Biển Đông : Paris lên án chính sách « chuyện đă rồi » của Bắc Kinh

Tú Anh 

Biển Đông : Paris lên án chính sách « chuyện đă rồi » của Bắc Kinh

Tú Anh

media

Thủ tướng Shinzo Abe ( giữa) nói chuyện với bộ trưởng Quân Lực Pháp Florence Parly ( trái ) và Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian tại Tokyo ngày 26/01/2018.REUTERS/Frank Robichon/Pool

Trong bài phỏng vấn dành cho báo Nikkei trước khi lên đường sang Tokyo ngày 26/01/2018, bà Florence Parly, bộ trưởng bộ Quân Lực Pháp lên án hành động lấn chiếm của Trung Quốc tại Biển Đông và cho biết Pháp và Nhật sẽ nâng cấp các cuộc tập trận chung.

Trong bài phỏng vấn, bộ trưởng quân lực Pháp cho biết chính phủ Pháp đă sẵn sàng « phát triển các cuộc tập trận chung » Pháp-Nhật trong vùng Ấn Độ-Thái B́nh Dương, để chứng tỏ sự hiện diện của quân đội hai nước, đặc biệt là đối với Trung Quốc. Mục tiêu cụ thể là trong năm nay là « hải quân hai nước tổ chức các cuộc tập trận chung, song phương cũng như đa phương, kể cả tập đổ bộ tại nhiều nơi trong khu vực ». Theo Nikkei, Pháp-Nhật nhiều lần tập trận chung, nhưng cuộc tập trận đa phương đầu tiên với quy mô lớn chỉ mới được tiến hành năm 2017 với hải quân Mỹ và Anh Quốc. Từ nay, hai nước sẽ hợp tác nhiều hơn.

Bộ trưởng Florence Parly cho rằng Pháp-Nhật cần biểu lộ quyết tâm bảo vệ an ninh và quyền tự do hàng hải tại Biển Đông và sẵn sàng can thiệp chung khi t́nh thế đ̣i hỏi. Lên án chiến lược của Trung Quốc đặt quốc tế trước « chuyện đă rồi », nữ bộ trưởng Pháp cảnh cáo : Không phải cứ cấm cờ ở nơi nào đó, th́ nơi đó đổi chủ.

Cũng theo đối sách của Mỹ, bộ trưởng Quân Lực Pháp cho biết thêm là trong năm nay, hải quân Pháp sẽ đi xuyên qua biển Đông nhiều lần để thực thi quyền tự do lưu thông. Trung b́nh mỗi năm, tàu chiến Pháp qua lại khu vực Trung Quốc tranh chấp với Đông Nam Á từ ba đến bốn lần, nhất là gần quần đảo Trường Sa.

Ấn Độ tăng cường hợp tác với ASEAN để ngăn chặn ảnh hưởng Trung Quốc

Trọng Thành

media

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ( phải ) và phó tổng thống Venkaiah Naidu (giữa ) với các lănh đạo ASEAN tại phủ tổng thống Ấn Độ ngày 26/01/2018.REUTERS/Adnan Abidi

Chính sách Hành động hướng Đông (Act East Policy), mà thủ tướng Ấn Độ khởi xướng từ năm 2014, vừa có thêm một bước tiến cụ thể, với việc Ấn Độ cùng 10 quốc gia thành viên ASEAN họp thượng đỉnh tại thủ đô New Delhi trong hai ngày qua. Tuy quan hệ kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN không thấm tháp ǵ so với quan hệ của Trung Quốc với khối này, nhưng New Delhi có những thế mạnh riêng. Bên cạnh việc thống nhất một quan điểm chung về Biển Đông, Ấn Độ và các nước ASEAN dự kiến triển khai nhiều hợp tác, đặc biệt phải kể đến các hợp tác trong lĩnh vực an ninh hàng hải, chống khủng bố và phát triển hệ thống giao thông đường bộ.

