SỐng hay chẾt trên biỂn nam trung hoa:

  nói dỄ, làm khó

          Đại-Dương     

 

Tài liệu tham khảo:

Abrupt Detention of Meng Hongwei Further Damages China's International Reputation (Diplomat)

Where Is Trump's Alleged Isolationism? (National Interest)

How President Trump is helping Beijing win in the South China Sea (NYT)

US, Philippines tacitly realign against China (Asia Times)

Facing 'Rising Sun' Flag Row, Japan Withdraws From International Fleet Review (Diplomat)

Gordon Chang: China's Rise (and America's Fall) Just Won't Happen. Here's Why. (National Interest)

US curbs China nuclear exports as Trump warns that Americans are not ‘stupid’ (Strait Times)

 

    SỐng hay chẾt trên biỂn nam trung hoa:

                              nói dỄ, làm khó

                                      Đại-Dương    

T́nh trạng căng thẳng trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) gia tăng từng giờ, từng phút khi ranh giới sống hoặc chết ngày càng mờ nhạt trước làn sóng vũ khí chiến cụ ùn ùn đổ vào với tốc độ nhanh.

Không ai muốn chiến tranh xảy ra tại SCS v́ sợ thiệt hại về nhân mạng, về phát triển, về môi trường. Nhưng, bóng ma thần chết lồ lộ khiến nhân loại gợi nhớ câu độc thoại của nhân vật Hamlet “Sống hay chết: Đó là vấn đề nan giải=To be or not to be: That is the question”.

Giải pháp trên Biển Nam Trung Hoa cần được làm sáng tỏ các mối tranh chấp: chủ quyền quốc gia, nghĩa vụ quốc tế, tương quan lực lượng, tham vọng thống trị.

Năm 2009 là thời hạn chót để các quốc gia nộp hồ sơ Uỷ ban Thềm lục địa Liên Hiệp Quốc nên nhiều nước đă vội vả thực hiện. Bắc Kinh đă gửi yêu sách chủ quyền kèm theo tấm bản đồ Đường 9 Đoạn chiếm 85% Biển Nam Trung Hoa, nhưng, lặng thinh khi Uỷ ban yêu cầu giải thích lư do và ghi rơ toạ độ Đường 9 Đoạn đúng theo nguyên tắc quốc tế về vẽ bản đồ.

Do Phi Luật Tân khiếu kiện nên Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đă đưa ra Phán quyết ngày 12 tháng 7 năm 2016 “chẳng có cơ sở pháp lư để Trung Quốc đ̣i quyền lịch sử các vùng biển bên trong Đường 9 Đoạn. Các thực thể nổi khi thuỷ triều cao nhất được quyền có hải phận 12 hải lư mà không có EEZ và Thềm lục địa. Các thực thể ch́m khi thuỷ triều cao nhất chỉ có vùng dưới 500 mét an toàn. Các đảo nhân tạo do Trung Quốc xây ở Spratly Islands phải xét theo nguyên thuỷ. Trung Quốc không có cơ sở pháp lư để yêu sách quyền lịch sử đối với tài nguyên tại các vùng biển bên trong Đường 9 Đoạn. Trung Quốc đă can thiệp vào công tác khai thác dầu khí và ngư nghiệp của Phi Luật Tân, xây dựng đảo nhân tạo, không ngăn ngư dân Trung Quốc đến đánh cá trong EEZ của Phi Luật Tân. Ngư dân Phi Luật Tân có quyền đánh cá truyền thống tại Scarborough Shoal. Trung Quốc đă xây dựng đảo nhân tạo tại Mischief Reef trong EEZ của Phi Luật Tân gây nguy hại không thể khắc phục được tới hệ sinh thái rặng san hô, phá hoại vĩnh viễn bằng chứng về điều kiện tự nhiên. Không một thực thể nào trên SCS hội đủ điều kiện ĐẢO. Không một nhóm đảo nào trên SCS hội đủ điều kiện quần đảo. Tất cả thực thể địa lư trên SCS chưa thuộc chủ quyền của bất cứ nước nào. Phán quyết của PCA có tính chung thẩm nên phải được các bên liên quan tranh chấp tuân thủ.

