ Tướng Mattis bác bỏ tức khoác với tuyên bố mạnh mẽ: «
Chúng tôi đă nói rơ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cho tàu và máy bay đến hoạt động ở bất cứ nơi nào luật quốc tế cho phép. Hoa Kỳ luôn kiên định trong cam kết về một khu vực Ấn Độ-Thái B́nh Dương tự do và cởi mở, một khu vực xây dựng trên nền tảng luật pháp và trật tự quốc tế cũng như sự ổn định của toàn vùng

Ba, sau đối thoại an ninh Mỹ-Trung được tổ chức tại Washington,
Bộ Ngoại giao Mỹ hôm 12/11 đ̣i hỏi Trung Quốc rút hoả tiễn đạn đạo tại các đảo nhân tạo Bắc Kinh bồi đắp phi pháp ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam và tái khẳng định, rằng mọi quốc gia cần tránh giải quyết tranh chấp bằng những hành vi áp đặt hay đe dọa đối với hành động khai triển hỏa tiễn phi pháp của Bắc Kinh tại đảo nhân tạo ở Trường Sa.

Đây là lần đầu tiên Mỹ lên tiếng công khai,
quyết liệt đ̣i Trung Quốc rút hỏa tiễn khỏi Trường Sa ở Biển Đông. Washington kêu gọi Bắc Kinh “rút các hệ thống hỏa tiễn khỏi Trường Sa”. Tuyên bố trên được Washington đưa ra trong cuộc Đối thoại An ninh và Ngoại giao Mỹ - Trung mới đây nói trên.

Hồi đầu tháng Năm, đài truyền h́nh CNBC của Mỹ dẫn các nguồn tin t́nh báo tiết lộ rằng Trung Quốc đă lắp đặt các hệ thống hỏa tiễn hành tŕnh chống hạm và đất đối không trên ba đảo đá tranh chấp ở Trường Sa là Đá Chữ Thập, Đá Xubi và Đá Vành Khăn.

 Bốn, tại Thượng Đỉnh ASEAN và Thượng Đỉnh Đông Á EAS tại Singapore (13-15/11/2018), ngày 09/11/2018 Mỹ bác bỏ yêu cầu của của TC muốn Mỹ ngưng tuần tra ở Biển Đông mà c̣n công khai lên tiếng đ̣i Bắc Kinh phải triệt thoái các loại hỏa tiễn ra khỏi các đảo nhân tạo mà Trung Quốc đă bồi đắp ở vùng quần đảo Trường Sa. Thái độ cứng rắn hẳn lên của Hoa Kỳ trên hồ sơ Biển Đông cho thấy một cách rơ ràng trong bản thông cáo báo chí. Ông Pence nêu thẳng thắn vấn đề Biển Đông với lănh đạo các nước trong hội nghị hôm nay và thúc đẩy để bảo đảm có một bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Đông (COC) mang tính ràng buộc.

Tin được đưa ra trong bối cảnh Mỹ đang có lập trường ngày càng cứng rắn hơn với các hành động quân sự hóa trái phép của Trung Quốc trên Biển Đông.
Ông Pence hồi tháng 10 từng cảnh báo Mỹ sẽ không lùi bước trước những động thái được coi là đe dọa từ phía Trung Quốc trên Biển Đông, đồng thời chỉ trích việc Bắc Kinh đưa tàu chiến áp sát tàu khu trục của Washington thực hiện nhiệm vụ tuần tra tự do hàng hải ở vùng biển này.

Năm, Mỹ tăng cường quân sự cho Đài Loan như kề một dao găm vào hông TC.
Mỹ chuyển giao hai khinh hạm săn tàu lặn cho Đai Loan. Tin báo Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), hai khinh hạm PFG-1112 Ming Chuan và PFG-1115 Feng Chia chính thức được đưa vào cấp số cho Đài Loan hôm 8.11, trang bị hệ thống sonar SQR-19 do Mỹ sản xuất. Điều này giúp Đài Loan mở rộng năng lực chống ngầm hơn bất cứ tàu chiến nào khác của ḥn đảo này từ trước đến nay. Hai khinh hạm cũng được trang bị ống phóng hoả tiễn dẫn đường MK13, thích hợp để phóng tên lửa chống hạm RGM-84 Harpoon Block II. Tên lửa này có thể vừa tấn công tàu nổi, vừa nhắm vào các mục tiêu ven biển và mục tiêu cố định.

“Với việc cấp số tàu chiến Ming Chuan và Feng Chia, chúng tôi muốn gửi thông điệp rơ ràng cho thế giới… rằng Đài Loan không ngừng tăng cường sức mạnh để bảo vệ tự do và dân chủ”, Tổng Thống Đài Loan Thái Anh Văn tuyên bố trong buổi lễ.

Sáu, đề cập tới chính sách Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương của Toà Bạch Ốc,  Phó tổng thống Mỹ cho biết chuyến đi của ông tới khu vực "nhằm cho thấy Washington không có ư định nhường lại ảnh hưởng hay quyền kiểm soát" cho Bắc Kinh.

Bảy tóm kết. Trong cuộc gặp trước đó tại Tokyo, PTT Pence và Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đă thảo luận nhiều vấn đề, trong đó có hành động ngày càng quyết liệt của Trung Quốc ở Biển Đông và trong khu vực. Mỹ chỉ trích hành động này, đồng thời thường xuyên duy tŕ các hoạt động tuần tra tự do hàng hải trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế.

PTT Pence tóm kết: "
Chủ nghĩa độc đoán và gây hấn không có chỗ ở Ấn Độ Dương - Thái B́nh Dương"./.(VA)

 

Trở lại