T̀NH H̀NH SCS SAU 5 NĂM PHÁN QUYẾT CỦA PCA

Đại-Dương 

Ngày 12/07/2012, Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) đă ra phán quyết trong vụ Phi Luật Tân kiện Trung Quốc liên quan đến Đường 9 Đoạn trên Biển Nam Trung Hoa (SCS): “Yêu sách chủ quyền của Bắc Kinh không có giá trị pháp lư”.

Đa số dư luận quốc tế đồng ư.

Bắc Kinh không tham gia vụ kiện, không công nhận thẩm quyền của PCA, không thi hành phán quyết.

Biết không thể thắng nên Bắc Kinh từ chối xuất hiện trước Toà. Thực tế, PCA do Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS) lập ra để xét xử các vụ án liên quan đến “quyền-chủ-quyền” quốc gia nên dù bị đơn không tham dự vẫn xét xử và đưa ra bản án chung thẩm buộc phải thi hành. Trái lại, nếu tranh chấp liên quan đến “chủ quyền” quốc gia th́ chỉ có Toà án Công lư Quốc tế (ICJ) trực thuộc Liên Hiệp Quốc mới có thẩm quyền xét xử. ICJ sẽ không thụ lư vụ án nếu bên bị từ chối tham gia.

Từ đó, Chủ tịch Tập Cận B́nh ngang nhiên áp đặt quyền kiểm soát trên SCS bất chấp mọi quy định trong UNCLOS mà Chính quyền Obama-Biden cùng nhiều nước Tây Phương chỉ phản đối yếu ớt v́ kiểu ngoại giao “phải đạo chính trị”.

Thời kỳ Obama-Biden: Trung Quốc cưỡng đoạt Scarborough Shoal của Phi Luật Tân năm 2012; chia đôi Thái B́nh Dương với Hoa Kỳ năm 2013 tại California; lờ chuyện Giàn khoan nước sâu HD-981 của Bắc Kinh hoạt động trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) Việt Nam năm 2014; không ngăn cản Bắc Kinh xây 7 đảo nhân tạo tại Nhóm đảo Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa) năm 2014; Tập hứa với Obama năm 2015 “sẽ không quân-sự-hoá SCS”, nhưng, đă làm trái ngược.

Tại sao t́nh h́nh trên Biển Nam Trung Hoa không được cải thiện mà c̣n tồi tệ theo thời gian?

Thứ nhất, UNCLOS có 167 quốc gia tham gia, 14 nước chưa phê chuẩn, 15 quốc gia chưa kư (kể cả Mỹ). Hoa Kỳ cho rằng mọi quy định đều là “tập quán công pháp quốc tế” đă có từ lâu nên có bổn phận tuân thủ mà không cần tham gia. Năm 1982, Tổng thống Ronald Reagan đă không kư vào UNCLOS v́ Chương XI ấn định đáy biển (seabed) là “di sản chung” của nhân loại, giả định rằng bất kỳ quốc gia nào trên thế giới cũng phải được hưởng lợi từ việc khai thác tài nguyên đáy biển sẽ hoàn toàn bất công cho những quốc gia đầu tư công sức và tiền của vào việc phát triển, khai thác, thăm ḍ các khoáng sản lại không được hưởng lợi đúng với thành quả lao động của họ. Điều đó trái với Chủ nghĩa Tư bản Phát triển.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á và Trung Quốc không áp dụng chính xác UNCLOS nên rất khó giải quyết khác biệt. Họ đă thoả thuận tiến hành đàm phán về Bộ Quy tắc Ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC) từ năm 2002 mà tới nay vẫn như cũ hoặc tệ hơn.

Mạnh được, yếu thua làm cho t́nh h́nh trên SCS thường xuyên căng thẳng mà không dẫn tới giải pháp thoả đáng. Điều này chỉ có lợi cho Trung Quốc với Lực lượng Hải Quân, Hải Cảnh, Dân Quân Biển vượt trội mà ngày càng bành trướng và hùng mạnh.

Thứ hai, Trung Quốc và ASEAN đă phê chuẩn UNCLOS, ngoại trừ Cambodia, mà không nghiêm chỉnh tôn trọng các quy định liên quan đến Biển, Vịnh, Vũng tàu, Quần đảo, Đảo, Đá, Băi Cạn dẫn tới việc gán cho các thực thể biển những quyền hạn không tương hợp với UNCLOS. Bắc Kinh yêu sách chủ quyền trong Đường 9 Đoạn v́ gọi đó là “vùng nước lịch sử” đă bị PCA bác bỏ. Trung Quốc đóng vai tṛ khá quan trọng khi soạn thảo UNCLOS, nhưng, khi sức mạnh Hải Quân, Hải Cảnh gia tăng th́ dùng Luật Quốc Gia thay cho Luật Quốc Tế.

Trong Phán quyết ngày 12/07/2016 xác định tất cả thực thể địa lư trên Biển Nam Trung Hoa không đủ yếu tố cấu thành Quần đảo (Archipelago) mà chỉ là Nhóm đảo (Islands) không được quyền có EEZ và Thềm Lục địa. Bắc Kinh chống phán quyết để bảo vệ chủ quyền Tứ Sa: Đông Sa (Pratas do Đài Loan cai quản), Trung Sa (băi ngầm Macclesfield), Tây Sa (Paracel Islands, Hoàng Sa), Nam Sa (Spratly Islands, Trường Sa). V́ thế, khi gọi loạn xạ Quần đảo, Đảo chỉ giúp Bắc Kinh thêm tham vọng cưỡng chiếm chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trên SCS.

