THỬ T̀M GIẢI PHÁP HỢP LƯ VÀ TRƯỜNG CỮU CHO BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

The US is endangering peace in the South China Sea by enforcing its own interpretations of maritime law (SCMP)

Conflict prevention in the South China Sea depends on China abiding by the existing rules of navigation (SCMP)

Hundreds of Vietnamese fishing boats intrude into Chinese waters, think tank claims (SCMP)

Indonesia detains ‘illegal’ Vietnamese fishing boats in islands off South China Sea (AFP)

The Significance of the First Cobra Gold Multilateral Cyber Exercise (Diplomat)

Three-way fray spells toil and trouble in South China Sea (Asia Times)

Mahathir vows comeback if government goes wrong (Nikkei)

US Navy Takes Delivery of New F-35B-Carrying Amphibious Assault Ship (Diplomat)

U.S. postpones summit with ASEAN leaders amid coronavirus fears (Reuters)

 

THỬ T̀M GIẢI PHÁP HỢP LƯ VÀ TRƯỜNG CỮU CHO BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương 

Từ ngàn xưa, Biển Nam Trung Hoa (SCS) không thuộc chủ quyền của bất cứ quốc gia nào mà do sự thao túng của các Đế quốc Hàng hải Châu Âu và Đế quốc Nhật Bản.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á chỉ bảo vệ vùng nước ven bờ, ngoại trừ đời Vua Minh Mạng (Triều đ́nh Nhà Nguyễn Gia Long) mới thành lập hai Đội Hoàng Sa và Đội Bắc Hải để thám sát và bảo vệ hai nhóm đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Nhà Đô hộ Pháp đại diện cho Triều Nguyễn làm chủ hai nhóm đảo ngoài khơi Việt Nam đă yêu cầu Trung Hoa Dân Quốc cùng ra trước Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) để được phân xử chủ quyền, nhưng, Bắc Kinh từ chối.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) được thảo luận từ năm 1967 với nhiều nước tham gia soạn thảo, kể cả Trung Quốc, và có hiệu lực từ năm 1994. Trung Quốc đă kư và phê chuẩn. Hoa Kỳ không kư v́ lư do an ninh và kinh tế.

UNCLOS định nghĩa rơ ràng: Nội Hải nằm bên trong đường căn bản. Lănh Hải 12 hải lư tính từ đường căn bản. Vùng Tiếp giáp Lănh Hải 12 hải lư bên ngoài giới hạn Lănh Hải. Vùng Đặc quyền Kinh tế cách đường căn bản 200 hải lư. Thềm Lục địa có thể kéo dài, nhưng, không quá 350 hải lư cách đường căn bản. Mỗi vùng đều được quy định rơ ràng về hải giới và quyền hạn cũng như nghĩa vụ của mỗi quốc gia duyên hải lẫn cộng đồng quốc tế.

Nguy cơ tranh chấp, xung đột, chiến tranh trên SCS có thể xảy ra bất cứ lúc nào v́:

Thứ nhất, các quốc gia trong vùng vẫn cố t́nh lầm lẫn giữa “tuyên bố chủ quyền” và “chủ quyền” trên biển mặc dù họ đều tham gia UNCLOS. Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) phán ngày 12/07/2016 trong vụ Manila kiện Bắc Kinh: “Không một thực thể địa lư nào trên Biển Nam Trung Hoa có chủ quyền”. Nhưng, chẳng quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào muốn nhờ tới ICJ phân xử. V́ thế, tha hồ ông nói gà bà nói vịt cứ tiếp diễn bởi ai cũng sợ bị thua kiện. Trung Quốc và các quốc gia duyên hải Đông Nam Á cố t́nh “chính-trị-hoá các thực thể địa lư” dẫn tới t́nh trạng bóp méo UNCLOS tạo điều kiện xung đột song hoặc đa phương.

