BIDEN LÚNG TÚNG TRƯỚC CÁC BIẾN CỐ QUỐC TẾ và QUỐC NỘI

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

Schumer rips 'MAGA' Supreme Court after 9-0 vote on EPA waters rule (Fox News)

Asia Is Keeping Russian Energy Profitable, But For How Long? (OIL PRICE & ENERGY OIL)

U.S. Navy Steps Up Efforts to Curb Iran’s Ship Seizures in Strait of Hormuz (NYT)

China’s “Blue Dragon” Strategy in Indo-Pacific Makes America and India Restless (National Interest)

U.S.-China economic talks resume while defense dialogue stalls (Nikkei)

 

BIDEN LÚNG TÚNG TRƯỚC CÁC BIẾN CỐ QUỐC TẾ và QUỐC NỘI

Đại-Dương

Hôm 25/5/2023, Lãnh đạo Đa số Thượng viện Chuck Schumer đã chỉ trích phán quyết 9-0 của Tòa án Tối cao nhằm thu hẹp định nghĩa của Cơ quan Bảo vệ Môi trường (EPA) về Vùng biển của Hoa Kỳ trong mục đích điều chỉnh các vùng nước.

Quyết định này đã đảo ngược nỗ lực của Chính quyền Biden nhằm điều chỉnh các vùng đất ngập nước, hồ, ao, suối và các tuyến đường thủy vốn dựa trên việc mở rộng thẩm quyền của EPA theo Đạo luật Nước sạch (CWA).

Chuck Schumer nổi điên: “Tối cao Pháp viện MAGA này đang tiếp tục làm xói mòn Luật Môi Trường của đất nước chúng ta. Đừng nhầm lẫn - phán quyết này sẽ có nghĩa là nước bị ô nhiễm nhiều hơn và phá hủy nhiều vùng đất ngập nước hơn”.

Gần 200 Nhà Lập pháp Cộng Hoà đã góp phần bảo vệ nông dân và chủ trang trại hoạt động hợp pháp.

Khủng hoảng dầu hoả toàn cầu do Châu Âu và Chính quyền Joe Biden gây ra: (1) Châu Âu quyết định xây đường ống dẫn khí đốt từ Nga sang bất chấp lời cảnh cáo của Tổng thống Donald Trump. (2) EU từ chối mua khí đốt sạch của Hoa Kỳ vì giá cao hơn Nga. (3) Mạc Tư Khoa xâm lược Ukraine làm vỡ kế hoạch mua khí đốt của Nga. (4) Đức phải xây hai nhà máy tiếp nhận khí đốt từ Hoa Kỳ và các Tiểu vương Quốc Ả Rập Thống nhất. Hoa Kỳ và vài nước khác tái khởi động các nhà máy điện hạt nhân. (5) Giá dầu hỏa tăng như pháo thăng thiên đã ảnh hưởng tới sản xuất và cuộc sống. Tổ chức các nước Xuất cảng dầu hoả (OPEC) và OPEC + (do Nga cầm đầu) hồi sinh và đẩy giá dầu 50 lên 120 USD/thùng đã tạo ảnh hưởng lên Cuộc sống xuống cấp của nhân loại. Dân nghèo, đặc biệt tại các nước chậm phát triển phải dùng bất cứ thứ gì có thể nấu nướng và sưởi ấm. Hoạt động sản xuất trì trệ kéo theo nạn đói gia tăng khắp thế giới.

Tổng thống Vladimir Putin tiến hành việc tập trận hàng trăm ngàn binh sĩ tại biên giới phía Bắc của Ukraine nhân dịp vận động bầu cử nhiệm kỳ hai của Tổng thống Donald Trump.

Chính quyền Barack Obama-Joe Biden đã để cho Nga cưỡng đoạt Bán đảo Crimea của Ukraine năm 2014 mà chỉ có trừng phạt chiếu lệ. Đồng thời, Putin cũng giúp người Ukraine gốc Nga lập 3 khu tự trị tại Miền Nam Ukraine. Nội chiến Ukraine quyết liệt và dai dẳng.

Sau khi đắc cử, Tổng thống Trump đã giúp Ukraine buộc Putin phải rút chuyên viên về Mạc Tư Khoa và đình chiến sau khi nội chiến đã làm chết 14,000 người.

Tổng thống Ba Lan, Andrzej Duda đã thoả thuận với Donald Trump sẽ xây một căn cứ quân sự trị giá 2 tỉ USD để quân Mỹ đồn trú. Năm 2020, Trump tuyên bố sẽ rút hơn 9,000 trong số 30,000 lính Mỹ ở Đức để đồn trú tại Ba Lan. Chính phủ Đức và hầu hết các quốc gia Châu Âu chống đối kịch liệt nên Mỹ đành tạm ngưng.

Trước khi tới Ba Lan dự Hội nghị NATO liên quan đến áp lực của Nga đè nặng lên Ukraine, đột nhiên Tổng thống Biden tuyên bố “Hoa Kỳ không đưa quân vào Ukraine” như một lời thúc giục Tổng thống Nga, Vladimir Putin hành động.

Biden đã biến một cuộc tranh chấp giữa Nga và Ukraine thành cuộc chiến ảnh hưởng trực tiếp tới Nga, Mỹ, Châu Âu và gián tiếp khắp toàn cầu.

Hoa Kỳ và Châu Âu trừng phạt dầu hoả và khí đốt Nga đã thất bại chua cay khi Mạc Tư Khoa hạ giá dầu khiến cho thế giới ùn ùn mua nhiên liệu hóa thạch từ Nga. Trung Cộng, Ấn Độ và nhiều nước khác mua tối đa. OPEC và OPEC + khôi phục quyền lực khi Joe Biden trở thành Tổng thống Hoa Kỳ thứ 46 trong khi Liên Âu chạy khắp thế giới để mua dầu hoả, khí đốt chuẩn bị cho Mùa Đông rét buốt.

