NĂM 2020: HOÀ HAY CHIẾN TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

China’s sea claims to face stiff test in 2020 (Asia Times)

Assessing Southeast Asia in the 2010s: 5 Big Strategic Trends and How They May Shape the 2020s (Diplomat)

3 Keys to a Peaceful China-US Maritime Coexistence (Diplomat)

China steps up warship building programe as navy looks to extend its global reach (SCMP)

Indonesia protests ‘violation of sovereignty’ by Chinese coastguard vessel (Reuters)

Indonesia lodges strong protest against China for trespassing, poaching in Natunas (Jakarta Post)

 

NĂM 2020: HOÀ HAY CHIẾN TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Nhiều phân tích gia và quan sát viên quốc tế tiên đoán thế giới trong năm 2020 sẽ có 30 điểm xung đột mà gay gắt nhất thuộc về Biển Nam Trung Hoa, Iran, Bắc Triều Tiên do tham vọng bành trướng bá quyền của Bắc Kinh.

Tranh căi trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) phức tạp hơn cả v́ liên quan đến chủ quyền và quyền-chủ quyền và quyền-tài-phán cũng như quyền tự do hàng hải trong vùng biển quốc tế. Do đó, nguy cơ chiến tranh lan rộng cao hơn hết v́ va chạm đến quyền lợi sống c̣n của nhiều dân tộc.

Thứ nhất, Bắc Kinh ngày càng thấy sức mạnh kinh tế, quân sự cho phép mở rộng biên cương và khả năng biến SCS thành chiếc ao nhà.

Sáng kiến Con đường và Vành đai (BRI) giúp cho Bắc Kinh điều kiện thiết lập “thuộc địa kinh tế” tại các quốc gia trong Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) lẫn các hải cảng quân sự khi chiến tranh xảy ra. Do đó, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đành phải tăng cường khả năng pḥng thủ và t́m đối tác chiến lược nhằm duy tŕ t́nh trạng độc lập và tự chủ.

Thứ hai, Bắc Kinh muốn độc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên ở SCS bằng hai biện pháp: (1) thuyết phục Phi Luật Tân, Việt Nam, Mă Lai Á, Brunei chấp nhận khai thác chung dầu khí với Trung Quốc để loại trừ các hăng dầu hỏa quốc tế dự thầu. Bắc Kinh đề nghị cùng Manila khai thác chung dầu hoả ở Băi Cỏ Rong nằm trong Khu vực Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Phi Luật Tân mà Bắc Kinh chỉ nhận 40%. (2) Manila đương nhiên mất “quyền-chủ-quyền” để gọi thầu quốc tế, tức từ chối Phán quyết của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) rằng: yêu sách “chủ quyền lịch sử” trên SCS của Bắc Kinh “không có cơ sở” trong luật pháp quốc tế.

Thứ ba, Chủ tịch Tập Cận B́nh từng ra lệnh phải biến Lực lượng Quân sự Trung Quốc ngang hàng với Hoa Kỳ và Nga vào năm 2049. V́ thế, Bắc Kinh đă dồn nỗ lực chế tạo các loại chiến hạm hiện đại, kể cả hàng không mẫu hạm, tính đến hết năm 2018 đă có 300 chiến hạm so với 290 của Hoa Kỳ. Cuối năm 2019, Hải đội Hàng không mẫu hạm Sơn Đông với Tiêm kích cơ J-15 cất và hạ cánh trong chuyến ngao du từ Đài Loan tới SCS nhằm đe doạ an ninh trong vùng. Đồng thời, làm thoả măn tinh thần “Đại Hán” trong bối cảnh suy thoái kinh tế ở Hoa Lục.

