TỰ CHỦ TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương 

 

Tài liệu tham khảo:

South China Sea: Indonesia And Vietnam Prove Duterte Wrong (Forbes)

US Withdrawal From INF Treaty: Impact on Asia (Diplomat)

Pompeo Assures Philippines of US Protection in Event of Sea Conflict With China (Reuters)

BRI a stepping stone to revive Eastern nations (Asia Times)

Time for Asia to rethink its deep dependence on US for security (Nikkei)

Beijing has a maritime militia in the South China Sea. Sound fishy? (SCMP)

US trying to make waves in South China Sea again: China Daily editorial (China Daily)

Explained: South China Sea dispute (SCMP)

 

TỰ CHỦ TRÊN BIỂN NAM TRUNG HOA

Đại-Dương

Trận chiến giữa “tự do và dân chủ” với “nô lệ và độc tài” diễn ra khắp thế giới, đặc biệt vô cùng gay gắt và phức tạp trên Biển Nam Trung Hoa (SCS). Các quốc gia Đông Nam Á đang đứng trước một sự chọn lựa khó khăn, nhưng, cần phải lột xác.

Các quốc gia quanh SCS gồm có Trung Cộng, Đài Loan, Phi Luật Tân, Việt Nam, Mă Lai Á, Brunei, Tân Gia Ba có thể rơi vào cuộc chiến bất ngờ mà chẳng nước nào thoát được. Thái Lan, Indonesia, Lào, Cambode, Myanmar cũng khó tránh.

V́ thế, lột xác không như một khẩu hiệu mà đă trở thành mệnh lệnh cho các dân tộc Đông Nam Á nếu muốn đất nước phát triển thực sự và có nền an ninh dài hạn trên lộ tŕnh dẫn tới trường cữu.

Nhiều thế kỷ trôi qua, mỗi dân tộc đều thiết lập cương thổ riêng biệt dựa và sức mạnh nên nhược tiểu thường biến thành miếng mồi ngon cho Chủ nghĩa Đế quốc Thực dân. Ranh giới trên đất liền rất rơ ràng, dễ dàn xếp khi nảy sinh xung đột hoặc tranh chấp. Nhưng, với biển cả mênh mông việc phân định hải giới vô cùng khó khăn cho người đi biển.

Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) đă quy định rơ ràng hải giới của từng quốc gia từ đất liền ra biển khơi: Nội hải (bên trong đường cơ sở), Lănh hải (12 hải lư tính từ đường cơ sở), Tiếp giáp Lănh hải (12 HL), Vùng Đặc quyền Kinh tế (200 HL tính từ đường cơ sở), Thềm Lục địa (cách bờ không quá 350 HL). Tuy nhiên, các quốc gia ven SCS vẫn yêu sách chủ quyền dựa theo lịch sử và nhu cầu chính trị nên tạo ra môi trường hỗn loạn, khó t́m được giải pháp thoả đáng v́ chẳng dựa theo công pháp quốc tế.

V́ thế, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á nhất định phải thực hiện: (1) Không thể kiện Trung Cộng về chủ quyền SCS v́ các chính phủ Trung Hoa Dân Quốc hoặc Trung Cộng đă từ chối ra trước Toà án Công lư Quốc tế (ICJ), Toà án duy nhất trên thế giới có thẩm quyền xét xử về chủ quyền quốc gia. (2) Phải kiện Bắc Kinh vi phạm quyền-chủ-quyền và quyền-tài-phán lên Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) dựa vào án lệnh mà Toà đă phán ngày 12/07/2016 trong vụ Manila kiện Bắc Kinh. (3) Mọi quốc gia phải tuân thủ nghiêm chỉnh UNCLOS và phán quyết của PCA. (4) Các quốc gia duyên hải ĐNA nên đàm phán song hoặc đa phương tuỳ hiện t́nh để giải quyết t́nh trạng chồng lấn, nếu có, và hợp tác khai thác chung. Nhờ PCA phán xét nếu chưa thoả măn. Tổ chức tuần tiễu chung để trực tiếp giải quyết vi phạm quyền-chủ-quyền, ngăn chặn khủng bố, buôn lậu, cướp biển; hoặc nguy cơ nhen nhúm chiến tranh. (5) Bộ Quy tắc Ứng xử ở Biển Nam Trung Hoa (COC), sẽ được Trung Cộng và ASEAN đàm phán, phải có điều khoản ràng buộc pháp lư.

