NGUY CƠ ĐANG R̀NH RẬP TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

Biden’s summit with Southeast Asian leaders postponed (Politico)

Rethinking the Philippines’ Deterrence in the South China Sea (Diplomat)

US, Philippines kick off their largest-ever war games as defence ties deepen amid China tensions (SCMP)

Philippines Calls Out Dangerous Chinese Actions Near Disputed Shoal (Diplomat)

Chính sách Bốn Không làm VN cô quạnh khi có quyền lợi chung với Mỹ? (TS Nguyễn Tiến Hưng)

 

NGUY CƠ ĐANG R̀NH RẬP TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Phi Luật Tân dưới thời Tổng thống Rodrigo Duterte (2016-2022) công khai thần phục Tập Cận B́nh trong khi Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam nâng biện pháp ngoại giao từ 3 thành 4 Không (Không tham gia liên minh quân sự; Không cho bất cứ nước nào đặt căn cứ quân sự ở Việt Nam; Không dựa vào nước này để chống nước kia; Không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế) nhằm làm vừa ḷng Bắc Kinh.

Hai thành viên quan trọng nhất trong Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) không có đồng minh mạnh hỗ trợ th́ Việt Nam và Phi Luật Tân sẽ làm lá chắn cho tham vọng bá quyền Biển Nam Trung Hoa cho Trung Quốc.

Cuộc xâm lăng chưa thành công suốt một tháng qua của Nga vào láng giềng Ukraine quá tàn ác và vô luân khiến cho dư luận ít lưu ư tới Biển Nam Trung Hoa có thể dậy sóng bất cứ lúc nào mà thiệt tḥi nhất phải kể tới Việt Nam, Phi Luật Tân hai quốc gia rất cần trong chiến lược làm chủ vùng biển này liên quan đến tranh chấp quân sự và tài nguyên thiên nhiên.

Do đó, Bắc Kinh sử dụng nhiều biện pháp khác nhau nhằm kéo Việt Nam và Phi Luật Tân phục vụ cho chiến lược của Trung Quốc.

Nhưng, giải pháp cho Biển Nam Trung Hoa cứ như ma trơi, nay hiện mai biến.

Lịch sử Biển Nam Trung Hoa

Trung Quốc và tất cả các quốc gia Duyên hải Đông Nam Á tuy khác nhau, nhưng, có những nét tương đồng khó thay đổi: tinh thần đế quốc.

Qua bao thời đại, chính quyền có thay đổi danh nghĩa mà đầu óc độc tài, độc đoán vẫn như kim chỉ nam trong việc tổ chức và điều hành quốc gia: Tu thân, Tề gia, Trị quốc, B́nh thiên hạ. Tinh thần đế quốc vẫn đóng vai tṛ chủ đạo nên khó xây dựng một đất nước do người dân quyết định vận mệnh.

V́ thế, họ sống trong môi trường nghi kỵ lẫn nhau, đặc biệt trong vấn đề lănh thổ mà ai cũng viện mọi lư do để chứng minh là của tiền nhân để lại dẫn tới chính sách bành trướng bá quyền. Chiến tranh luôn luôn ŕnh rập, đặc biệt trong vùng biển mênh mông mà ai cũng xác quyết do tiền nhân lưu lại.

Chủ quyền quốc gia trên Biển Nam Trung Hoa (SCS)

Vùng biển mênh mông này chứa nhiều tài nguyên nên người Việt Nam thường ví như “tiền rừng, bạc biển”. Khoảng gần 500 triệu người hiện đang sinh sống trải dài từ Tân Gia Ba tới Eo biển Đài Loan rộng 3.4 triệu km2, chiều dài bờ biển 130,000 km. Nhưng, Bắc Kinh xác định vùng biển bao la này thuộc về Trung Quốc dù chỉ chiếm 2,800 km bờ biển.

SCS chiếm 8% lượng cá trên thế giới cộng thêm lượng dầu hoả, khí thiên nhiên và băng cháy (natural hydrate hoặc gas hydrate), “nguyên liệu tương lai”, v́ trữ lượng dầu khí trên thế giới chỉ c̣n 60 năm nữa là cạn kiệt.

Tuy nhiên, vấn đề tranh chấp chủ quyền biển đảo trên Biển Nam Trung Hoa hầu như bế tắt do các quốc gia liên hệ đều không thực thi đúng đắn Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), đă có hiệu lực từ năm 1994.