Việc Ấn Độ mời cùng lúc lănh đạo 10 quốc gia ASEAN tham dự Ngày Cộng Ḥa Ấn Độ lần thứ 69, 26 tháng Giêng (khác hẳn với thông lệ một khách mời danh dự hàng năm), vào đúng dịp hai bên kỷ niệm 25 năm thiết lập quan hệ, có một ư nghĩa biểu tượng cao. Cho dù cái tên Trung Quốc không hề được nêu ra trong bản Tuyên cáo chung giữa New Delhi và khối ASEAN, nhưng gần như ai cũng hiểu rằng mục tiêu ẩn đằng sau nỗ lực gia tăng hợp tác giữa Ấn Độ và ASEAN là nhằm để đối trọng lại đà lấn tới ngày càng mạnh mẽ của Trung Quốc tại châu Á, về kinh tế, quân sự, cũng như chính trị.

Tờ Financial Times hôm 24/01 có bài « Ấn Độ tranh thủ các nước Đông Nam Á để ngăn chặn Trung Quốc » dẫn nhận định của một chuyên gia về chính trị châu Á Dhruva Jaishankar, thuộc viện nghiên cứu Brookings India, có trụ sở tại New Delhi. Theo ông, « New Delhi không muốn có một châu Á nằm dưới sự thống trị của Bắc Kinh », « một trong những địa bàn quyết định » tương lai của châu Á chính là khu vực Đông Nam Á. Theo Financial Times, « quyết tâm của Ấn Độ đă thu hút các nước ASEAN ».

Theo chuyên gia Alyssa Ayres, thuộc cơ quan tư vấn độc lập Hoa Kỳ Council on Foreign Relations, được Financial Times trích lời, trong lĩnh vực an ninh hàng hải, đặc biệt tại Biển Đông, có được sự ủng hộ của Ấn Độ là điều rất quan trọng đối với nhiều quốc gia Đông Nam Á, trong bối cảnh Trung Quốc gia tăng bồi đắp đảo nhân tạo, xây dựng cơ sở quân sự, bố trí nhiều vũ khí tối tân tại các đảo tranh chấp, bất chấp phán quyết của ṭa án quốc tế, bất chấp kêu gọi của các nước trong vùng và cộng đồng quốc tế.

Tuyên bố chung Delhi giữa ASEAN và Ấn Độ, thông qua ngày hôm qua, một lần nữa khẳng định Ấn Độ đứng về phía « trật tự quốc tế dựa trên luật pháp ». Nhà nghiên cứu cơ quan tư vấn Mỹ Council on Foreign Relations nhấn mạnh là, với Ấn Độ, các nước ASEAN như Việt Nam và Philippines, đă t́m được một đồng minh « khổng lồ », và nhờ thế có thể vững tin hơn trong việc bảo vệ quyền lợi của ḿnh trước Trung Quốc.

So với Trung Quốc, quan hệ kinh tế Ấn Độ - ASEAN có quy mô nhỏ hơn nhiều. Trao đổi thương mại giữa Ấn Độ và các nước ASEAN năm 2015 tương đương khoảng 75 tỉ đô la, thấp hơn cả tổng trao đổi mậu dịch giữa ASEAN với Đài Loan và vùng lănh thổ Hồng Kông của Trung Quốc. Trao đổi thương mại Trung Quốc - ASEAN dự kiến sẽ c̣n tăng lên tới 1.000 tỉ đô la ở ngưỡng cửa 2020.

Nhà cựu ngoại giao Ấn Độ Vishnu Prakas thừa nhận Ấn Độ không có được các nguồn lực kinh tế như Trung Quốc, và cũng không có ư định ganh đua với Trung Quốc, với tư cách đối thủ đồng cân, đồng hạng trong lĩnh vực này. Thế nhưng Ấn Độ đă và đang tiếp tục hợp tác về an ninh trên biển với nhiều nước Đông Nam Á chủ chốt, các hợp tác « mang tính biểu tượng », vốn đă trở thành truyền thống như đào tạo phi công chiến đấu, hay thủy thủ tàu ngầm. New Delhi cũng vừa đạt một thỏa thuận về hải quân với Singapore, dự trù tăng cường hợp tác về kỹ thuật và hải quân Ấn Độ sẽ tham gia tuần tiễu tại khu vực phía đông eo biển Malacca. Các hợp tác an ninh hàng hải và chống khủng bố tiếp tục được tái khẳng định trong Tuyên bố chung Delhi.

