NGUY CƠ ĐANG GIA TĂNG TRÊN BIỂN ĐÔNG Á

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Is Japan Immune From China’s Media Influence Operations? (Diplomat)

China’s Military Actions Against Taiwan in 2021: What to Expect (Diplomat)

Vietnam’s Sole Military Ally (Diplomat)

Malaysia has a new ambassador from Beijing. How will he handle their South China Sea dispute? (SCMP)

 

NGUY CƠ ĐANG GIA TĂNG TRÊN BIỂN ĐÔNG Á

Đại-Dương

Thuật ngữ Biển Đông Á bao gồm hai Biển Đông Trung Hoa (ECS) và Biển Nam Trung Hoa (SCS).

Cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ năm 2020 đă tạo ra các hiệu ứng quan trọng có thể làm thay đổi cán cân lực lượng trên Biển Đông Trung Hoa và Biển Nam Trung Hoa.

Trong bài “US strategic patience no excuse to ease on China” của Grant Newsham, Cựu sĩ quan Thuỷ quân Lục chiến và nhà ngoại giao Hoa Kỳ được đăng ngày 21/12/2020 trên The Asia Times đă phân tích chiến lược của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc qua 3 đời Tổng thống George W. Bush, Barack Obama, Donald Trump. Đồng thời, đề ra chiến lược tương lai cần đương đầu hữu hiệu với Trung Quốc.

W. Bush lo giải quyết vấn đề chủ nghĩa khủng bố toàn cầu nên ít quan tâm đến sự trỗi dậy của Trung Quốc v́ thời đó Lực lượng Hải Quân và Không Quân Trung Quốc c̣n quá yếu. Bắc Kinh c̣n xử nhũn với Hoa Thịnh Đốn theo chủ trương “Ẩn Ḿnh Chờ Thời” của Lănh tụ Đặng Tiểu B́nh. Tiền bạc, kỹ thuật, khoa học của Tây Phương, Nhật Bản ào ạt đổ vào Hoa Lục thông qua Hồng Kông là chính đă làm thay đổi Trung Quốc.

Obama tưởng rằng chỉ cần uốn ba tấc lưỡi th́ có thể ǵn giữ hoà b́nh tại Châu Á. Chính sách “xoay trục” sang Châu Á bằng “Chiến lược Kiên nhẫn” của Obama thiếu thực lực quân sự đi kèm tạo điều kiện cho Trung Quốc bành trướng thế lực toàn diện trong khu vực này. Năm 2012, Obama làm trung gian đă giúp Bắc Kinh cưỡng đoạt Scarborough Shoal của Phi Luật Tân, một đồng minh có Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương từ năm 1951. Người dân Phi Luật Tân hận Obama tới tận xương tuỷ nên Tổng thống Rodrigo Duterte lên cầm quyền từ 30/06/2016 đă chửi rũa Tổng thống Barack Obama một cách tàn tệ, kể cả những ngôn ngữ hạ cấp. V́ mất tin tưởng nên Duterte nghiêng về phía Tập Cận B́nh mà không lên án Trung Quốc sau phán quyết ngày 12/07/2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA).

Obama hứa chia đôi Thái B́nh Dương khi họp tay đôi với Tập Cận B́nh năm 2013 tại California, nhưng, khi khoe với truyền thông đă bị chỉ trích kịch liệt nên không dám nhắc tới nữa. Tuy vậy, Tập Cận B́nh vẫn coi đó là một lời hứa có bảo chứng nên an tâm đưa Giàn khoan nước sâu HD 981 được hàng trăm tàu các loại hộ tống hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Việt Nam từ ngày 1 tháng 5 năm 2014, cách Đảo Tri Tôn 17 hải lư, cách Đảo Lư Sơn 120 HL, cách Đảo Hải Nam 180 HL. Tàu Hải cảnh hai bên đă đă va chạm nhiều lần cho tới khi Bắc Kinh tuyên bố sẽ rút HD 981 ra khỏi vùng kể từ 15/07/2014 sau khi đă “hoàn thành việc khoan và thăm ḍ”.