UNCLOS làm thay đổi tất cả khái niệm cũng như các luật lệ trên biển đă có từ trước. Nhưng, các quốc gia đă kư hoặc phê chuẩn đều phớt lờ một số quy định trong UNCLOS nên tạo ra các vụ tranh chấp dựa vào sức mạnh quân sự. Điều này có lợi cho Bắc Kinh nhiều nhất bởi v́ Giải phóng quân Trung Quốc có sức mạnh tuyệt đối trên phương diện nhân lực và khí giới trang bị trên Biển Nam Trung Hoa so với Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).

Chủ quyền trên SCS của Trung Quốc như vết dầu loang trước sức chống trả yếu ớt của các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á.

H́nh thức tranh chấp trên SCS

Cộng đồng quốc tế có hai cách tranh chấp chủ quyền trên biển. Đó là tranh chấp chủ quyền và tranh chấp quyền-chủ-quyền được phán xét ở hai Toà án Quốc tế khác nhau.

Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) là cơ quan pháp lư quốc tế chuyên xét xử vụ án “tranh chấp chủ quyền”, kể cả chủ quyền trên biển. Toà án chỉ thụ lư vụ án nếu cả hai bên đương sự đồng ḷng yêu cầu được phán xét. Tuy nhiên, ICJ không có cơ chế trừng phạt kẻ vi phạm nên hiệu lực c̣n tuỳ thuộc vào thiện chí của các bên tranh tụng. Phán quyết của ICJ góp phần duy tŕ luật pháp quốc tế trên Biển.

Muốn kiện về chủ quyền quốc gia phải nhờ tới Toà án Công lư Quốc tế. Thập niên 1930, Pháp Quốc nhân danh “quyền bảo trợ An Nam tức Việt Nam” đă hai lần đâm đơn kiện Trung Hoa trong thập niên 1930 liên quan đến chủ quyền Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) và Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa). Trung Hoa từ chối ra Toà nên ICJ không thể phân xử. Các quốc gia Duyên hải Đông Nam Á cũng không có ư định nhờ ICJ phân xử nên chủ quyền biển, đảo trên Biển Nam Trung Hoa vẫn chưa được xác định thỏa đáng.

Trong khi đó Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) do UNCLOS thành lập từ năm 1982 để phán xét về quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên biển đă xét xử thoả đáng một vài vụ kiện liên quan ở vài nơi trên thế giới tạo được sự ổn định, tránh nguy cơ chiến tranh quyền hạn trên Biển.

PCA được quy định có quyền phân xử mà không cần sự có mặt của bị đơn. Phán quyết của Toà vẫn có giá trị pháp lư và mang tính chung thẩm.

Năm 2013, Philippines đâm đơn kiện Trung Quốc lên PCA liên quan đến quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên Biển Nam Trung Hoa. Bắc Kinh từ chối tham gia. Năm 2015, PCA tuyên bố có đủ thẩm quyền thụ lư và xét xử vụ án này.

Ngày 12/07/2016, Toà án Trọng tài Thường trực về UNCLOS công bố phán quyết: “Quyền lịch sử và Đường 9 đoạn không có cơ sở pháp lư nào cho việc Trung Quốc yêu sách chủ quyền lịch sử đối với các tài nguyên ở các vùng biển nằm bên trong Đường Chín Đoạn. Không có thực thể nào ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) có thể mang lại Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) cho Trung Quốc. Bắc Kinh đă vi phạm quyền-chủ-quyền của Philippines. Các hoạt động bồi đắp và xây dựng nhân tạo trên 7 cấu trúc của Nhóm đảo Trường Sa do Trung Quốc thực hiện đă gây hại nghiêm trọng với môi trường biển và vi phạm nghĩa vụ bảo tồn và bảo vệ các hệ sinh thái”.

Dù Bắc Kinh ngang ngược mà Phán quyết này vẫn vạch trần bộ mặt Đế quốc gian ác của Trung Quốc trong nền bang giao quốc tế.

Vai tṛ của Hải quân quốc tế trên SCS

Họ không có nghĩa vụ can thiệp vào các vụ tranh chấp chủ quyền giữa Trung Quốc và các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á. Bổn phận của họ nhằm duy tŕ quyền tự do hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa theo đúng quy định của UNCLOS.

Do đó, khó xảy ra các vụ xung đột quân sự v́ điều đó không có lợi cho Trung Quốc và các Hải quân hùng hậu trên thế giới.

