Biển Đông: Việt, Phi Chống TC

Vi Anh

Cái ǵ cũng phải phải phân phân thôi, quá lố làm sao chịu nổi, tức nước phải vỡ bờ. Chính qui luật đấu tranh của CS cũng nói sức ép càng nhiều, sức bật càng cao. T́nh h́nh Biển Đông đă đến lúc các nước láng giềng của TC hết chịu nổi TC với kiểu ăn ngang nói ngược, chiếm  biển cướp đảo của các nuớc láng giềng. Nạn nhân nặng nhứt là VNCS cùng ư thức hệ chánh trị với TC cũng hết chịu nổi TC. Phi luật tân với TT Duterte có lúc trở cờ bay qua Bắc Kinh la ó chống Mỹ cũng hết chịu nổi TC. Túi tham của TC là không đáy.

Thế cho nên  gần đây hai nạn nhân bị TC xâm lấn, xâm chiến biển đảo nhiều nhứt bắt đầu phản ứng chống TC. Tiêu biểu như  Việt Nam phản đối và bác bỏ lệnh của TQ cấm đánh bắt cá từ 1 tháng 5 đến ngày 16 tháng 8 mà TC đơn phương ban hành ở Biển Đông. Hà nội nói quyết định này của TC xâm phạm chủ quyền đối và các lợi ích pháp lư khác của Việt Nam trong vùng biển mà hai nước có tranh chấp. Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đơn phương loan báo lệnh cấm đánh bắt cá bắt đầu .

Hà nội  lên án nào tàu Trung Quốc cướp tài sản của ngư dân ở Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao CSVN khẳng định việc tàu Trung Quốc xua đuổi, thu tài sản ngư dân ở Hoàng Sa đă xâm phạm chủ quyền Việt Nam và luật quốc tế. Hội Nghề cá VNCS cũng phản đối Trung Quốc cướp mực của ngư dân Quảng Nam.

Hà nội tố cáo nào tàu công vụ Trung Quốc đă xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế, vi phạm Thoả thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai bên, đe dọa an toàn, tài sản của ngư dân Việt Nam đang hoạt động b́nh thường tại vùng biển này. Phát ngôn viên ngoai giao CSVN công khai tuyên bố trong cuộc họp báo, hài tội tàu Trung Quốc xua đuổi, thu tài sản và ngư cụ  tàu cá của VN ở quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

"Việt Nam kiên quyết phản đối hành động nêu trên của phía Trung Quốc, yêu cầu Trung Quốc xử lư nghiêm và có h́nh thức giáo dục các nhân viên tàu công vụ vi phạm, bồi thường thỏa đáng cho ngư dân Việt Nam, không để tái diễn các sự việc tương tự."

Mặt khác đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam hôm 19/6 đă phản đối trực tiếp với đại diện đại sứ quán Trung Quốc ở Hà Nội để phản đối và yêu cầu xác minh hành động của nhân viên tàu công vụ Trung Quốc. Bà Hằng nêu rơ Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lư và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của ḿnh đối với Hoàng Sa và Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế.

C̣n Hội nghề cá Việt Nam cụ thể tố cáo một tàu sắt sơn màu trắng mang số hiệu 46305, treo cờ Trung Quốc, cập đến áp sát, cho người leo lên tàu đe dọa tính mạng thuyền viên  và cướp hai tấn mực của ngư dân, trị giá hơn 250 triệu đồng của tàu cá Qna 91441 của ngư dân Quảng Nam ngày 2/6 đang ở cách đảo Tri Tôn thuộc quần đảo Hoàng Sa khoảng 22 hải lư th́  Hội Nghề cá Việt Nam ngày 10/6 có văn bản gửi Văn pḥng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Ngoại giao, Ban Đối ngoại Trung ương phản đối phía Trung Quốc cướp tài sản của tàu cá Quảng Nam.

