Binh
pháp trường kỳ cho Đài Loan – Tại sao
giải pháp tốt nhất là không có giải pháp
Jude
Blanchette & Ryan Hass Đỗ Kim Thêm dịch |
Từ 70 năm nay, Trung Quốc và Hoa Kỳ
đă thu xếp để tránh được thảm
họa đối với Đài Loan. Nhưng các chính
giới của Hoa Kỳ đang đồng thuận là
nền ḥa b́nh này có thể không kéo dài lâu hơn
nữa. Hiện nay, giới phân tích và hoạch định
chính sách lập luận là Mỹ phải sử
dụng tất cả sức mạnh quân sự để
chuẩn bị cho cuộc chiến với Trung Quốc
ở eo biển Đài Loan. Vào tháng mười năm
2022, Mike Gilday, Chỉ huy trưởng Hải quân Hoa
Kỳ, cảnh báo rằng Trung Quốc có thể đang
chuẩn bị xâm chiếm Đài Loan trước năm
2024. Các dân biểu Quốc hội, bao gồm Seth Moulton,
dân biểu đảng Dân Chủ và Mike Gallagher, dân
biểu đảng Cộng Ḥa, đă lặp lại
quan điểm của Gilday. Có những lư do vững chắc để Hoa
Kỳ tập trung vào việc bảo vệ Đài Loan.
Quân đội Hoa Kỳ bị ràng buộc bởi Đạo
luật Quan hệ Đài Loan (Taiwan Relations Act) năm 1979
để duy tŕ khả năng chống lại việc
sử dụng vũ lực hoặc ép buộc đối
với Đài Loan. Washington cũng có những lư do
mạnh mẽ về chiến lược, kinh tế và
đạo đức để giữ vững khi thay
mặt cho ḥn đảo. Là một nền dân chủ hàng
đầu ở trung tâm châu Á, Đài Loan nằm ở
vị trí cốt lơi của chuỗi giá trị trong toàn
cầu. An ninh của Đài Loan là một lợi ích cơ
bản cho Hoa Kỳ. Tuy nhiên, cuối cùng, Washington phải đối
mặt với một vấn đề chiến lược
với yếu tố pḥng thủ, không phải là
vấn đề quân sự với một giải pháp
quân sự. Hoa Kỳ càng thu hẹp trọng tâm nhắm
vào các giải pháp quân sự, th́ rủi ro đối
với các lợi ích của Hoa Kỳ cũng như
đối với lợi ích của các đồng minh
và Đài Loan càng lớn. Trong khi đó, các binh pháp
chiến tranh được đề ra tại Lầu
Năm Góc và các Học viện nghiên cứu ở
Washington có nguy cơ chuyển hướng tập trung
từ những mối đe dọa gay gắt nhất
trong ngắn hạn và các thách thức mà Bắc Kinh
đưa ra. Chuẩn mực duy nhất mà chính sách của
Hoa Kỳ nên đánh giá là liệu Hoa Kỳ có giúp duy
tŕ ḥa b́nh và ổn định ở eo biển Đài
Loan không, không phải liệu là Hoa Kỳ có giải
quyết được vấn đề Đài Loan
một lần và măi măi hay giữ Đài Loan vĩnh
viễn trong phe của Hoa Kỳ không. Một khi nh́n theo
cách này, mục đích thực sự trở nên rơ ràng:
thuyết phục các nhà lănh đạo Bắc Kinh và
Đài Bắc rằng thời gian đang đứng
về phía họ khi ngăn chặn xung đột.
Mọi thứ mà Hoa Kỳ nên thực hiện là hướng
tới mục tiêu đó. Để giữ ǵn ḥa b́nh, Hoa Kỳ phải
hiểu điều ǵ thúc đẩy sự lo lắng
của Trung Quốc, đảm bảo rằng Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận B́nh không bị ép
lui vào chân tường và thuyết phục Bắc Kinh
rằng sự thống nhất thuộc về một tương
lai xa vời. Việc thống nhất cũng phải
triển khai một sự hiểu biết mang nhiều
sắc thái hơn về các tính toán hiện tại
của Bắc Kinh, một cách tính toán vượt ra ngoài
suy đoán đơn giản và không chính xác mà ông
Tập đang tăng tốc các kế hoạch xâm lược
Đài Loan. Hỗ trợ cho Đài Loan sẽ củng
cố không chỉ về mặt an ninh, mà c̣n cả
khả năng chống trả và sự thịnh vượng
của ḥn đảo. Hỗ trợ Đài Loan cũng
sẽ đ̣i hỏi các việc đầu tư
mới của Mỹ trong các công cụ mà nó mang
lại lợi ích cho ḥn đảo ngoài lĩnh vực
quân sự, bao gồm một chiến lược răn
đe toàn diện hơn nhằm đối phó với các
chiến thuật cưỡng chế không rơ
rệt của Bắc Kinh. Giới phê b́nh có thể cho rằng phương
cách này bỏ qua những vấn đề khó khăn
trong nền tảng của cuộc đối đầu,
nhưng đó chính là vấn đề: đôi khi, chính
sách tốt nhất là tránh mang lại những thách
thức khó giải quyết thay vào đó là tŕ
hoản và né tránh giải quyết vấn đề. Thay
đổi trên mặt biển Trong những năm cuối của nội
chiến Trung Quốc 1945-49, phe Quốc Dân Đảng