Sự hiện diện đúng lúc và kịp thời của Hải quân Quốc tế ở khu vực tranh chấp có thể hoá giải hoặc làm giảm nguy cơ xung đột, chèn ép trên Biển. Họ chỉ đóng vai tṛ trực tiếp khi có Hiệp ước Pḥng thủ chung với quốc gia đang bị chèn ép. Phi Luật Tân có Hiệp ước Pḥng thủ Hổ tương với Hoa Kỳ từ năm 1951, nhưng, Hoa Thịnh Đốn chỉ kích hoạt khi Manila rơi vào trường hợp nguy kịch.

Nhiệm vụ của các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á

Biển Nam Trung Hoa có thể bùng nổ bất cứ lúc nào đ̣i hỏi các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á phải t́m một giải pháp hữu hiệu hầu bảo vệ quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trước tham vọng vô bờ của Tân Đế Quốc Cộng sản Trung Quốc.

Thứ nhất, Hải quân của các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á không bao giờ cân bằng lực lượng với Trung Quốc nên cần đồng minh mạnh làm đối trọng. Một sự hiểu sai về vai tṛ của Hoa Kỳ trên Biển Nam Trung Hoa khiến cho các quốc gia duyên hải Đông Nam Á lơ là về nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán của Tổ Quốc.

Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương Hoa Kỳ-Phi Luật Tân năm 1951 viết “sẽ cùng nhau tham khảo ư kiến … khi sự toàn vẹn lănh thổ, độc lập chính trị hoặc an ninh của một trong hai Bên bị đe dọa bởi cuộc tấn công vũ trang ở Thái B́nh Dương”. Cụ thể, các vụ Lực lượng Dân quân Biển của Trung Quốc tấn công tàu, thuyền của Phi Luật Tân chưa đủ điều kiện để kích hoạt Hiệp ước.

Tức giận Tổng thống Barack Obama làm mất Băi Scarborough vào tay Trung Quốc năm 2012 nên Tổng thống Rodrigo Duterte ngả theo Bắc Kinh và tuyên bố rút khỏi Hiệp ước với Mỹ. Tổng thống Donald Trump đáp gọn “Hoa Kỳ khỏi tốn tiền”. Duterte hoảng hồn đính chính: “sẽ tuân thủ Hiệp ước”.

Hoạt động của Hải quân Hoa Kỳ trên Biển Nam Trung Hoa chỉ nhằm bảo vệ quyền hàng hải chính đáng được Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định mà không can thiệp vào tranh chấp chủ quyền biển, đảo.

Tân Gia Ba là một đồng minh Hỗ tương, không hiệp ước, nhưng, hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ trên nhiều phương diện, kể cả cho phép Khu trục hạm, Cận duyên hạm Tác chiến, Phi cơ Hải tuần của Hoa Kỳ đồn trú để giám sát Biển Nam Trung Hoa.

Cho tới nay, Bộ Quy tắc ứng xử (CoC) ở Biển Đông cũng chưa đi tới đâu v́ Bắc Kinh loại các cường quốc biển, kể cả Hoa Kỳ khỏi các điều khoản CoC.

Thứ hai, Việt Nam, Philippines, Malaysia, Brunei, Indonesia, Singapore phải xây dựng thành một Lực lượng Đặc biệt chống sự bành trướng của Đế quốc Phương Bắc. Từ đó, hợp tác với các Hải quốc hùng mạnh mà duy tŕ một Biển Nam Trung Hoa hoạt động phù hợp với Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

Thứ ba, Hải quân các quốc gia Duyên hải Đông Nam Á phải phối hợp với các cường quốc biển để cùng thực hiện Tự do Hàng hải (FONOP) mà xác lập quyền được ghi trong UNCLOS. Phải chứng tỏ, các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á có trách nhiệm và khả năng hợp tác bảo vệ quyền tự do hàng hải trên Biển Nam Trung Hoa th́ mới xứng đáng làm chủ nhân vùng biển giàu tài nguyên thiên nhiên này.

Thứ tư, các vấn đề liên quan đến SCS phải do Tân Gia Ba, Mă Lai Á, Phi Luật Tân, Việt Nam, Brunei, Indonesia giải quyết mà không nên đưa tới Cộng đồng Kinh tế ASEAN chắc chắn sẽ thất bại. Thái Lan, Lào, Myanmar, Cambodia không liên quan trực tiếp tới vấn đề tranh chấp trên Biển Nam Trung Hoa nên họ nghiêng về phía Bắc Kinh để hưởng lợi.

Đường đi không khó v́ ngăn sông, cách núi mà khó v́ ḷng ngại núi, e sông.

Đại-Dương  

Trở lại