TR̉ CHƠI CÂN NĂO TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

 Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

North Korea says it's a 'pipe dream' that it will give up nukes (USA Today)

North Korea nuclear issue faces critical phase early 2018 (Korea Times)

SOUTH KOREANS FEAR TRUMP MORE THAN KIM JONG UN (Newsweek)

North Korea rejects U.N. sanctions (Yonhap)

Korea Doesn't Need Chinese Tourists (Chosun Ilbo)

 

TR̉ CHƠI CÂN NĂO TRÊN BÁN ĐẢO TRIỀU TIÊN

                                     Đại-Dương

Suốt năm 2017, lời qua tiếng lại, có lúc vô vùng gay gắt, giữa Tổng thống Donald Trump và Lănh tụ Kim Chính Ân cũng chưa giải quyết được bài toán nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên.

Bắc Triều Tiên nhất quyết trở thành quốc gia nguyên tử. Hoa Kỳ cố triệt hạ tham vọng điên cuồng của B́nh Nhưỡng.

Trong năm 2017, B́nh Nhưỡng đă nhiều lần thử nghiệm hoả tiễn đạn đạo chiến thuật lẫn liên lục địa và nổ nguyên tử, kể cả loại bom khinh khí (nhiệt hạch) làm gia tăng mối đe doạ lên Đại Hàn, Nhật Bản, Hoa Kỳ.

Ít nhất đă có ba đời tổng thống Mỹ không ngăn cản được tham vọng thủ đắc vũ khí nguyên tử của B́nh Nhưỡng dù đă áp dụng các biện pháp ngoại giao, áp lực kinh tế.

Họ dựa quá nhiều vào Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa để thuyết phục B́nh Nhưỡng từ bỏ tham vọng vũ khí nguyên tử qua các cuộc đàm phán Sáu bên (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Trung Quốc, Nga, Bắc Triều Tiên) suốt sáu năm (2003-2009).

H́nh như Hoa Kỳ đă không thấy nguyên nhân sâu xa của Bắc Kinh và Mạc Tư Khoa là cần có thêm đồng minh nguyên tử để cân bằng chiến lược với Tây Phương. Danh sách các quốc gia nguyên tử gồm có Mỹ, Nga, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn, Israel, Pakistan, Bắc Triều Tiên (?). Đức, Ư, Hoà Lan, Thổ Nhĩ Kỳ, Bỉ có các Phi đoàn của Mỹ trang bị 222 đầu đạn nguyên tử.

Bắc Kinh, Mạc Tư Khoa, B́nh Nhưỡng áp dụng chiến thuật "đánh đánh, đàm đàm" tại bàn đàm phán "Sáu Bên" để mua thời gian cho Bắc Triều Tiên chế tạo vũ khí nguyên tử và hoả tiễn đạn đạo.

B́nh Nhưỡng biện minh cho lư do có vũ khí nguyên tử để chống hành động xâm lăng của Hoa Kỳ và đồng minh.

Thực tế, Hoa Kỳ, Đại Hàn, Nhật Bản thao dượt quân sự thường xuyên mang tính chất pḥng thủ, không hề bắn vào lănh thổ Bắc Triều Tiên lúc tập trận.

Ngược lại, Hộ tống hạm Cheonan PCC 772 của Đại Hàn hoạt động gần Hải giới với Bắc Triều Tiên đă bị nổ và ch́m hồi 26-03-2010 làm 46/104 thuỷ thủ đoàn bị chết gây ra vụ căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên mà cho tới nay hai bên Nam/Bắc vẫn chưa thống nhất về nguyên nhân. Ngày 23-10-2010, B́nh Nhưỡng pháo kích hai đợt vào đảo Yeonpyeong của Đại Hàn nên bị phản pháo.  

Dư luận thế giới, đặc biệt trong vùng Châu Á, rất sợ chiến tranh nên bị động trước mọi hành vi đe doạ, khiêu khích từ Bắc Triều Tiên được sự bảo trợ của Trung Quốc và Nga.

Donald Trump phối hợp mọi biện pháp cần thiết, kể cả áp lực quân sự nhằm buộc Kim Chính Ân chấp nhận giải pháp phi-nguyên-tử trên Bán đảo Triều Tiên.