Đứng trước mối đe doạ của Bắc Kinh, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á đă có phản ứng khác nhau: Bạch thư Quốc pḥng 2019 của Việt Nam cam kết hoà b́nh và đàm phán các giải pháp với Trung Quốc bất chấp lịch sử đàm phán cù cưa với Bắc Kinh chỉ dẫn tới thiệt hại. Hy vọng vai tṛ Chủ tịch Luân phiên AEC và chiếc ghế không-thường-trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc năm 2020 sẽ giúp Việt Nam có thái độ cứng rắn hơn đối với Bắc Kinh. Hy vọng này khó thành sự thật do hai nước có chung hệ thống Chủ nghĩa Cộng sản. Tổng thống Rodrigo Duterte đồng ư khai thác chung với Trung Quốc tại Băi Cỏ Rong, nằm trong EEZ của Phi Luật Tân, để được Bắc Kinh đầu tư phát triển đă bị giới quân sự, tư pháp, dân chúng Phi Luật Tân chống đối. Mă Lai Á đă đệ tŕnh hồ sơ giới hạn thềm lục địa lên “Ủy ban về Giới hạn Thềm lục địa của Liên Hiệp Quốc” đi sâu vào Đường 9 Đoạn của Trung Quốc. Bắc Kinh cáo buộc Kuala Lumpur xâm phạm chủ quyền, vi phạm luật pháp quốc tế và kêu gọi LHQ đừng xem xét hồ sơ này. Indonesia đă triệu tập Đại sứ Trung Quốc để phản đối 50 ngư thuyền được Hải cảnh Trung Quốc hộ tống vi phạm EEZ (bất hợp pháp, không báo cáo, không được kiểm soát) ngày 19/12/2019 và trở lại đông hơn vào 24/12/2019.

Thứ tư, giới cầm quyền và giới tinh hoa ở Đông Nam Á mang căn bệnh tham nhũng trầm kha nên dễ bị Bắc Kinh thao túng qua chiến thuật “đe doạ để hối lộ và hối lộ để điều khiển”. Các dân tộc ở Đông Nam Á mới nắm ch́a khoá chống chính sách bành trướng bá quyền của Trung Quốc mà vùng lên giành quyền tự quyết dân tộc, phù hợp với xu thế quốc tế hiện nay.

Nhóm Hàng không mẫu hạm Sơn Đông mang theo 36 Tiêm kích cơ J-15 thay v́ 24 như HKMH Liêu Ninh có làm thay đổi cán cân lực lượng quân sự trên Biển Nam Trung Hoa hay không?

Thứ nhất, Sơn Đông cũng cổ lỗ sỉ như Liêu Ninh chưa phải là đối thủ của Đệ thất Hạm đội Hoa Kỳ, chưa kể các Hải đội từ Pháp, Anh, Ấn, Úc, đang duy tŕ an ninh hàng hải tại Châu Á - Thái B́nh Dương, nhưng, có thể đe doạ tới các quốc gia duyên hải Đông Nam Á trên phương diện chủ quyền biển đảo, quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán.

Thứ hai, mối đe doạ thực tế của Bắc Kinh buộc các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phải gia tăng Lực lượng Tiềm thuỷ đỉnh và Lực lượng Pḥng vệ Duyên hải để bảo vệ chủ quyền biển đảo và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán hợp pháp. Đồng thời, phối hợp với các đối thủ của Trung Quốc như Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Anh, Pháp để bảo vệ hoà b́nh và an ninh khu vực.

Thứ ba, thời đại Hoa Kỳ đơn phương bảo vệ hoà b́nh, an ninh thế giới đă chấm dứt khi Tổng thống Donald Trump công khai tuyên bố tại Đại Hội đồng Liên Hiệp Quốc “Tôi là Tổng thống của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ, không phải là Tổng thống toàn thế giới”. Như thế, quan hệ giữa Hoa Kỳ và các quốc gia trên thế giới, dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu đều theo công thức hoàn thành “nghĩa vụ, quyền lợi, trách nhiệm lẫn nhau”. Chẳng ai ức hiếp, lợi dụng ai, không c̣n t́nh trạng bảo hộ. V́ vậy mà Tổng thống Trump cương quyết buộc các quốc gia NATO phải đóng đủ hoặc hơn 2% GDP như cam kết, tái thương thảo chi phí đóng quân tại Nhật Bản và Đại Hàn. Chuyện Hoa Kỳ đưa quân vào giải phóng nước khác đă đi vào dĩ văng.

Xu hướng đ̣i quyền tự quyết dân tộc đă nở rộ trong năm 2019 từ Hồng Kông tới Bolovia, Venezuela, Á Căng Đ́nh, Pháp, Anh, Iran, Iraq, Zimbabwe … đă làm thay đổi vận mệnh quốc gia mà không có sự can thiệp trực tiếp từ nước ngoài.

Trên Biển Nam Trung Hoa th́ Trung Quốc không đủ sức thắng về quân sự, dù cho vào thời điểm 2049, nhưng, không thiếu chiêu thức hù doạ láng giềng. Ai yếu bóng vía hoặc đơn độc sẽ chịu thiệt tḥi với Trung Quốc.

Nhà cầm quyền có thể yếu. Nhưng, dân tộc bao giờ cũng mạnh v́ sự sinh tồn và niềm tự hào ṇi giống.

Đại-Dương

 

Trở lại