Quan hệ quân sự Mỹ-Trung lại gặp sóng gió

Thanh Phương 


Một hộ tống hạm loại 054A thuộc lớp Giang Khải II (Jiangkai II) của quân đội Trung Quốc trong đợt tập trận RIMPAC năm 2014.CC/U.S. Navy

Ngày 23/05/2018, Hoa Kỳ thông báo đă rút lại lời mời Trung Quốc tham gia cuộc tập trận đa quốc gia ở Thái B́nh Dương. Theo Lầu Năm Góc, quyết định này là nhằm phản đối việc Bắc Kinh tiếp tục quân sự hóa các đảo tranh chấp ở Biển Đông, cụ thể là đă triển khai các tên lửa chống hạm và tên lửa địa đối không ở Trường Sa, cũng như lần đầu tiên cho oanh tạc cơ đáp xuống một đảo ở Biển Đông.

Tập trận Vành đai Thái B́nh Dương-RIMPAC là cuộc tập trận đa quốc gia, diễn ra hai năm một lần tại vùng biển quanh Hawai. Đây là cuộc tập trận trên biển lớn nhất thế giới, với sự tham gia của gần 30 nước. Cuộc tập trận RIMPAC năm nay dự trù diễn ra từ ngày 27/06 đến 02/08. Hải quân Trung Quốc đă từng tham gia cuộc tập trận này hai lần, vào năm 2014 và năm 2016.

Hoa Kỳ không mời Trung Quốc tham gia RIMPAC năm nay nữa với lư do chính thức là tiến độ quân sự hóa Biển Đông của Trung Quốc đang tăng tốc, với mục tiêu ngày càng rơ nét là chống lại sự hiện diện quân sự của Mỹ tại vùng biển này. Việc triển khai các tên lửa chống hạm và tên lửa pḥng không chính là nhắm vào các hoạt động do thám của quân đội Hoa Kỳ đối với hải quân Trung Quốc, đặc biệt là căn cứ tàu ngầm nguyên tử ở Hải Nam.

C̣n về những oanh tạc cơ chiến lược H6-K mà Trung Quốc vừa cho đáp xuống đảo Phú Lâm, những máy bay này không chỉ có khả năng mang theo vũ khí hạt nhân, mà c̣n có thể mang theo các tên lửa diệt hạm và tên lửa hành tŕnh tấn công trên bộ.

Khi thông báo quyết định rút lại lời mời Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC, bộ Quốc Pḥng Mỹ đă kêu gọi Bắc Kinh “dỡ bỏ ngay lập tức các hệ thống vũ khí và ngưng tiến độ quân sự hóa các thực thể đang tranh chấp trên Biển Đông”.

Nhưng theo nhận định của tờ South China Morning Post, Bắc Kinh đă có ư đồ kiểm soát toàn bộ Biển Đông từ cách đây một thập niên. Việc Hoa Kỳ hạ cấp độ trong quan hệ quân sự với Trung Quốc sẽ không buộc được Bắc Kinh làm theo lời kêu gọi của Washington. Không những thế, Trung Quốc sẽ lại lấy cớ bị loại khỏi tập trận RIMPAC để tăng cường pḥng thủ ở Biển Đông, chẳng hạn như triển khai thường trực các chiến đấu cơ phản lực hoặc triển khai lực lượng thủy quân lục chiến đồn trú trên quần đảo Trường Sa.

Nếu như việc Mỹ rút lại lời mời Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC sẽ chẳng có ảnh hưởng ǵ đến chính sách của Bắc Kinh về Biển Đông, vậy th́ có lư do nào khác khiến Washington ra quyết định như vậy?

Theo South China Morning Post, trong chuyện này, Hoa Kỳ làm giống như Trung Quốc, tức là gắn hợp tác quân sự với các hồ sơ khác trong quan hệ song phương. Mỗi lần Washington bán vũ khí cho Đài Loan, Bắc Kinh vẫn trả đũa bằng cách đ́nh chỉ quan hệ quốc pḥng với Hoa Kỳ. Nay Mỹ cũng gắn hồ sơ Biển Đông với quan hệ quân sự Mỹ-Trung. Nói cách khác, quân sự hóa Biển Đông có thể chỉ là cái cớ để Washington giảm bớt tầm mức của quan hệ quốc pḥng với Bắc Kinh.

Quyết định của Mỹ, theo South China Morning Post, có thể tạo ra một tiền lệ trong quan hệ Mỹ-Trung. Nhưng hiện chưa rơ là sau việc rút lại lời mời Trung Quốc tham gia tập trận RIMPAC, Hoa Kỳ sẽ thi hành những biện pháp nào kế tiếp. Dầu sao th́ vụ RIMPAC cho thấy quan hệ quân sự Mỹ-Trung không c̣n mang tính ổn định nữa, mà có thể trồi sụt bất cứ lúc nào.

Biển Đông: Trung Quốc cho vận hành mạng lưới điện trên đảo Phú Lâm

Thanh Phương


H́nh ảnh vệ tinh của AMTI cho thấy Trung Quốc phát triển hệ thống vũ khí mới trên đảo Phú Lâm (Woody Island) thuộc quần đảo Hoàng Sa, ngày 12/05/2018.CSIS AMTI/Handout via REUTERS

Trung Quốc vừa cho vận hành mạng lưới điện cỡ nhỏ đầu tiên trên đảo Phú Lâm, quần đảo Hoàng Sa, theo hăng tin chính thức Trung Quốc, China News Service, hôm qua, 29/05/2018.