Bắc Kinh xây 7 đảo nhân tạo ở Nhóm đảo Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) từ năm 2014, mà 3 trong số đó tương đương với Trân Châu Cảng. Nhưng, Obama không ngăn cản dù cho rất dễ khi c̣n c̣n trong giai đoạn khởi công. Obama chỉ phàn nàn khi các đảo nhân tạo đă hoàn thành sân bay, cầu tàu nhân chuyến thăm chính thức của Tập Cận B́nh. Ngày 29/05/2015, Tập hứa với Obama sẽ không quân-sự-hoá Nhóm đảo Nam Sa (Spratly Islands, Trường Sa). Sau khi về, Tập tiến hành quân-sự-hoá cà Biển Nam Trung Hoa.

Bắc Kinh lập các trạm tuần tra của Hải Quân và Không Quân gần Nhóm đảo Senkaku của Nhật Bản, gia tăng các mối đe dọa đối với Đài Loan, tăng cường sức mạnh hải quân, không quân, tên lửa, vũ trụ và mạng nhằm khống chế Biển Đông Trung Hoa.

Trump thách đố Trung Quốc toàn diện hơn: gia tăng hoạt động đương đầu với Trung Quốc ở Châu Á và Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương; kêu gọi các quốc gia trong khu vực đóng góp thêm vào chi phí quốc pḥng và hợp tác hỗ tương, cai sữa Trung Quốc dù có phải cưỡng bức kinh doanh của Mỹ khỏi phụ thuộc Trung Quốc có giá trị bằng vài chục hàng không mẫu hạm. Xây dựng một Quân Đội mà chẳng có nước nào muốn giao chiến.

Lực lượng Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương đă di vào hoạt động cụ thể khi Hoa Kỳ-Nhật Bản-Ấn Độ-Úc Đại Lợi thao dượt chung trên Vịnh Bengal, cửa ngơ từ Châu Á tới Ấn Độ Dương. Hàng không mẫu hạm USS Nimitz tập trận chung với Hải quân Ấn Độ tại đảo Andaman và Nicobar của Ấn Độ, nằm gần eo biển Malacca.

Bộ Tứ cũng thu hút thêm sự can dự của Anh và Pháp khi hai nước Châu Âu này quyết định sẽ phái Hải đội Xung kích Hàng không mẫu hạm duy nhất đến hoạt động trong khu Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương khoảng 6 tháng kể từ năm 2021.

Thuỷ quân Lục chiến Hoa Kỳ đă quay trở với truyền thống “đến từ biển” nên yêu cầu đóng khoảng 10 chiếc Thủy bộ hạm nhỏ có khả năng chở 75 binh sĩ đổ bộ lên bất cứ đảo nào để bố trí các hoả tiễn tầm trung khi cần tấn công Hoa Lục và các chiến hạm của Trung Quốc.

Grant Newsham kết luận “kiên nhẫn chiến lược” đôi khi chỉ là một biểu hiện khác để xoa dịu và làm cho nền pḥng thủ của Mỹ mất hiệu lực khiến bạn bè của họ phải chao đảo”.

Muốn thống trị thế giới, Trung Quốc phải làm chủ được Đông Bắc Á và Biển Nam Trung Hoa.

Nhưng, không thể gây chiến ở Đông Bắc Á v́ gần 75,000 lính Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đóng thường trực tại Nhật Bản và Đại Hàn cùng với Đệ thất Hạm đội, mạnh nhất của Hải Quân Hoa Kỳ đồn trú ở Hải cảng Yokosuka của Xứ Mặt Trời Mọc.

Bắc Kinh có thể tấn công Đài Loan bất cứ lúc nào v́ được coi như một tỉnh ly khai với 24 triệu dân mà Lực lượng Quân sự yếu hơn Trung Quốc rất nhiều.

Trong bài “China’s Military Actions Against Taiwan in 2021: What to Expect” của Tiến sĩ Ying-Yu Lin, Trợ giáo tại Viện Chiến lược và Các vấn đề Quốc tế, thuộc Đại học Quốc gia Chung Cheng ở Đài Loan được đăng trên The Diplomat hôm 18/12/2020 đă phân tích mưu đồ của Bắc Kinh và khả năng đối phó của Đài Loan.