Ngoài ra trong cuộc họp báo thường kỳ, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng trả lời câu hỏi của phóng viên đề nghị cho biết phản ứng của Việt Nam trước việc báo chí Đài Loan đưa tin hang không mẫu hạm  duy nhất của Trung Quốc đang đi vào biển Đông. “Việt Nam luôn theo dơi chặt chẽ các diễn biến trên biển Đông. Chúng tôi sẽ xác minh thông tin này”, bà Hằng nói.

Về thông tin đầu tháng này, chỉ huy lực lượng tuần duyên Mỹ ở Thái B́nh Dương cho biết lực lượng này sẽ tăng cường hoạt động trên biển Đông, bà Hằng cho biết Việt Nam đề nghị các nước tiếp tục có đóng góp tích cực, thiết thực vào việc duy tŕ hoà b́nh, ổn định, tôn trọng và thực hiện các nghĩa vụ pháp lư liên quan, thượng tôn pháp luật trên các vùng biển và đại dương.

Hăng tin CNN của Mỹ hôm 21/6 cho biết hăng này đă có được những h́nh ảnh vệ tinh cho thấy Trung Quốc vừa khai triển ít nhất 4 máy bay chiến đấu J-10 ra đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo Hoàng Sa đang tranh chấp với Việt Nam.

Theo CNN, những h́nh ảnh vệ tinh này được chụp hôm 19/6. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc khai triển máy bay J-10 ra các đảo do nước này kiểm soát ở Biển Đông.

Quần đảo Hoàng Sa đă từng do Việt Nam kiểm soát. Tuy nhiên, vào năm 1974, Trung Quốc đă mang quân ra chiếm quần đảo này và kiểm soát toàn bộ quần đảo từ đó đến nay.

C̣n Phi luật tân, nước bị TC chiếm biển đảo ít hơn CSVN bị, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nói trong một bài phát biểu hôm 4/4, rằng ông không có nhiều lựa chọn ngoài việc ra lệnh cho quân đội ‘chuẩn bị thực hiện các nhiệm vụ cảm tử’, nếu một ḥn đảo do Philippines kiểm soát bị đe dọa.

Trong một động thái hiếm hoi, Bộ Ngoại giao Philippines hôm 4/4 chỉ trích sự hiện diện của một số lượng lớn tàu Trung Quốc ở gần các đảo và băi đá thuộc quyền kiểm soát của Philippines trong Biển Đông. Bộ Ngoại giao nói sự hiện diện của các tàu Trung Quốc tại đó là bất hợp pháp.

Từ tháng 1 cho đến tháng 3 năm nay, quân đội Philippines theo dơi hơn 200 tàu Trung Quốc tại khu vực tranh chấp có tên Sandy Cay- Việt Nam gọi là đảo Sơn Ca, gần một ḥn đảo do Philippines chiếm đóng có tên là Pag-asa theo cách gọi của Philippines, Việt Nam gọi là đảo Thị Tứ.

Trong cuộc họp Thượng đỉnh ASEAN kỳ này các lănh đạo các nước ASEAN hôm 23/6 ra tuyên bố chung kêu gọi các nước kiềm chế trong các hoạt động của ḿnh ở Biển Đông để tránh làm phức tạp thêm t́nh h́nh.Tuyên bố chung như mọi năm không nêu tên cụ thể bất cứ nước nào có liên quan đến t́nh h́nh căng thẳng ở Biển Đông, nhưng tất cả đều thầm nghĩ nước đó là TC.

Tại Hội nghị Thượng đỉnh ASEAN lần thứ 34 diễn ra tại Bangkok hôm 23/6, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đă  cáo giác tàu cá Phi luật tân bị một tàu Trung Quốc đâm tại băi Cỏ Rong (Recto Bank) và cảm ơn thủy thủ đoàn Việt Nam đă cứu sống ngư dân Philippines bị bỏ mặc trên biển, theo trang Inquirer.

Có thể nói đây là thời điểm hai nước nạn nhân Việt và Phi hết chịu nổi TC, lên tiếng chống đối TC đă và đang cướp biển đảo của Việt Nam và Phi luật tân ở Biển Đông./.(VA)

 

Trở lại