So găng ln đu kim trên bin nam trung hoa

        Đại-Dương

 

Tài liệu tham khảo:

Do China's Missiles in the South China Sea Mean War? (National Interest)

America’s Collision Course With China (Project Syndicate)

Impact of Qualcomm and ZTE Cases on US-China Trade War (Diplomat)

Trump talks trade with China as project linked to his company gets Chinese business (CNN)

China Faces "Very Negative Mood" As U.S. Trade Talks Start (Forbes)

US and China to test 'art of the deal' over trade (Nikkei)

  

So găng lẫn đấu kiếm trên biển nam trung hoa

                                            Đại-Dương

Kỳ vọng vào sự b́nh yên trên Biển Nam Trung Hoa (SCS), tức Biển Đông, Biển Đông Nam Á đi ngược chiều với cuồng vọng của Trung Quốc.

Trung Quốc mạnh về quân sự sẽ gặm nhấm chủ quyền và quyền-chủ-quyền (sovereignity), quyền tài phán; khống chế mọi hoạt động kinh tế toàn cầu làm lợi cho Trung Quốc. 

Trung Quốc mạnh về kinh tế sẽ thúc đẩy cuồng vọng thống trị thế giới trong vai tṛ Thiên Tử.

Chủ tịch Tập Cận B́nh và Tổng thống Donald Trump đang áp dụng các biện pháp: mềm (văn hoá, chính trị, ngoại giao, kinh tế); cứng (chạy đua vũ trang, xây dựng liên minh quân sự) để chiếm ưu thế trong cuộc chiến mang tính chất lịch sử.

Trong bài “Do China's Missiles in the South China Sea Mean War?” trên tờ The National Interest ngày 15- 05-2018 viết: “Biển Nam Trung Hoa như chảo dầu xung đột do Trung Quốc châm lửa bằng cách giẫm đạp lên quyền của các quốc gia khác trong vùng, kể cả quyền-chủ-quyền và chủ quyền quốc gia”.

Bắc Kinh tuyên bố “chủ quyền Đường 9 Đoạn” từ đầu thập niên 1950 mà chỉ gặp phản ứng yếu ớt bằng mồm như chẳng có ǵ quan trọng từ các quốc gia trong vùng, kể cả Hoa Kỳ.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) quy định chủ quyền biển tuyệt đối chỉ nằm bên trong đường cơ sở; lănh hải quốc gia chỉ rộng 24 hải lư cách đường cơ sở (gồm 12 hải lư lănh hải cộng 12 hải lư vùng tiếp giáp lănh hải chỉ có chủ quyền hạn chế). Tuyệt đối không có chủ quyền biển cách xa bờ cả 500 hải lư. Thực thể trên biển nổi khi thuỷ triều cao nhất được quyền có lănh hải 12 HL, nếu ch́m dưới mặt nước chỉ được 500 m an toàn. 

Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) tuyên phán ngày 12-07-2016: “Yêu sách Đường 9 Đoạn của Trung Quốc không có giá trị pháp lư … Phán quyết có giá trị chung thẩm nên các bên (Bắc Kinh và Manila) có nghĩa vụ tuân hành theo quy định của UNCLOS”.

Bắc Kinh chống quyết liệt. Tổng thống Barack Obama không thuyết phục được các quốc gia Đông Nam Á lên án Trung Quốc, lại tin vào lời hứa không-quân-sự-hoá SCS của Tập Cận B́nh. Phi Luật Tân đảo chiều phán quyết. Các yếu tố sai lầm đó tạo điều kiện cho Bắc Kinh từng bước xây các đảo nhân tạo bên trong Đường 9 Đoạn và biến thành các pháo đài mang tính pḥng thủ lẫn tấn công.

Trung Quốc công bố khái niệm “Quần đảo Tứ Sa” gồm Đông Sa (Pratas), Tây Sa (Hoàng Sa), Trung Sa (Maclessfield), Nam Sa (Trường Sa) để tính Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) và Thềm lục địa. Theo UNCLOS, không có thực thể nào trên SCS hội đủ điều kiện “Quần đảo” nên chẳng được quyền như Bắc Kinh áp đặt.

Tập Cận B́nh duyệt khán cuộc duyệt binh đồ sộ trên SCS vào ngày 12-04-2018 như hàm ư xác định vùng biển chủ quyền theo cách nghĩ cổ xưa.

Tờ The National Interest cho rằng Trung Quốc đă theo gương người xưa “Chiếm hữu là được 9/10 Luật” nên công khai thách đấu đă đặt cộng đồng quốc tế vào t́nh huống phải chấp nhận “nguyên trạng hoặc chiến tranh”. Bắc Kinh vừa buộc các Hăng Hàng không và Công ty Lữ hành phải gọi các địa danh như Đài Loan, Macao, Hồng Kông, Tây Tạng của Trung Quốc th́ mới được tham gia thị trường hơn 1.3 tỉ dân.