Tuy nhiên, Bắc Kinh phản ứng bằng chính sách “3 Không=Không công nhận thẩm quyền PCA, Không chấp nhận phán quyết PCA, Không thi hành phán quyết PCA”.

Cách ứng sự ngang ngược của Bắc Kinh nhằm áp đặt quyền hạn của Trung Quốc đứng trên luật pháp quốc tế mà tạo điều kiện xâm phạm chủ quyền của bất cứ quốc gia nào trên thế giới.

Phản ứng của Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) tương đồng với Trung Quốc v́ sợ mất “tuyên bố chủ quyền đơn phương” nên cả Trung Quốc lẫn Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei đều không có ư định nhờ sự phân xử của Toà án Công lư Quốc tế (ICJ), cơ quan duy nhất trên thế giới có thẩm quyền giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia. Tuy nhiên, Toà không thể thụ lư vụ án nếu bị cáo từ chối tham gia.

Do đó, xác lập chủ quyền biển, đảo ở SCS vẫn bế tắt. Nhưng, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á có thể dựa theo phán quyết của PCA để đ̣i quyền-chủ-quyền và quyền tài phán được quy định trong UNCLOS. Tiếc thay, chưa có quốc gia nào theo gương Manila để khiếu kiện lên PCA như khuyến cáo từ giới chuyên gia quốc tế.  

Trong bài “How President Trump is helping Beijing win in the South China” đăng trên tờ New York Times ngày 9 tháng 10 năm 2018, tác giả Robert D. Kaplan nhận xét “từ nhiều năm trôi qua, Bắc Kinh đă tiến hành chiến tranh chống Mỹ trên SCS mà chỉ có Hoa Thịnh Đốn không để ư cho tới khi tiến tŕnh diễn ra suôn sẻ”.

Lỗi này không do Tổng thống Trump mà bởi vị tiền nhiệm đă làm suy yếu vị thế chiến lược của Hoa Kỳ trong vùng này nên cần thời gian điều chỉnh mà không để rơi vào cuộc chiến bất ngờ.

Chính phủ Trump đă gia tăng gấp bội các chuyến Tự do Hải hành (FONOP) trên SCS đúng theo quy định của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) và Phán quyết ngày 12-07-2016 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) bất chấp sự phản đối gay gắt và hành vi khiêu khích của tàu chiến Trung Cộng.

Hôm 1 tháng 10 năm 2018, Khu trục hạm USS Decatur (DDG-73) đang tự do hải hành trong vùng biển 12 hải lư của hai đảo nhân tạo Ga ven (Gaven Reefs) và Gạc Ma (Johnson South Reef) thuộc Nhóm đảo Trường Sa (Spratly Islands) đă suưt va chạm với Khu trục hạm Lan Châu của Trung Cộng cố t́nh cắt ngang buộc DDG-73 phải đổi hướng khẩn cấp.

Hoa Kỳ cũng đă củng cố mối quan hệ chiến lược với các quốc gia đồng minh và đối tác tại SCS, đồng thời, vận động các cường quốc biển gia tăng hoạt động ở đây cũng như trên Biển Đông Trung Hoa, thắt chặt quan hệ ngoại giao với Đài Loan, kể cả bán vũ khí tối tân dù bị Bắc Kinh đe doạ.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á thất vọng với Hoa Kỳ do Tổng thống Barack Obama quá kênh kiệu với nhược tiểu, quỵ luỵ trước Tập Cận B́nh mà nay đă đảo ngược suy nghĩ và hành động.

Chiến lược Hoà b́nh thông qua Sức mạnh (Peace through Strength) của Tổng thống Donald Trump được cụ-thể-hoá bằng lời nói và hành động đă tái lập niềm tin với ASEAN.