TS Lin bàn về chủ trương khuất phục kẻ thù của Tôn Tử bằng 4 cách “sử dụng chiến lược, sử dụng ngoại giao, trực chiến, bao vây”.

Hy vọng thống nhất Đài Loan bằng biện pháp hoà b́nh đă tan thành mây khói khi Trung Quốc quyết định chấm dứt t́nh trạng “một quốc gia, hai thể chế” với Hồng Kông bất chấp cam kết cùng Anh Quốc duy tŕ tới năm 2047.

Cố gắng suốt nhiều năm qua của Bắc Kinh về mô h́nh “một quốc gia, hai thể chế” như phát động các chiến dịch thông tin sai lệch, chiến tranh dư luận, chiến tranh nhận thức chẳng c̣n được dân chúng Đài Loan quan tâm.

V́ thế, Bắc Kinh gia tăng lực lượng tấn công Đài Loan hoặc chiếm các đảo do Đài Bắc trấn đóng, đặc biệt chú tâm tới các thực thể địa lư do Đài Bắc cai quản như Pratas và Thái B́nh.

Đài Bắc đă tăng cường việc mua sắm các loại vũ khí tối tân cũng như tự sản xuất để có thể cầm cự với Quân đội Trung Quốc trước khi được cứu viện. Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đă tập trận chung với binh sĩ Đài Loan. Phi cơ và chiến hạm của Hoa Kỳ thường xuyên thông qua Eo biển Đài Loan và trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của Đài Loan. Chính quyền Trump đă cho phép các viên chức cao cấp thăm viếng và làm việc với Đài Bắc.

Đài Loan có các đạo luật của Hoa Kỳ bảo vệ nhằm chống lại việc Trung Quốc thống nhất, nhưng, Đài Bắc đă chính thức kêu gọi Canberra bảo vệ quân sự v́ Úc nằm trong Bộ Tứ (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Úc Đại Lợi, Ấn Độ) tất nhiên có sự bảo vệ dây chuyền.

Đài Loan nằm trong chuỗi đảo số 1 để bao vây Trung Quốc khi cần nên Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải giữ cho bằng được Ḥn Đảo Ngọc này.

Tiến sĩ Ying-Yu Lin đúc kết mô h́nh bảo vệ Đài Loan gồm có ư chí chiến đấu của quốc dân, giới lănh đạo tài ba và đạo đức, trên dưới tin nhau trong tinh thần đoàn kết chống giặc nội và ngoại xâm.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á chưa đủ lực đương đầu với Trung Quốc trên mọi phương diện nên phải biết liên kết với các cường quốc biển nhằm bảo vệ chủ quyền và quyền-chủ quyền và quyền-tài-phán xuất phát từ nhu cầu bảo vệ quốc gia và tài nguyên thiên nhiên của đất nước phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS). Cần liên kết với các cường quốc biển mới đủ sức răn đe tham vọng bành trướng và thống trị của Trung Quốc. Đơn độc là chết.

Cựu tổng giám đốc Vụ Biên giới và Đại dương của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, Ouyang Yujing vừa được Bắc Kinh bổ nhiệm vào chức vụ Đại sứ tại Mă Lai Á. Trung Quốc đang muốn xúc tiến việc thảo luận về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Đông (COC) với ASEAN; giải quyết các vấn đề chồng lấn trên SCS; cổ vũ việc khai thác chung tài nguyên thiên nhiên, đặc biệt về dầu khí và băng cháy (natural hydrate hoặc gas hydrate) nằm dưới ḷng biển sâu.

Các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á nên rất thận trọng với một nhân vật có nhiều kinh nghiệm về đàm phán biên giới và lănh hải.

Nhượng bộ một sẽ dẫn tới nhượng bộ hai chính là chủ trương nhất quán của Trung Quốc.

Có cứng mới đứng đầu gió là châm ngôn ngàn đời của một dân tộc tự chủ.

Đại-Dương  

 

Trở lại