Về hợp tác phát triển hệ thống giao thông đường bộ, Tuyên bố chung Delhi cũng chính thức khẳng định sẽ mở rộng dự án hợp tác đường sắt cao tốc ba quốc gia Ấn Độ-Miến Điện-Thái Lan, sang ba nước c̣n lại của lục địa Đông Nam Á là Lào, Cam Bốt và Việt Nam.

Trong bối cảnh cục diện địa chính trị châu Á đang biến động mạnh, với chính sách chưa rơ ràng của Hoa Kỳ tại khu vực này, « Chính sách Hành động hướng Đông », tích cực siết chặt quan hệ với ASEAN của Ấn Độ rất được trông đợi như là một bảo đảm cho thế cân bằng địa chiến lược khu vực, đang đe dọa bị đảo lộn với đà lấn tới của Trung Quốc. Tuy nhiên, một số chuyên gia cũng cảnh báo là New Delhi cần nỗ lực thực sự mới có thể biến các mục tiêu tốt đẹp thành hành động cụ thể.

Biển Đông: Ấn Độ - ASEAN yêu cầu giải quyết tranh chấp theo luật quốc tế

Trọng Thành

media

Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi ( giữa ) chụp ảnh lưu niệm với các lănh đạo ASEAN tại thượng đỉnh New Delhi 25/01/2018.Handout / AFP

Ấn Độ và ASEAN vừa có cuộc họp thượng đỉnh lịch sử, với việc lần đầu tiên New Delhi mời toàn bộ 10 lănh đạo khối các nước Đông Nam Á tham dự lễ kỉ niệm Ngày Cộng Ḥa Ấn Độ. Trong bản « Tuyên bố chung Delhi », được công bố hôm qua, 25/01/2018, hai bên đặc biệt nhấn mạnh rằng các tranh chấp tại Biển Đông phải được giải quyết thể theo luật pháp quốc tế.

Hợp tác về « chính trị và an ninh » là lĩnh vực được hai bên quan tâm trước hết. Trong Tuyên bố chung Delhi, Ấn Độ và ASEAN tái khẳng định vai tṛ trung tâm của Hiệp Hội các Quốc Gia Đông Nam Á trong kiến trúc an ninh quốc tế đang h́nh thành tại khu vực, với nguyên tắc « rộng mở, minh bạch, không loại trừ ai và dựa trên cơ sở luật pháp quốc tế ».

Thông cáo chung khẳng định « tầm quan trọng của việc duy tŕ ḥa b́nh, ổn định an toàn hàng hải và an ninh, tự do hàng hải và hàng không trong khu vực » nói chung, và mọi tranh chấp cần được « giải quyết bằng con đường ḥa b́nh », thể theo các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, mà trong đó Công Ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 là một trụ cột.

Biển Đông là khu vực địa chiến lược duy nhất được Ấn Độ và ASEAN nêu tên trong văn bản nói trên. Tuyên bố chung Delhi khẳng định ủng hộ việc thực thi « hoàn toàn và đầy đủ » Tuyên Bố về Ứng Xử của Các Bên ở Biển Đông (gọi tắt là DOC) và kêu gọi các bên liên quan sớm hoàn tất Bộ Quy Tắc Ứng Xử ở Biển Đông (COC), nhằm pḥng ngừa và tạo cơ sở pháp lư để giải quyết các xung đột tại khu vực này.

Tuyên bố chung Delhi cũng thúc đẩy các hợp tác về kinh tế giữa Ấn Độ và ASEAN trong khuôn khổ không gian thương mại tự do song phương, « bảo vệ và sử dụng bền vững các nguồn tài nguyên trên biển tại Ấn Độ Dương và Thái B́nh Dương », tăng cường hợp tác về giao thông đường bộ, đường biển và hàng không, công nghệ tin học. Trong số các hợp tác văn hóa xă hội, hợp tác đào tạo Anh ngữ, cổ vũ cho các quan hệ văn hóa, văn minh lâu đời giữa các nước Đông Nam Á và Ấn Độ, nhất là tại khu vực đồng bằng sông Mê Kông, được chú ư hàng đầu.