Mối quan hệ giữa các giới chức quân sự, ngoại giao cao cấp Phi Luật Tân, Hoa Kỳ, Nhật Bản ngày càng khắn khít trong hành động chống Bắc Kinh.

Hôm 27 tháng 9, Tư lệnh Bộ chỉ huy Ấn Độ Dương-Thái B́nh Dương, Đô đốc Philip Davidson và Tư lệnh Quân lực Phi Luật Tân, Tướng Carlito Galvez đồng ư tăng các cuộc thao dượt chung thường niên từ 161 lên 281 vụ.

Hạm đội Thái B́nh Dương Mỹ đang soạn thảo một số nhiệm vụ tại SCS và gần Đài Loan nhân dịp Tập Cận B́nh thăm Manila vào tháng 11 như một lời cảnh cáo chính sách bành trướng bá quyền của Bắc Kinh. 

Tác giả Kaplan viết “Bắc Kinh tiếp cận SCS tương tự như Hoa Thịnh Đốn đă làm từ thế kỷ thứ 19 và 20 tại Biển Caribbean ở Tây Bán cầu”.

Hoa Thịnh Đốn chỉ kiểm soát vùng biển tiếp cận Mỹ mà không cướp đất đảo, tài nguyên thiên nhiên, ngăn cản hoạt động dân sự của các nước trong vùng.

Ngược lại, hành động của Bắc Kinh diễn ra sau khi đă phê chuẩn UNCLOS năm 1996 và Phán quyết của PCA mà mang ư đồ thống trị và cưỡng đoạt vùng biển của các quốc gia duyên hải Đông Nam Á và vùng biển quốc tế trên SCS. Hải cảnh của Trung Cộng thường xuyên đe doạ nghề cá của Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, thậm chí c̣n húc ch́m hoặc tịch thu ngư cụ của họ và đ̣i ngư dân đóng tiền chuộc. Tàu cá của Trung Cộng c̣n húc vào các tuần duyên hạm của Nhật Bản và Đại Hàn. Năm 1974, Bắc Kinh cưỡng đoạt Nhóm đảo Hoàng Sa do Việt Nam Cộng Hoà quản trị và 1988 đánh chiếm đá Gạc Ma, Đá Cô Lin (Collins Reef=Johnson North Reef), Đá Len Đao (Lansdowne Reef) do Hải quân Nhân dân Việt Nam đang xây dựng thuộc Nhóm đảo Trường Sa.  

Hải quân Hoa Kỳ không thống trị Biển Nam Trung Hoa và Biển Đông Trung Hoa mà chỉ ǵn giữ và duy tŕ hoà b́nh ổn định trong vùng biển quốc tế; không cướp đất, đảo, biển của bất cứ nước nào; không cản trở các hoạt động dân sự, khai thác tài nguyên thuộc về các quốc gia trong vùng Biển Đông Á (Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Cộng, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Indonesia, Brunei).

Tác giả Kaplan lập luận “Tây Thái B́nh Dương không c̣n là chiếc hồ riêng của Hải quân Mỹ … Biển Nam Trung Hoa không phải là vùng nước cận nhà của Mỹ mà của Trung Cộng. Địa lư vẫn đóng vai tṛ quan trọng”.

Rất tiếc, tác giả đă không áp dụng UNCLOS để phân biệt vùng biển quốc tế, lănh hải, vùng tiếp giáp lănh hải, Vùng Đặc quyền Kinh tế, Thềm Lục địa nên bị lạc lối. 

 Các dân tộc tại Châu Á-Thái B́nh Dương, Ấn Độ Dương đă ư thức được nguy cơ bị Hán-hoá và mất chủ quyền nên cần hợp tác chặt chẽ với Hoa Kỳ, Nhật Bản để bảo vệ chủ quyền, quyền-chủ-quyền, quyền tài phán của quốc gia dân tộc như con đường sống nếu không muốn Chết dưới tay Trung Cộng.

                                        Đại-Dương

Trở lại