Chủ tịch Tập Cận B́nh đẩy mạnh chiến lược “bất chiến tự nhiên thành” thông qua các biện pháp quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hoá.

Đe doạ quân sự từ Bắc Kinh làm cho Tổng thống Phi Luật Tân Rodrigo Duterte phải bỏ rơi chiến thắng pháp lư năm 2016 để hy vọng trở thành “một tỉnh của Trung Cộng”, Thủ tướng Mă Lai Á Najib Razak lặng thinh khi chiến hạm của Bắc Kinh xâm phạm lănh hải; Bắc Kinh đưa tàu chấp pháp và dân quân biển quấy nhiễu việc chỉnh trang căn cứ trên đảo nhỏ Thị Tứ do Phi Luật Tân kiểm soát ở Spratly Islands (Trường Sa, Nam Sa); Xây dựng 7 đảo nhân tạo tại Nhóm đảo Nam Sa; Giàn khoan HD-981 được 100 tàu các loại hộ tống vào khảo sát trong EEZ của Việt Nam; Ngăn cản việc hợp tác khai thác dầu hoả trong EEZ của Việt Nam và Phi Luật Tân với các doanh nghiệp quốc tế (Hoa Kỳ, Nga, Tây Ban Nha); Tấn công, tịch thu ngư cụ và tài sản của ngư dân Việt Nam và Phi Luật Tân; Cắt cáp các tàu của Việt Nam và Phi Luật Tân khảo sát dầu khí trong vùng EEZ.

Tập Cận B́nh đưa ra chiêu bài “win-win” với các gói viện trợ, đầu tư, cho vay để cải thiện cơ sở hạ tầng kinh tế theo Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI). Thực tế, nó chứa nguy cơ “bẫy nợ” v́ các nước trong ASEAN bị thâm thủng mậu dịch với Trung Cộng và ngày càng rơi vào ṿng tay của “Chủ nghĩa Đế quốc Thực dân Kiểu mới” như phát biểu của Thủ tướng Mă Lai Á, Mahathir Mohamad khi công du Bắc Kinh. Mă Lai Á đă ngưng hai dự án quan trọng với Trung Cộng trị giá $22 tỉ. Chính phủ Thái Lan quyết định làm chủ 80% Dự án Đường sắt Cao tốc Bangkok với tỉnh Nakhon Ratchasima trị giá $5.7 tỉ nhằm nối Côn Minh đă tới Lào. ASEAN cần phải lưu ư đến chủ trương trốn thuế của Bắc Kinh khi di chuyển vốn, nhân công đến ASEAN có thể gây xáo trộn xă hội một cách mănh liệt và bị trừng phạt lây.

Nhằm thực hiện chính sách “phiên thuộc” nên Bắc Kinh t́m mọi cách làm ung thối nền tảng chính trị của ASEAN bằng cách quảng bá mô h́nh độc tài và văn hoá tham nhũng. Các dân tộc Mă Lai Á, Thái Lan, Indonesia, Phi Luật Tân đă phản đối quyết liệt trong khi Cambode và Lào đầu hàng, Myanmar nghiêng ngă khiến cho ASEAN khó chống lại các thủ đoạn gian manh của Trung Cộng.