Thứ hai, PCA cũng phán “Tuyên bố chủ quyền lịch sử của Trung Quốc không có giá trị pháp lư”. Tuy nhiên, Bắc Kinh không công nhận thẩm quyền của PCA, không chấp thuận bản án, không thi hành án lệnh. Bắc Kinh hoàn toàn sai lầm và coi thường luật pháp quốc tế: (1) PCA do UNCLOS lập ra để phân xử các vấn đề quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán. (2) PCA có quyền xét xử bất chấp sự vắng mặt của bên bị. (3) Phán quyết của PCA có tính chung thẩm và các bên liên quan có bổn phận thi hành. (4) ASEAN không ra Tuyên bố đ̣i Trung Quốc thi hành phán quyết của PCA trong khi Tổng thống Rodrigo Duterte đảo ngược thành tích của người tiền nhiệm để thần phục Trung Quốc.

Thứ ba, SCS do giới hàng hải quốc tế đặt tên không đồng nghĩa với “Biển của Trung Hoa” theo cách diễn giải của Bắc Kinh “vùng biển lịch sử”. Cũng thế, Ấn Độ Dương chẳng phải của Ấn Độ mà chỉ là một địa danh trên bản đồ hàng hải.

Thứ tư, Trung Quốc yếu pháp lư trên Biển Nam Trung Hoa nên cổ vũ cho giải pháp ngoại giao để có thể sử dụng sức mạnh quân sự, kinh tế, hối lộ buộc giới lănh đạo ASEAN đồng ư với Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) do Bắc Kinh dàn dựng. Cambode và Lào lộ liễu. Mă Lai Á và Phi Luật Tân kín đáo hơn khi làm Chủ tịch Luân phiên ASEAN.

Thứ năm, sau Đệ nhị Thế chiến, Hải quân Hoa Kỳ chỉ duy tŕ và bảo vệ an ninh cho lưu thông hàng hải mà không chiếm cứ vùng biển, hải đảo của bất cứ quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào. Thương thuyền tự do hải hành trên lộ tŕnh xuyên Biển Nam Trung Hoa, tàu cá các nước hoạt động tự do và hữu hảo mà không bị quấy rối. Ngược lại, Bắc Kinh mua chuộc không được th́ cướp mà cướp không được th́ đánh như trường hợp xảy ra ở Hoàng Sa, Trường Sa, Scarborough Shoal. Các vụ xâm nhập bất-hợp-pháp của Hải quân, Hải cảnh, tàu cá Trung Quốc vào các vùng biển Đông Nam Á ngày càng nhiều.

Thứ sáu, Việt Nam và Mă Lai Á hợp tác đệ tŕnh yêu sách về Thềm Lục địa lên Ủy ban về Giới hạn Thềm Lục địa (CLCS) của Liên Hiệp Quốc vào ngày 6 tháng 5 năm 2009 theo Điều 76 của UNCLOS. Trung Quốc lập tức đệ tŕnh yêu sách và kèm theo tấm bản đồ Đường 9 Đoạn bị Uỷ ban đ̣i giải thích lư do để thiết lập bản đồ và phải ghi rơ toạ độ theo nguyên tắc vẽ bản đồ của cộng đồng quốc tế. Bắc Kinh không phúc đáp mà lại thực thi biện pháp bảo vệ triệt để SCS như “chiếc ao nhà”.

