BIỂN NAM TRUNG HOA: Chiến trường Tương lai?

Đại-Dương

Tài liệu tham khảo:

“Mắt thần” Mỹ theo dơi hoạt động trái phép của tàu Trung Quốc trên Thái B́nh Dương (RFI)

US, Japan and Australia plan joint navy drills in disputed SCS, Philippine officials say (AP)

South China Sea: China warns of external influence in lead-up to code of conduct talks (SCMP)

Taiwan details China drills, V-P William Lai says election not China’s to call (Strait Times)

 

BIỂN NAM TRUNG HOA: Chiến trường Tương lai?

Đại-Dương

T́nh h́nh trên Biển Nam Trung Hoa (SCS) có lợi nhất cho Bắc Kinh vào thời kỳ Barack Obama-Joe Biden (2008-2016) và Joe Biden-Kamala Harris (2021-)

Chủ tịch Tập Cận B́nh phải chật vật đối phó với Tổng thống Donald Trump mà không bao giờ ở vào thế thượng phong trước những quyết định bất ngờ mà hợp lư của một vị doanh nhân trở thành nhà lănh đạo siêu cường duy nhất trên Địa cầu.

Hội nghị 6 bên (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Đại Hàn, Bắc Triều Tiên, Nga, Trung Quốc) nhằm giải quyết mối nguy cơ vũ khí hạt nhân trên Bán đảo Triều kéo dài lê thê và tốn kém qua các đời Tổng thống Bill Clinton, George W. Bush, Barack Obama với kết quả tiền mất tật mang về phía Mỹ-Nhật-Hàn. Mối đe dọa tàn lụi khi Donald Trump đắc cử chức vụ Tổng thống Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ.

Tổng thống Donald Trump phô trương sức mạnh quân sự tuyệt đối trước cửa nhà Chủ tịch Bắc Hàn, Kim Jong-un để dàn xếp việc giải giới nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên. Họ thoả thuận gặp nhau tại Tân Gia Ba và Hà Nội rất vui vẻ, thân thiện. Trump không tốn tiền mua chuộc Bắc Hàn như các vị tiền nhiệm mà vẫn làm giảm mối căng thẳng nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên. Tổng thống Trump đơn thân, độc mă bước qua biên giới Nam-Bắc Triều Tiên theo kiểu đánh đu với tử thần mà chưa có lănh tụ quốc gia nào dám làm để dắt Kim Jong-un tới Bàn Môn Điếm gặp Tổng thống Đại Hàn Moon Jae-in đàm phán về ḥa giải dân tộc. Tổng thống Trump lên trực thăng đi lo chuyện khác.

Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận B́nh mất vai tṛ thầy dùi nên ép buộc Kim đặt lại điều kiện Hội đàm 6 bên nên Tổng thống Trump chấm dứt kiệu đàm phán vô bổ. T́nh h́nh trên Bán đảo Triều Tiên có ấm lên một chút, nhưng, Đàm phán 6 bên vẫn không diễn ra dù cho Kim đă gửi nhiều thư mời Trump mà không được phúc đáp.

Từ khi Joe Biden trở thành Tổng thống thứ 46 Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ th́ Kim Jong-un công khai thái độ cực đoan đối với Hàn Quốc và Nhật Bản. Hết thử hoả tiễn các loại tới tấp và tập trận Hải quân trên Biển Đông Trung Hoa cùng với những lời đe dọa nghiêm trọng tới Đại Hàn và Nhật Bản.

Biden nhiều lần van xin gặp nhau vô điều kiện. Kim không thèm trả lời trong khi cô em gái chửi bằng ngôn ngữ hàng tôm, hàng cá. B́nh Nhưỡng tuyên bố đă có 40 vũ khí hạt nhân, xếp hạng chót trong danh sách các quốc gia có vũ khí hạt nhân.