Thứ ba, Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia không chịu sử dụng định nghĩa biển, đảo trong UNCLOS để giải quyết về “chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán” nhằm xác định “vùng chống lấn” nên bị bất lợi: (a) Lo tranh chấp các “quyền giả định” nên khó đoàn kết chống sự bắt nạt từ Bắc Kinh. (b) Có thể đơn phương thỏa hiệp với Bắc Kinh về khai thác tài nguyên chung mà từ chối việc đấu thầu quốc tế công khai. (c) Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á khó đứng chung chiến tuyến chống lại áp lực từ Trung Quốc. (d) Myanmar, Lào, Cambodia, Thái Lan không có quyền lợi cụ thể trên SCS nên khó làm mích ḷng Bắc Kinh.

Thứ tư, ASEAN tự coi như một lực lượng quan trọng buộc Trung Quốc phải ve văn bằng phương tiện kinh tế và Hoa Kỳ có bổn phận bảo vệ an ninh để SCS biển lặng sóng yên. Thực tế, Biển Nam Trung Hoa như một môi trường cạnh tranh chiến lược giữa một siêu cường duy nhất và một thế lực đang lên đầy tham vọng.

Không quốc gia duyên hải Đông Nam Á nào được b́nh an, vô sự khi có cuộc đụng độ giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa. Thế chiến Thứ hai cũng cho các dân tộc Đông Nam Á một bài học cụ thể về “trâu ḅ húc nhau, ruồi muỗi chết” nên chọn bên là bài toán khó, nhưng, tối cần thiết.

Các quốc gia duyên hải Đông Nam Á giữ ḿnh bằng cách nào?

Thứ nhất, ASEAN đừng hùa với Trung Quốc khi xác định chủ quyền và quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán trái với quy định trong UNCLOS v́ thiếu khả năng đối phó. Bắc Kinh thường đe dọa các chuyến tự do hàng hải (FONOP) của chiến hạm Mỹ. Mới nhất, khi Khu trục hạm USS Benfold thực hiện tự do hàng hải qua Paracel Islands (Hoàng Sa, Tây Sa) không cần xin phép hoặc thông báo cho Trung Quốc, Việt Nam, Đài Loan v́ quyền hạn phù hợp công pháp quốc tế.

Thứ hai, các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á (Việt Nam, Phi Luật Tân, Mă Lai Á, Brunei, Indonesia, Tân Gia Ba) cùng nhau đ̣i Trung Quốc tôn trọng Phán quyết ngày 12/07/2016 của PCA v́ cần dựa vào đó mà bảo vệ lợi ích dân tộc. Đừng lôi kéo tất cả ASEAN vào mà phải chịu thất bại v́ Thái Lan, Lào, Cambodia, Myanmar có rất ít lợi ích trên SCS.

Thứ ba, Hoa Kỳ có nhiệm vụ pháp định bảo vệ cho các đồng minh hiệp ước và các đối tác đáng tin cậy. Không thể sử dụng lời lẽ khích bác hoặc ve văn để buộc Hoa Kỳ phải bảo vệ bằng xương máu công dân và tài sản quốc gia.

Hăy nh́n kỹ, Thủ tướng Tân Gia Ba, Lư Hiển Long tuyên bố không chọn bên. Nhưng, Tân Gia Ba là nơi đồn trú chiến hạm, phi cơ Mỹ hoạt động trên Biển Nam Trung Hoa. Hải quân hai nước thường xuyên tập trận chung, đôi khi cùng với quốc gia khác. Trong khi đó, Cộng sản Việt Nam cao giọng “ba không” rồi “bốn không” mà triển vọng đứng ngoài cuộc là “con số không”.

Chuyên gia Collin Koh lưu ư Hoa Kỳ không nên đánh đổi vấn đề gây tranh căi với Trung Quốc ở SCS để được Trung Quốc hợp tác về Biến đổi Khí hậu.

Coi chừng Tổng thống Joe Biden lại bị Tập Cận B́nh lừa như từng xảy ra trong thời Chính quyền Obama-Biden khi Phó tổng thống phụ trách lĩnh vực ngoại giao.

Thứ tư, các quốc gia Châu Á rất nghi ngờ lời hứa bảo vệ của Tổng thống Joe Biden nên tự nâng cao khả năng quốc pḥng và ngoại giao. Nhật Bản đang cố gắng giúp các quốc gia duyên hải Đông Nam Á tăng cường khả năng quốc pḥng, kinh tế để chống lại tham vọng bành trướng của Trung Quốc. Phi Luật Tân đă phái phi cơ, chiến hạm bảo vệ Đảo nhỏ Thị Tứ khi hàng trăm tàu Dân Quân Biển Trung Quốc neo gần Băi Cỏ Rong (Reed Bank) và Băi Cỏ Mây (Second Thomas Shoal). Trong ṿng 18 tháng qua, Tàu Khảo sát Địa chất HD-8 đă 3 lần quấy phá hoạt động thăm ḍ dầu khí của Mă Lai Á. Thời kỳ Tổng thống Trump đă phái Thủy bộ hạm USS America tập trận chung với một chiến hạm của Úc Đại Lợi. Tiếp theo, phái Cận duyên hạm Tác chiến USS Gabrielle Giffords (LCS 10) đi song song với tàu thăm ḍ của Mă Lai Á buộc HD-8 chuyển tới nơi khác. Các Hải Cảnh Trung Quốc đang quấy rối việc khai thác dầu hoả của Mă Lai Á. Kuala Lumpur phái phi lên giám sát đội h́nh Trung Quốc.

Các Quốc gia Duyên hải Đông Nam Á không đủ sức đối đầu với Trung Quốc. Hợp tác với Hoa Kỳ là con đường duy nhất để bảo vệ hữu hiệu nền độc lập tự chủ và phát triển.

Đại-Dương

 

Trở lại