OPEC tăng giá dầu hoả lên 120 USD/thùng. Biden xuất dầu từ kho “Dự trữ dầu mỏ chiến lược của Hoa Kỳ, SPR” nhiều lần nhằm ổn định giá dầu hoả thế giới. OPEC cắt giảm lượng dầu xuất cảng để giữ giá dầu hoả. Hai tổ chức này đang chuẩn bị tăng giá dầu thô.

Biden làm mất đồng minh năng lượng và chính trị: Ả Rập Xê-út. Tương lai Trung Đông đang rơi vào tay Tập-Putin-Iran-ARập Xê-út.

Chưa ai tiên đoán được cuộc chiến Nga-Ukraine chừng nào chấm dứt trong khi Hoa Kỳ và NATO ngày càng cạn kiệt vũ khí dự trữ mà chưa thấy kế hoạch bổ sung.

Trên phương diện chiến lược, Chính quyền Joe Biden-Kamala Harris ở vào thế “Hạ Phong”: (1) Do giáp giới với Ukraine nên Putin có khả năng ra lệnh tấn công đột ngột bất cứ lúc nào hoặc giai đoạn nào mà bên ngoài biết đến cũng là chuyện đã rồi. Quân đội Nga có 850,000 binh sĩ và 250,000 trừ bị so với 196,600 và 900,000 của Ukraine. Vũ khí của Nga tương đương với Hoa Kỳ trong khi Ukraine phải dựa vào NATO. Nền kinh tế Nga khó bị phong tỏa do có nhiều tài nguyên thiên nhiên mà Cộng đồng Quốc tế rất cần để phát triển. Putin độc tài nên mọi quyết định khó bị dân chúng bác bỏ. Hợp tác giữa Điện Cẩm Linh và Bắc Kinh ngày càng khăng khít theo nghĩa đồng minh sống chết có nhau. Vladimir Putin ôm tham vọng siêu cường song song với Hoa Kỳ phải chờ Biden tái cử. (2) Hoa Kỳ cách xa Nga nửa vòng trái đất nên thường phản ứng trước một sự kiện đã rồi. Chính quyền Obama-Biden bó tay (hoặc phản đối không-hiệu-quả) khi Putin cưỡng đoạt Bán đảo Crimea năm 2014. Obama trục xuất Putin khỏi G8. Tổng thống Trump đề nghị phục hồi địa vị cho Nga ở G8 bị Liên Hiệp Châu Âu (EU) bác bỏ khiến cho giải pháp ngoại giao không thể áp dụng. (3) Tổng thống Ronald Reagan (1981-1989) chỉ sử dụng biện pháp ngoại giao đã làm sụp đổ toàn bộ Đệ Tam Quốc Tế thành hình từ đầu thế kỷ thứ 20. Lợi dụng Tổng thống George W. Bush ở vào “giai đoạn vịt què” tháng 8/2008, Putin tấn công cựu chư hầu Georgia (Gruzia) buộc Hoa Kỳ phải dàn xếp một sự nhượng bộ để Nga có 2 khu tự trị South Ossetia và Abkhazia (đều nói tiếng Nga). Từ đó đến nay, tình hình Gruzia không có gì thay đổi. Ý đồ mở rộng NATO và khả năng lãnh đạo Thế giới của Joe Biden quá tầm thường khiến Putin hy vọng sẽ lôi Ukraine trở lại với nước Nga.

Trong bài “Henry Kissinger and Ending the Conflict Over Ukraine” của Giáo sư Damjan Krnjević Mišković trên The National Interest ngày 6 tháng 6 năm 2022 nêu lên các nhận xét thấu đáo từ các nhận định của chính trị gia lão thành Henry Kissinger về chấm dứt cuộc xâm lược tại Ukraina: (1) Tại Hội nghị thượng đỉnh vì dân chủ năm 2021, Chính quyền Biden coi các chế độ Nga và Trung Quốc, kể cả các chế độ chuyên quyền khác bị xác định bất-hợp-pháp. Gần đây, Hội đồng Đại Tây Dương (Atlantic Council’) nhận định: chiến lược của phương Tây trong cuộc xung đột ở Ukraine là “gây ra nỗi đau tối đa mà không cần can dự quân sự trực tiếp”. (2) Khó thuyết phục rằng một quốc gia phụ thuộc gần như hoàn toàn vào súng, đạn và do thám từ các cường quốc cung cấp là có chủ quyền hoặc độc lập hoàn toàn. Từ đó, Điện Cẩm Linh cáo buộc vụ xung đột ở Ukraine có thể dẫn tới Chiến tranh Uỷ nhiệm giữa Phương Tây và Nga. (3) Từ thời Thucydides đã tóm tắt: Lịch sử không bao giờ kết thúc; Tương lai không chắc chắn; Chính trị quyền lực không bao giờ biến mất; Không có nguyên nhân chính trị nào thực sự công bằng.

Thực tế, Nga đang có nhiều yếu tố thắng Ukraine hơn Hoa Kỳ vì có chung biên giới nên có thể tràn vào bất cứ lúc nào. Ukraine có 17.3% dân Nga, 4 khu tự trị được vũ trang dưới sự bảo trợ từ Mạc Tư Khoa.

Giải pháp ngoại giao tồn tại ở Georgia từ năm 2008 đến nay vẫn tiếp diễn có khiến cho Tổng thống Joe Biden và NATO thức tỉnh chưa?

Đại-Dương

 

Trở lại