Hệ thống đường dây điện này, chính thức vận hành kể từ Chủ nhật, 27/05 có thể tải điện từ các máy nhiệt điện và điện mặt trời. Mạng lưới vừa được vận hành có thể được nối với hệ thống điện chính của tỉnh Hải Nam hoặc vận hành độc lập và sẽ giúp tăng gấp 8 lần lượng điện cung cấp trên đảo Phú Lâm, phục vụ cho các hoạt động tại đây.

Theo China News Service, mạng lưới điện đầu tiên này cũng sẽ được sử dụng cho việc phát triển dân sự và quân sự, thậm chí có thể trở thành một trung tâm kiểm soát, điều khiển các mạng lưới điện trên các đảo khác. Riêng về mặt quân sự, nguồn điện ổn định là rất cần thiết đối với các kho vũ khí trong điều kiện nhiệt độ, độ ẩm và độ mặn cao trên các đảo như Phú Lâm. Các hệ thống tên lửa địa đối không và tên lửa chống hạm của Trung Quốc trên đảo này kể từ nay có một nguồn điện ổn định.

Việc lắp đặt mạng lưới điện là một bước mới của Trung Quốc trong việc phát triển các đảo trên quần đảo Hoàng Sa mà Việt Nam khẳng định chủ quyền, nhưng Bắc Kinh hiện kiểm soát toàn bộ.

Giữa tháng 5 vừa qua, Bắc Kinh cũng đă triển khai các oanh tạc cơ chiến lược H-6K đến đảo Phú Lâm, mà Trung Quốc gọi là Vĩnh Hưng ( Yongxing ). Đây là lần đầu tiên các oanh tạc cơ của Trung Quốc hạ cánh trên một đảo ở Biển Đông.

Cũng về Biển Đông, hôm qua, ngoại trưởng Philippines Alan Peter Cayetano cho biết, tổng thống Rodrigo Duterte đă cảnh cáo Trung Quốc rằng Manila sẵn sàng đi đến chiến tranh với Trung Quốc nếu Bắc Kinh vượt qua những “lằn ranh đỏ” và giành độc quyền khai thác nguồn dầu khí ở Biển Đông.

Phe đối lập Philippines vẫn chỉ trích tổng thống Duterte đă không mạnh mẽ lên tiếng về những hành động gần đây của Trung Quốc, trong đó có việc lắp đặt các tên lửa trên những đảo nhân tạo mà Bắc Kinh xây dựng ở Trường Sa.

Cựu trùm mật vụ Bắc Triều Tiên đi Mỹ chuẩn bị cho thượng đỉnh Kim-Trumg

Tú Anh


Các quan chức Bắc Triều Tiên đón tiếp ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo (T) tại B́nh Nhưỡng, ngày 09/05/2018.Matthew Lee/Pool via REUTERS

Trong bối cảnh cuộc gặp thượng đỉnh Mỹ-Triều 12/06 đă cận kề, một trong những tướng lĩnh hàng đầu của Bắc Triều Tiên, tên tuổi nằm trong danh sách trừng phạt của Mỹ, bay sang Washington, một chuyến công tác được mô tả là hiếm hoi và quan trọng. Cùng lúc, hai phái bộ Mỹ-Triều đến Singapore để chuẩn bị các phương tiện tổ chức thượng đỉnh Trump-Kim.

Theo hăng tin Yonhap, tướng Kim Yong Chol, phó chủ tịch Trung ương đảng Lao Động Bắc Triều Tiên đă đến Bắc Kinh trong ngày thứ Ba 29/05/2018 để tiếp xúc với một số quan chức Trung Quốc trước khi tiếp tục hành tŕnh sang Washington.

Ngoài chức tước chính thức này, tướng Kim Yong Chol, nguyên là trùm t́nh báo, c̣n đặc trách các hồ sơ trong quan hệ Hàn-Triều. Ông cũng là người « đối thoại » với ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo, cựu giám đốc CIA, hồi đầu tháng này tại B́nh Nhưỡng cũng như đóng vai tṛ số một trong quá tŕnh vận động ngoại giao cải thiện quan hệ Nam-Bắc trong thời gian qua.

Giới phân tích tại Seoul dự đoán, tướng Kim Yong Chol sẽ gặp lại ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo và có thể sẽ t́m cách tiếp xúc với cố vấn an ninh quốc gia John Bolton và với tổng thống Donald Trump trong thời gian ở Washington.

Sự kiện tướng Kim Yong Chol không c̣n bị cấm nhập cảnh Hoa Kỳ là một tín hiệu tốt cho thượng đỉnh Mỹ-Triều.

Chủ Nhật vừa qua, một phái bộ ngoại giao Hoa Kỳ do đại sứ Mỹ tại Philippines, Sung Kim, đă gặp một phái bộ Bắc Triều Tiên tại Bàn Môn Điếm.

Hôm thứ Hai, Nhà Trắng thông báo một phái bộ Mỹ, trong đó có trợ lư chánh văn pḥng Phủ tổng thống Joe Hagin, đă từ căn cứ không quân Mỹ Yokota, Nhật Bản, bay sang Singapore.

Cùng lúc đó, đài truyền h́nh Nhật Bản NHK cho biết ông Kim Chang Son, chánh văn pḥng của lănh đạo Bắc Triều Tiên đă đến Singapore vào tối thứ Hai.

Các hoạt động này cho thấy thượng đỉnh Mỹ-Triều đang được xúc tiến mạnh.

Cũng trong bối cảnh này, trong cuộc điện đàm vào chiều thứ hai, tổng thống Mỹ và thủ tướng Nhật cùng thống nhất quan điểm « giải trừ toàn bộ vũ khí hạt nhân của Bắc Triều Tiên ». Tổng thống Donald Trump cho biết ông sẽ gặp thủ tướng Shinzo Abe trước thượng đỉnh Mỹ-Triều.  

Trở lại