Không chấp nhận kiểu hèn nhát trẻ con nên Tổng thống Donald Trump quyết định trực diện với Tập Cận B́nh trên mọi mặt trận.

Tăng cường lực lượng Hải quân và Không quân và Thuỷ quân Lục chiến được trang bị mọi thứ vũ khí hiện đại nhất tới Châu Á-Thái B́nh Dương. Phối hợp hoạt động với các cường quốc biển như Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi, Pháp, Anh. Củng cố liên minh cũ và tạo liên minh mới, đồng thời trang bị khả năng pḥng thủ cho các đồng minh và đối tác. Khuyến khích các quốc gia duyên hải Đông Nam Á phối hợp hoạt động an ninh và an toàn trên biển.

Tân Tư lệnh Lực lượng Mỹ tại Thái B́nh Dương, Đô đốc Philip Davidson từng nhận định “chỉ có chiến tranh mới mới ngăn Trung Quốc chiếm Biển Nam Trung Hoa”.

Dù cho Trung Quốc cố khoa trương các lực lượng Hải quân, Không quân cùng vũ khí hiện đại ở SCS, nhưng, tương quan lực lượng Hoa Kỳ-Trung Quốc vẫn c̣n chênh lệch quá xa khi xét tới các yếu tố cần thiết trong tác chiến.

Hoa Kỳ và các đồng minh đang tái lập nền an ninh, hoà b́nh, thịnh vượng tại Châu Á-Thái B́nh Dương dựa vào luật pháp quốc tế nên cần sự đồng tâm hiệp lực từ các quốc gia nạn nhân của chính sách bành trướng bá quyền Trung Quốc.

Trên mặt trận kinh tế, Hoa Kỳ gặp khó khăn hơn so với mặt trận quân sự bởi lẽ GDP tính theo sức mua của Trung Quốc đă vượt Hoa Kỳ, nhưng, tính theo GDP danh nghĩa th́ vẫn thua.

Tây Phương đă thừa nhận sai lầm khi giúp, kể cả không trừng phạt khi Trung Quốc vi phạm luật thương mại quốc tế và cam kết lúc gia nhập WTO năm 2001.

Hầu hết các quốc gia giao thương với Trung Quốc đều bị thâm hụt mậu dịch do Bắc Kinh áp dụng kiểu thương mại gian lận. Mỹ bị thâm hụt 375 tỉ USD với Trung Quốc năm 2017. 

Trong bài “America’s Collision Course With China” của Project Syndicate ngày 15-05-2018 đă chỉ trích cuộc chiến thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể dẫn tới một vụ xung đột vô cùng nguy hiểm và hoàn toàn vô nghĩa.

Sự thật, Chính quyền Trump chỉ trừng phạt Trung Quốc liên quan đến các vi phạm luật pháp và cam kết quốc tế. Bắc Kinh từ chối mở cửa thị trường tương đương với cách Hoa Kỳ đối xử b́nh đẳng giữa công ty Mỹ và ngoại quốc. Bắc Kinh chẳng những duy tŕ mà c̣n tài trợ mọi mặt cho các Tập đoàn Kinh tế Nhà nước khống chế và lũng đoạn nền kinh tế toàn cầu, gây thâm thủng mậu dịch cho các nước khác và giăng bẫy nợ. Báo cáo mới nhất của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ xác nhận 16 quốc gia ở Châu Á, kể cả Phi Luật Tân, Cambode, Lào, Thái Lan, Mă Lai Á, có nguy cơ rơi “chiếc bẫy nợ” do Bắc Kinh giăng ra. Quốc hội Mỹ đang thảo luận Đạo luật Thực thi Thương mại Công bằng Trung Quốc.

Ngược lại, Chiến thuật mua, hợp doanh, sáp nhập công ty ngoại quốc do Bắc Kinh chủ trương nhằm ăn cắp hợp pháp kỹ thuật của kẻ khác. Đài Loan thừa nhận mấy thập niên qua đă chuyển nhượng kỹ thuật cho Trung Quốc. Hành động ăn cắp bản quyền làm cho Mỹ mất 500 triệu USD mỗi năm, giúp cho Trung Quốc mau chóng san bằng tŕnh độ kỹ thuật.

Tập đoàn Thiết bị Viễn thông Đa quốc (ZTE) của Trung Quốc sản xuất điện thoại di động đứng hàng thứ 9 thế giới, có chi nhánh tại 12 quốc gia, sẽ phá sản nếu Trump tiếp tục cấm bán các thiết bị chủ yếu.

Sức mạnh quân sự và sức mạnh kinh tế có liên hệ mật thiết và tương tác lẫn nhau nên ai kết hợp được sẽ làm chủ chiến trường.

                                           Đại-Dương 

Trở lại