PHÁN QUYẾT CỦA PCA ĐẶT

    TRUNG QUỐC VÀO T̀NH THẾ LƯỠNG NAN

             Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Beijing warns against 'cradle of war' in South China Sea (AFP)

The South China Sea Arbitration: Illegal, Illegitimate and Invalid (China daily)

Ṭa Hague 'bác bỏ đường chín đoạn' (BBC)

South China Sea: Hague rules in favor of Philippines over China (Diplomat)

Tribunal rules there's no legal basis for China's claims in South China Sea (AP)

Beijing’s claims to South China Sea rejected by international tribunal (TWP)

 

                 PHÁN QUYẾT CỦA PCA ĐẶT

    TRUNG QUỐC VÀO T̀NH THẾ LƯỠNG NAN

                                 Đại-Dương

Mặc dù dư luận quốc tế tiên đoán Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (Permanent Court of Arbitration, PCA) sẽ ra phán quyết có lợi cho Phi Luật Tân trong vụ kiện Trung Quốc, nhưng, kết quả đă vượt quá sự mong đợi.

Nội dung phán xét dài 497 trang kèm theo 11 trang phán quyết đă được PCA công bố hôm 12 tháng 7 năm 2016 làm sáng tỏ những tranh căi triền miên trong cộng đồng quốc tế liên quan đến Biển Nam Trung Hoa (tức Biển Đông Việt Nam, Biển Tây Phi Luật Tân).

Toà xác nhận có thẩm quyền xét xử vụ kiện và kết quả chung cuộc ràng buộc các bên liên quan phải thi hành dù cho Trung Quốc từ chối tham gia. Tuy nhiên, Toà đă xem xét quan điểm của Bắc Kinh khi xét xử mà không phán quyết về chủ quyền hoặc giới hạn về biên giới quốc gia.

Phán quyết xoáy vào 4 trọng tâm: Đường 9 Đoạn; quan hệ pháp lư của các thực thể trên biển; quyền lợi trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (Exclusive Economic Zone, EEZ); cách hành xử của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa.

Toà phán “không có bất kỳ bằng chứng nào cho thấy về mặt lịch sử Trung Quốc đơn phương kiểm soát Biển Nam Trung Hoa nên chẳng có cơ sở pháp lư để Trung Quốc đ̣i quyền lịch sử các vùng biển bên trong Đường 9 Đoạn”.

Toà phán “các thực thể nổi khi thuỷ triều cao nhất như Scarborough Shoal, Johnson Reef, Cuarteron Reef, Fiery Cross Reef được quyền có hải phận 12 hải lư mà không có EEZ và Thềm lục địa. Itu Aba (đảo Ba B́nh, Thái B́nh Đảo, Ligaw), lớn nhất tại Biển Đông cũng không được quyền có EEZ. Các thực thể ch́m khi thuỷ triều cao nhất như Subi Reef, Hughes Reef, Mischief Reef, Second Thomas Shoal chỉ có vùng dưới 500 mét an toàn. Cấu trúc địa lư (đảo nhân tạo) do Trung Quốc xây ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) chẳng dựa vào lịch sử mà xét theo nguyên thuỷ của nó nên không tạo cơ sở để được có chủ quyền 12 hải lư”.

Toà phán “không có cơ sở pháp lư để Trung Quốc yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển bên trong Đường 9 Đoạn”. V́ ngư dân Trung Hoa cũng như các quốc gia khác kể cả các công ty Nhật Bản (vào các thập niên 1920, 1930) đến Spratly Islands với tính cách khai thác ngắn hạn.

Toà phán “Trung Quốc đă vi phạm Công ước về Quy định Quốc tế nhằm Ngăn ngừa Va chạm trên Biển (Convention on the International Regulations for Preventing Collisions at Sea) năm 1972, và Điều khoản 94 của Công ước liên quan tới an toàn hàng hải”.

Trung Quốc đă can thiệp vào công tác khai thác dầu khí và ngư nghiệp của Phi Luật Tân, xây dựng đảo nhân tạo, không ngăn ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trong EEZ của Phi Luật Tân. Ngư dân Phi Luật Tân có quyền đánh cá truyền thống tại Scarborough Shoal.

Toà ghi nhận Trung Quốc đă xây dựng đảo nhân tạo tại Mischief Reef trong EEZ của Phi Luật Tân gây nguy hại không thể khắc phục được tới hệ sinh thái rặng san hô, phá hoại vĩnh viễn bằng chứng về điều kiện tự nhiên.