Căng thẳng trên Biển Đông Trung Hoa ngày càng găng buộc Tổng thống Đại Hàn Yoon Suk Yeol và Thủ tướng Nhật Bản, Fumio Kishida dẹp quá khứ đau thương giữa hai dân tộc để “ép Tổng thống Joe Biden” phải chấp nhận h́nh thức NATO mini ở Đông Bắc Á.

Tổng thống Vladimir Putin và Chủ tịch Tập Cận B́nh thấy bị gạt sang bên lề giải pháp trên Biển Đông Trung Hoa. Putin và Tập không c̣n ưu thế đe dọa Nhật Bản, Đại Hàn, Đài Loan trên Biển Đông Trung Hoa như đă từng có.

Vị thế Đài Loan được vững chăi hơn khi Biển Đông Trung Hoa được Bộ ba Nhật Bản-Đại Hàn-Hoa Kỳ áp dụng đúng nội dung của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS).

Từ lâu, Cộng đồng Quốc tế đă tố cáo tàu cá của Trung Quốc thường xuyên đánh cá trộm trên các vùng biển không thuộc chủ quyền của họ ở khắp thế giới. Nhưng, các nước chủ nhà không đủ điều kiện lấy chứng cớ hoặc đánh đuổi nên đội thuyền đánh cá Trung Quốc tha hồ càn quét hải sản của nước khác.

Tổng thống Donald Trump đă bố trí hai Khu trục hạm đồn trú tại Tân Gia Ba để tuần tra trên Biển Nam Trung Hoa. Khi Lực lượng Tuần duyên Tác chiến Hoa Kỳ đă được bổ sung các Chiến hạm Tác chiến Cận duyên (LCS) được trang bị tương đương với Khu trục hạm. LSC đóng ở Tân Gia Ba thay thế cho các Khu trục hạm sẵn sàng đối diện với Lực lượng Hải cảnh Trung Quốc đang đe dọa các hoạt động hợp pháp của ngư dân các quốc gia duyên hải Đông Nam Á. Đồng thời, cũng giám sát hoạt động đánh bắt cá lậu của các tàu cá đồ sộ của Trung Quốc.

Đội tàu cá Trung Quốc hùng hậu nhất thế giới, được trang bị những máy kéo, thiết bị sóng âm, và lưới đánh cá khổng lồ, có những chiếc lớn gấp đôi tàu tuần tra hải quân thông thường. Báo cáo từ Overseas Development Institute cho thấy hơn 17,000 tàu cá Trung Quốc tham gia hoạt động bất-hợp-pháp trên vùng nước các quốc gia khác. Đài Loan và Hàn Quốc cọng lại chỉ có khoảng 2,500 chiếc. Từ 2010-2019, tàu mang cờ hoặc thuộc sở hữu của Bắc Kinh dính líu tới 21% số hoạt động đánh cá bất-hợp-pháp toàn cầu.

Bắc Kinh sử dụng Đội tàu cá như một lực lượng bán-quân-sự để lấn áp các tàu cá trên Biển Nam Trung Hoa về hành nghề đồng thời xác định chủ quyền biển của Trung Quốc. Nhiệm vụ chính của đội tàu này là càn quét cá trên đại dương cũng như trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ) của các quốc gia khác.

Tàu của Trung Quốc trên Biển Đông Nam Á thường vô hiệu hóa hệ thống nhận dạng tự động (AIS) để che giấu tung tích.

Hoa Kỳ bắt đầu triển khai 3 chiếc Global Hawk luân phiên có thể giám sát 24/7 mọi hoạt động trái phép của tàu Trung Quốc trên Thái B́nh Dương. Như thế, các quốc gia duyên hải Đông Nam Á có cơ hội giám sát và đối phó với mọi loại tàu của Trung Quốc trên Biển Nam Trung Hoa.

Mắt Thần của Hoa Kỳ đang phơi bày các hoạt động trái phép của bất cứ nước nào trên Biển Nam Trung Hoa.