Bắc Kinh đang kêu gọi “Á Đông là của người Á Đông” chẳng khác chính sách “Đại Đông Á” của Đế Quốc Nhật Bản thi hành từ nửa đầu của Thế kỷ 20. V́ thế, Bắc Kinh đă soạn thảo Khung cho COC nhằm buộc ASEAN phải chấp nhận sự chỉ huy mọi mặt từ Bắc Kinh theo tinh thần Khổng giáo. Chỉ cần Lào hoặc Cambode không đồng ư điều khoản ràng buộc trong COC th́ khát vọng của ASEAN sẽ tan thành mây khói.

Khát vọng ASEAN trở thành một lực lượng quan trọng ở Đông Nam Á khó thành sự thật nếu không thực hiện mô h́nh “thiểu số phục tùng đa số”. Bắc Kinh dễ dàng mua chuộc một thành viên th́ cái trứng do ASEAN ấp chẳng bao giờ nở.

Indonesia tuyên bố quyền-chủ-quyền “North Natuna Sea”, thiết lập khu vực đánh cá mà Bắc Kinh cũng tuyên bố là vùng chồng lấn. Việt Nam đang thúc đẩy một hiệp ước nhằm đặt “ngoài ṿng pháp luật = outlaw) nhiều hoạt động của Trung Cộng đang diễn ra ở SCS.

Tờ Forbes ngày 28/02/2019 nhận định “Trung Cộng muốn thống trị toàn vùng Indo-Pacific, buộc Hoa Kỳ phải ra đi để làm bá chủ quân sự, kinh tế, chính trị mà không bị thách đố”.

Hiệp ước Lực lượng Nguyên tử Tầm trung (INF) được Hoa Kỳ và Liên Sô kư kết năm 1987, nhưng, Trung Cộng đứng ngoài nên kiện toàn INF nhằm mở rộng “vùng chống tiếp cận và chống xâm nhập, A2/AD”. Không bị INF hạn chế, Hoa Thịnh Đốn có thể áp lực để các đồng minh Châu Á đặt hoả tiễn nguyên tử tầm trung trên lănh thổ bao quanh Trung Cộng.

Tổng thống Duterte lập lại nhiều lần câu hỏi “tại sao đồng minh Hoa Kỳ chẳng làm ǵ để ngăn chặn Trung Quốc xây đảo nhân tạo, quân-sự-hoá trong tầm pháo binh tới Phi Luật Tân”. Tại sao Duterte ỷ lại vào Mỹ mà không áp dụng phán quyết của PCA để chống lại Tập Cận B́nh?

Phát biểu tại Thủ đô Manila hôm 1 tháng 3-2019, Ngoại trưởng Mike Pompeo xác nhận Hoa Kỳ tôn trọng Hiệp ước Pḥng thủ Hỗ tương Phi-Mỹ năm 1951 được Ngoại trưởng Teodoro Locsin đáp lời “Tôi tin lư thuyết răn đe qua lời của Ngoại trưởng Pompeo”.

Dù cho 10 quốc gia trong ASEAN có đồng ḷng hợp sức cũng chưa bao giờ là đối thủ ngang sức với Trung Cộng. Do đó, phải cần đồng minh mạnh như Hoa Kỳ mới có thể răn đe Trung Cộng.

Châu Âu muốn phát triển và an ninh vẫn phải dựa vào chiếc dù che nguyên tử của Hoa Kỳ.

Đông Bắc Á phải dựa vào Đệ thất Hạm đội và 50,000 Thuỷ quân Lục chiến Mỹ đóng ở Nhật Bản và 28,000 lính Mỹ đồn trú ở Đại Hàn. Chiếc dù che nguyên tử của Hoa Kỳ như ông thần hộ mạng của Nhật Bản và Đại Hàn dù cho hai quốc gia này có lực lượng quân sự mạnh hơn khối ASEAN gộp lại.

Đông Nam Á có 600 triệu dân với triển vọng phát triển kinh tế nhanh chóng, nhưng, nếu đứng riêng rẽ, thiếu đồng minh, đối tác hùng hậu th́ nguy cơ nằm dưới sự thống trị của Chủ nghĩa Đế quốc Thực dân Kiểu mới chẳng c̣n xa.

Đại-Dương  

 

Trở lại