PCA lưu ư Điều 11 của Phụ lục VII của UNCLOS quy định “Phán quyết của PCA phải được các bên liên quan tranh chấp tuân thủ” nên không cần có thêm tuyên bố nào khác.

Chung thẩm của PCA đă làm thất bại chiến dịch tuyên truyền vô cùng tốn kém của Bắc Kinh để chống lại hệ thống pháp lư quốc tế.

Sai lầm của Bắc Kinh do: (1) sử dụng tuyên truyền để xác lập chủ quyền theo kiểu “chân lư đến từ họng súng” của Mao Trạch Đông. (2) Quyền lợi và chủ quyền phải đặt trên nền tảng công pháp quốc tế mới chính đáng và công b́nh.

Tiếc thay, Trung Quốc vẫn ngoan cố mở chiến dịch “3 Không” để từ chối tuân thủ phán quyết của PCA:  Toà Trọng tài không có quyền tài phán; không công nhận; không thực thi. Theo Tân Hoa Xă. 

Sau khi PCA tuyên phán, Bắc Kinh tuyên bố: (1) có chủ quyền đối với các đảo ở Nam Hải. (2) Các đảo Trung Quốc ở Nam Hải có nội thuỷ, lănh hải và vùng tiếp giáp lănh hải. (3) Các đảo Trung Quốc ở Nam Hải có EEZ và Thềm lục địa. (4) Trung Quốc có quyền lịch sử ở Nam Hải.

Tuyên bố này hoàn toàn đối nghịch với phán quyết của PCA và không tương hợp với UNCLOS mà Trung Quốc phê chuẩn năm 1996. Bắc Kinh muốn trấn an dân chúng Hoa Lục và chống đỡ h́nh ảnh Chủ tịch Tập Cận B́nh.

V́ thế, Phó Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đe doạ “Chớ có lôi Biển Nam Trung Hoa vào cái nôi chiến tranh. Hy vọng các quốc gia khác sẽ không t́m dịp tống tiền Trung Quốc”.

Đại sứ Thôi Thiên Khải tại Hoa Thịnh Đốn đe doạ “Chắc chắn những vụ xung đột sẽ gia tăng, ngay cả đối đầu”.

Hoa Kỳ, Úc Đại Lợi kêu gọi các bên tuân thủ phán quyết của PCA.

Phi Luật Tân nói phán quyết của PCA là nền tảng vững chắc, nhưng, kêu gọi tự chế để t́m giải pháp thoả đáng.

Các quốc gia ASEAN cũng hưởng lợi từ phán quyết của PCA trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc, nhưng, đă không ra tuyên bố chung nhằm làm giảm căng thẳng.

Luật sư Paul Reichler, thuộc Hăng luật Foley Hoag, đảm trách vai tṛ chính trong vụ kiện nhận xét “Chắc chắn câu chuyện này chưa chấm dứt. Khi các xúc động dữ dội lắng xuống và các bên khác nhau thực sự xem xét đâu là lợi ích tốt nhất th́ họ sẽ đi đến kết luận những vụ tranh chấp phải được giải quyết một cách hoà b́nh thông qua các cuộc đàm phán ngoại giao dù song phương hoặc đa phương”.

Trong đoạn văn 1177, PCA ghi nhận về Mischief Reef “Thực tế, Trung Quốc đă tạo tra một sự việc đă rồi”. Các cơ sở song dụng được xây cất bất-hợp-pháp trên Thềm lục địa của Phi Luật Tân không thể trả lại nguyên thuỷ và rất khó sang tay. Manila và Bắc Kinh sẽ bị đẩy vào t́nh cảnh khó xử nếu đàm phán song phương như Tổng thống Rodrigo Duterte bắn tiếng và Tập Cận B́nh thúc giục.

Phán quyết của PCA có lợi cho Phi Luật Tân đă minh chứng công cụ pháp lư giúp nước nhỏ không bị cường quốc bắt nạt.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cần phải sớm theo kinh nghiệm Manila để giành lại các quyền bị cưỡng đoạt bất-hợp-pháp, đồng thời, góp phần buộc Trung Quốc trả lại quyền lợi của hơn 600 triệu dân ASEAN.

                                      Đại-Dương

 

Trở lại