Tổng thống Joe Biden sắp sửa kư thỏa thuận đối tác chiến lược với Việt Nam trong nỗ lực chống lại Trung Quốc (trên lư thuyết). Chính quyền Obama-Biden đă xoay trục sang Châu Á Thái B́nh Dương và Tổng thống Barack Obama từng thăm Việt Nam, nhưng, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng gắn bó chặt chẽ với Trung Quốc. Khi Tập Cận B́nh được phê chuẩn nhiệm kỳ thứ ba đă mời Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng làm vị khách đầu tiên. Việt Nam đi dây, nhưng, bao giờ cũng nghiêng về phía Bắc Kinh và moi tiền Hoa Thịnh Đốn. Cần chấm dứt hành động vỗ béo cho tay sai của Bắc Kinh.

Bộ trưởng Ngoại giao Vương Nghị vừa kêu gọi Việt Nam giữ vững lư tưởng Cộng sản vừa quân-sự-hoá đảo Tri Tôn cách đảo Lư Sơn của Việt Nam 121 hải lư và cách đảo Hải Nam 168 hải lư.

Vương nói với Phó thủ tướng Trần Lưu Quang “hai bên nên chuẩn bị cho giai đoạn tiếp theo của mối quan hệ ở tầm cao mới” nhằm làm lu mờ hoạt động tại đá Tri Tôn (nếu gọi đúng theo Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982 - UNCLOS).

Một số ư kiến cho rằng không thể xây dựng Tri Tôn thành một đảo nhân tạo có thể khó phù hợp với tham vọng vô bờ của Trung Quốc.

Bắc Kinh từng xây dựng một số đảo nhân tạo ở Trường Sa trên các ḥn đá ch́m dưới mặt nước.

Việt Nam hăy cảnh giác và t́m biện pháp hữu hiệu nào để ngăn chặn Bắc Kinh. Nếu không, mối đe dọa tới nền an ninh quốc gia ngày càng trầm trọng và khó gỡ.

Bắc Kinh đang khua chiêng gióng trống về tái đàm phán Bộ Ứng Xử trên Biển Nam Trung Hoa (COC), nhưng, không công nhận phán quyết ngày 12/7/2012 của Toà án Trọng tài Thường trực về Luật Biển (PCA) và chẳng xoá bỏ Đường 9 đoạn trên Biển Nam Trung Hoa.

Có thể, Bắc Kinh dùng bàn đàm phán COC để nhanh chóng biến Tri Tôn thành một tiền đồn vững chắc trang bị tối tân vừa đe dọa Việt Nam vừa bảo vệ Hoàng Sa.

Người Việt Nam nên nhớ: Chính phủ Barack Obama-Joe Biden đă để cho Bắc Kinh đưa Giàn khoan nước sâu HD-981 khảo sát, thăm ḍ trong Vùng Đặc quyền Kinh tế (EEZ của Việt Nam suốt hai tháng trường. Đồng thời, không chống Bắc Kinh xây 7 đảo nhân tạo trong Nhóm đảo Trường Sa (Spratly, Nam Sa) và quân-sự-hoá toàn bộ Biển Nam Trung Hoa.

Nhân chuyến thăm chính thức Hoa Kỳ của Chủ tịch Tập Cận B́nh năm 2015, Tổng thống Obama hỏi về ư đồ quân-sự-hoá Biển Nam Trung Hoa được nghe Tập xác nhận “không”.

Nhưng, ngay sau đó, Tập biến Đảo Tây Sa (Hoàng Sa, Paracel Islands) và Đảo Nam Sa (Trường Sa, Spratly Islands) thành Quận Đảo có chính quyền, quân đội, cư dân.

Hà Nội chào mừng Biden sắp kư Thỏa thuận Đối tác Chiến lược với Việt Nam bằng cách biến Đảo Tri Tôn thành tiền đồn vững chắc trên Biển Nam Trung Hoa.

Đại-Dương  

Trở lại