Giải pháp khả thi khi Nhật Bản và Đại Hàn được trang bị vũ khí nguyên tử chiến thuật để làm cân bằng nỗi sợ hăi tại Đông Bắc Á sẽ buộc Trung Quốc và Bắc Triều Tiên chấp thuận giải pháp phi-nguyên-tử trên Bán đảo Triều Tiên. Hoa Thịnh Đốn, Hán Thành, Tokyo đang nghiên cứu dự án tái trang bị vũ khí nguyên tử chiến thuật cho Đại Hàn và Nhật Bản.

Hôm 23-12-2017, tất cả 15 thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc thông qua Nghị quyết UNSCR 2397 cấm vận kinh tế Bắc Triều Tiên nghiệt ngă hơn trước với chủ đề "Thế giới muốn Hoà b́nh, không Chết chóc" tiếp theo các Nghị quyết 2375, 2371, 2356 trong năm 2017.

UNSCR 2397 cấm xuất cảng 89% lượng dầu hoả đă lọc vào Bắc Triều Tiên. B́nh Nhưỡng nhập 500,000 thùng diesel, dầu hoả mỗi năm và 4 triệu thùng dầu thô.

Nghị quyết cũng đ̣i hỏi các quốc gia thành viên LHQ phải chặn bất cứ loại tàu nào định chuyển dầu vi phạm UNSCR 2397.

Nhằm ngăn chặn sự phát triển nhanh chóng của hoả tiễn đạn đạo nên UNSCR 2397 cấm xuất cảng vào Bắc Triều Tiên các loại máy móc hạng nặng và thiết bị kỹ nghệ mới nhất.

Cấm xuất cảng vào Bắc Triều Tiên các thứ kim loại, sắt, thép dùng trong ngành hàng không dân sự.

Quy định thời hạn hai năm để các quốc gia thành viên LHQ trục xuất hết lao động Bắc Triều Tiên làm việc ở hải ngoại.

Thêm vào danh sách cấm nhập cảng hàng hoá tới Bắc Triều Tiên được quy định trong các nghị quyết đă có. Đồng thời, ngăn B́nh Nhưỡng xuất cảng các loại tương tự.

B́nh Nhưỡng tuyên bố "Chúng tôi sẽ gia tăng hơn nữa khả năng răn đe nguyên tử nhằm xoá sạch các mối đe doạ nguyên tử và hành vi thù địch của Hoa Thịnh Đốn để thiết lập t́nh trạng cân bằng lực lượng với Hoa Kỳ".

Trưởng văn pḥng của Tờ Los Angeles Times ở Hán Thành được bốn năm nhận xét hôm 24 tháng 12 "Đa số dân tin Quân đội có thể mạnh hơn và thắng Bắc Triều Tiên. Ngược lại, họ rất sợ và khinh Trump hơn Kim".

Sự thực, năm 1950 với gần 1.4 triệu chí nguyện quân Trung Quốc kép theo 266,000 binh sĩ Bắc Triều Tiên đă đẩy Quân đội Đại Hàn xuống tận cùng miền Nam mà tan ră. Chỉ có Quân đội Mỹ mới đẩy lùi quân xâm lăng trở về phía Bắc vĩ tuyến 38, khôi phục lại Đại Hàn và ǵn giử an ninh để nước này lập kỳ tích kinh tế, kỹ thuật.

Báo chí thiên tả thế giới từng mạ lị người Việt Nam ở phía Nam sông Bến Hải, tán tụng chế độ cộng sản miền Bắc nên dân tộc khốn khổ này mới bị d́m vào địa ngục trần gian hơn 42 năm mà chưa thấy ánh sáng cuối đường hầm!

Cả Trung Quốc có 270 vũ khí nguyên tử chỉ được bố trí tại Hoa Lục và Bắc Triều Tiên ước tính có 8 quả bom c̣n quá thô sơ nên chưa đủ khả năng khống chế Hoa Kỳ sẽ khó tồn tại trước 6,800 đầu đạn nguyên tử mà siêu cường duy nhất bố trí khắp thế giới.

Mạc Tư Khoa và Bắc Kinh đều sợ mất trái độn phía Nam nếu xảy ra chiến tranh với Hoa Kỳ, Đại Hàn, Nhật Bản. Trung Quốc, Nga không muốn lực lượng của Liên quân Hoa Kỳ áp sát biên giới nên phải cay đắng ủng hộ Nghị quyết UNSCR 2397.

Kẻ nào nhát sẽ bị ma ám ảnh. Ai mạnh ma sẽ biến mất.

                                  Đại-Dương  

Trở lại