Cựu Đại tá Tian Shichen, Giám đốc Trung tâm Luật Quốc tế về Hoạt động Quân sự của Bắc Kinh viết trong bài “The US is endangering peace in the South China Sea by enforcing its own interpretations of maritime law” trên SCMP ngày 4 tháng 3 năm 2020 có quá nhiều điểm sai: (1) Ông trích dẫn quan điểm của Chính quyền Theodore Roosevelt (1901-1909) không cho phép chiến hạm thông-qua-vô-hại trong lănh hải nước khác. Quan điểm này đă lỗi thời. (2) Đă có 49 nước mà Châu Á chiếm 9 như Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ, Đại Hàn đă hạn chế việc chiến hạm thông-qua-vô-hại chứng tỏ đă không-tuân-hành UNCLOS. (3) Tian Shichen trích dẫn Hiến chương Liên Hiệp Quốc khuyên các thành viên nên dàn xếp tranh chấp bằng biện pháp hoà b́nh đă sai v́: (a) Các quốc gia duyên hải SCS không tuân thủ nghiêm chỉnh UNCLOS nên thiếu nền tảng giải quyết. (b) Giới lănh đạo nước nhỏ và yếu dễ bị Trung Quốc cưỡng ép chấp nhận thua thiệt. (c) Vấn đề SCS liên quan tới nhiều quốc gia trên thế giới nên cần những cam kết quốc tế rơ ràng.

Trong bài “Conflict prevention in the South China Sea depends on China abiding by the existing rules of navigation” ngày 27-02-2019, Tác giả Bonnie Glasser thuộc Trung tâm Nghiên cứu Quốc tế và Chiến lược (CSIS) lập luận (1) Chương tŕnh Tự do Hàng hải toàn cầu của Ngũ Giác Đài nhằm duy tŕ quyền tự do hàng hải bằng cách đi vào khu vực mà 26 quốc gia, kể cả Trung Quốc trong năm 2018 đă yêu sách hàng hải quá mức. (2) Hoạt động tự do hàng hải (FONOP) của Hải quân Mỹ không tạo ra nguy cơ mà chính hành động chống lại luật pháp quốc tế của Bắc Kinh làm gia tăng cường độ va chạm. (3) Tháng 9-2018, Khu trục hạm Lan Châu của Trung Quốc cho thuỷ thủ chuẩn bị trái độn để lao vào hữu hạm Khu trục hạm Decatur đang FONOP trong vùng nước lân cận Đá Gaven. Chiếu theo Công ước năm 1972 về các Quy định Quốc tế nhằm ngăn chặn va chạm trên biển th́ Lan Châu phải nhường hải lộ cho Decatur. (4) Không riêng Hải quân mà Hải Cảnh và Dân quân biển cùng tàu cá Trung Quốc cũng thường xuyên hoạt động phi pháp trong vùng biển tuyên bố chủ quyền của các nước khác. Bắc Kinh coi các vùng đó như “ngư trường truyền thống” mặc dù không phù hợp với UNCLOS và phán quyết của PCA năm 2016.

Thể chế chính trị có thể thay đổi khắp thế giới. Luật pháp Quốc tế mang tích chất lâu dài do mối liên hệ xâu chuỗi trong suốt đoạn đường lịch sử nhân loại.

Giải pháp cho Biển Nam Trung Hoa cần dựa vào luật pháp quốc tế chứ không do quốc gia hoặc cá nhân nào quyết định.

Như thế, có các vấn đề chính phải thực hiện v́ một Biển Nam Trung Hoa hoà b́nh, ổn định, an ninh và phát triển:

Một là, mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ, có liên quan nhiều hay ít tới SCS cũng phải lấy UNCLOS làm kim chỉ nam để xác định vùng biển chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán không phân biệt thể chế chính trị.

Hai là, các quốc gia duyên hải trên SCS nên dựa vào UNCLOS để giải quyết vùng chồng lấn mà hợp tác khai thác chung tài nguyên biển.

Ba là, cần Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển phán quyết các vấn đề bất đồng trên biển liên quan đến quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán cũng như chấp hành UNCLOS.

Bốn là, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á nên nhờ PCA phân xử nếu có sự bất đồng với láng giềng.

Năm là, chuẩn bị hồ sơ cần thiết để có cơ hội sẽ nhờ Toà án Công lư Quốc tế phân xử chủ quyền biển, đảo.

Pháp lư chứ chẳng phải chính trị hoặc ngoại giao có thể gỡ được mối tranh chấp dai dẵng trên Biển Nam Trung Hoa.

Đại-Dương  

Trở lại