Seoul kêu gọi B́nh Nhưỡng tranh thủ Olympic để đàm phán với Mỹ

Thu Hằng

media

Trưởng phái đoàn Bắc Triều Tiên Ri Son Gwon bắt tay đồng nhiệm Hàn Quốc Cho Myoung-gyon sau cuộc họp tại Bàn Môn Điếm ngày 9/01/2018.Yonhap via REUTERS

Thế Vận Hội Mùa Đông Pyeongchang 2018 chỉ làm tạm lắng dịu mối quan hệ căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên. Ngày 26/01/2018, bộ trưởng Thống Nhất Hàn Quốc kêu gọi chế độ Kim Jong Un nắm bắt cơ hội này để đối thoại với Washington.

Hăng tin AFP trích lời bộ trưởng Thống Nhất Hàn Quốc Cho Myoung Gyon, cho biết Seoul và Washington chỉ chấp nhận tạm hoăn các cuộc tập trận chung cho đến khi hết Paralympics vào ngày 25/03. Hai cuộc tập trận thường niên Foal Eagle và Key Resolve luôn khiến B́nh Nhưỡng phẫn nộ và thường xuyên đáp lại bằng những lời đe dọa đầy khiêu khích. Ông Cho Myoung Gyon thông báo Seoul đă thúc giục B́nh Nhưỡng đối thoại với Washignton.

Đối thoại để t́m ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng trên bán đảo Triều Tiên cũng là quan điểm của ngoại trưởng Hàn Quốc Kang Kyung Wha, trong buổi họp báo ngày 25/01/2018, tại diễn đàn Davos. Bà phát biểu : « Vấn đề hạt nhân phải được giải quyết thông qua đàm phán và nỗ lực ngoại giao. Ư định dùng giải pháp quân sự là không thể chấp nhận được ».

Trong khi đó, hăng tin Hàn Quốc Yonhap cho rằng Bắc Triều Tiên cũng đang chuẩn bị một cuộc diễu binh khổng lồ ở B́nh Nhưỡng vào ngày 08/02, một ngày trước lễ khai mạc Thế Vận Hội Mùa Đông, nhưng để « kỷ niệm 70 năm thành lập Quân Đội Nhân Dân Triều Tiên », theo thông báo ngày 23/01 của B́nh Nhưỡng.

T́nh báo Tây phương tố Nga trung chuyển than đá Bắc Triều Tiên

Theo Reuters, trích dẫn các nguồn tin t́nh báo Tây phương, bất chấp lệnh cấm vận của Liên Hiệp Quốc, trong năm 2017, ít nhất ba lần Nga đă giúp Bắc Triều Tiên xuất khẩu than đá sang Hàn Quốc và Nhật Bản. Matxcơva vội vàng cải chính.

Để trừng phạt và cắt nguồn ngoại tệ của B́nh Nhưỡng sau các vụ thử tên lửa và hạt nhân, Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc đă ra nghị quyết cấm Bắc Triều Tiên xuất khẩu than đá. Một số tàu của Bắc Triều Tiên vi phạm bị đưa vào danh sách đen.

Thế nhưng, theo bản tin Reuters ngày 26/01/2018, hai nguồn tin t́nh báo của Tây phương xác nhận là trong tháng 8 năm 2017, ít nhất ba lần, tàu chở hàng của Bắc Triều Tiên đă chở than đá sang hai hải cảng của Nga là Nakkhoda và Kholmsk, sau đó than đá được đưa qua tàu khác để chở sang Nhật và Hàn Quốc.

Nguồn tin thứ ba c̣n cho biết một số tàu chở than đá đă cập bến cảng ở Hàn Quốc và Nhật Bản trong tháng 10.

Ngay lập tức, qua hăng thông tấn Nga Interfax, Đại sứ quán Nga tại B́nh Nhưỡng bác bỏ những lời cáo buộc này và gọi đây là « tin giả » : Nga không bao giờ mua than của Bắc Triều Tiên và cũng không phải là trạm trung chuyển.

Reuters cũng chưa kiểm chứng được, từ các nguồn độc lập, là than đá được đưa xuống tàu ở cảng Nakkhoda và Kholmsk có phải là than đá được chở sang Nhật và Hàn Quốc hay không.

Tuy nhiên, hôm thứ tư 24/01/2018, chính phủ Mỹ đă đưa tên chủ nhân tàu Jibon 6 của Bắc Triều Tiên vào danh sách trừng phạt, v́ tàu này bị phát hiện đă vận chuyển than đá từ Bắc Triều Tiên đến hải cảng Kholmsk ngày 05/09/2017.

Trở lại