thua cuộc đă rút lui về Đài Loan, thiết
lập một hiệp ước pḥng thủ hỗ tương
với Hoa Kỳ vào năm 1954. Tuy nhiên, năm 1979,
Washington đă cắt đứt những mối quan
hệ đó để có thể b́nh thường hóa
quan hệ với Bắc Kinh. Kể từ đó, Hoa Kỳ đă nỗ
lực giữ ḥa b́nh ở eo biển Đài Loan
bằng cách ngăn chặn hai hành động có
thể dẫn đến xung đột hoàn toàn: Đài
Bắc tuyên bố độc lập và Bắc Kinh cưỡng
chế thống nhất. Đôi khi, Hoa Kỳ đă
kiềm chế Đài Loan khi lo ngại là ḥn đảo
này đang tiến quá gần đến nền độc
lập. Năm 2003, Tổng thống George W. Bush đứng
bên cạnh Thủ tướng Trung Quốc Ôn Gia
Bảo và công khai phản đối "những b́nh
luận và hành động" do Đài Bắc đề
xuất mà Hoa Kỳ coi là gây bất ổn. Vào
những thời điểm khác, Hoa Kỳ đă
thể hiện sức mạnh quân sự trước
Bắc Kinh, như đă làm trong cuộc khủng
hoảng ở eo biển Đài Loan vào năm 1995-96, khi
Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton gửi một hàng
không mẫu hạm đến vùng biển ngoài khơi
Đài Loan để đáp trả một loạt các
vụ thử nghiệm hoả tiễn của Trung
Quốc. Những lời tuyên bố trấn an cũng là
quan trọng đối với phương sách của
Hoa Kỳ. Đối với Đài Loan, Hoa Kỳ đă
cam kết chính thức theo Đạo luật Quan hệ
Đài Loan năm 1979 về việc "giữ ǵn và thúc
đẩy các mối quan hệ rộng lớn, gần
gũi và thân thiện về thương mại, văn
hóa và các mối quan hệ khác" với Đài Loan và
cung cấp vũ khí pḥng thủ cho ḥn đảo. Đối
với Bắc Kinh, Hoa Kỳ đă liên tục tuyên
bố, không ủng hộ sự độc lập
của Đài Loan, kể cả trong Chiến lược
An ninh Quốc gia năm 2022. Mục tiêu là tạo ra
khoảng cách biệt cho Bắc Kinh và Đài Bắc
đ́nh hoăn vô thời hạn việc xung đột
hoặc đạt được một số giải
pháp chính trị. Trong nhiều thập niên, phương cách này
đă vận hành hữu hiệu là nhờ vào ba
yếu tố. Thứ nhất, Hoa Kỳ duy tŕ ưu thế
mạnh so với Trung Quốc khi nói đến sức
mạnh quân sự, điều này khiến Bắc Kinh
phải e ngại khi sử dụng vũ lực thông thường
để thay đổi mối quan hệ với Đài
Loan một cách đáng kể. Thứ hai, Trung Quốc tập trung chủ
yếu vào sự phát triển kinh tế và hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu, tŕ hoản
việc giải quyết vấn đề Đài Loan. Thứ ba, Hoa Kỳ đă khéo léo đối phó
với những thách thức đối với sự
ổn định trong eo biển, cho dù vấn đề
bắt nguồn từ Đài Bắc hay Bắc Kinh,
nhờ thế mà làm giảm đi việc châm ng̣i cho
sự xung đột. Tuy nhiên, ít nhất là trong một thập niên
qua, cả ba yếu tố này đă chuyển biến
đáng kể. Có lẽ sự thay đổi rơ ràng
nhất là quân đội Trung Quốc đă mở
rộng khả năng, do các việc đầu tư và
cải cách gia tăng trong nhiều thập niên. Năm 1995, khi Hoa Kỳ cho chiến hạm USS
Nimitz ra khơi đi về phía eo biển Đài Loan,
tất cả những ǵ mà Quân đội Giải phóng
Nhân dân Trung Quốc (QĐGPNDTQ) có thể làm là theo dơi
với sự phẫn nộ. Kể từ đó, t́nh
trạng chênh lệch về quyền lực giữa quân
đội hai nước đă thu hẹp một cách
đáng kể, đặc biệt là ở vùng biển
ngoài hải phận Trung Quốc. Hiện nay, Bắc Kinh có thể tấn công
dễ dàng các mục tiêu trong hải phận và không
phận xung quanh Đài Loan, tấn công các hàng không
mẫu hạm của Mỹ đang hoạt động
trong khu vực, đánh bại các cơ sở trong
phạm vi của Mỹ và đe dọa các căn
cứ quân sự của Mỹ ở phía tây Thái B́nh Dương,
bao gồm cả các căn cứ ở Guam và Nhật
Bản. Bởi v́ QĐGPNDTQ có ít kinh nghiệm chiến
đấu trong thế giới thực, hiệu quả
chính xác của việc chiến đấu vẫn c̣n
phải chờ xem. Dù vậy, khả năng phô trương
lực lượng đầy ấn tượng
của QĐGPNDTQ đă khiến cho Bắc Kinh tin tưởng
rằng trong trường hợp xảy ra xung đột,
quân đội có thể gây thiệt hại nghiêm
trọng cho các lực lượng của Hoa Kỳ và
Đài Loan hoạt động xung quanh Đài Loan. Bên cạnh việc Trung Quốc nâng cấp quân
sự, hơn bao giờ hết, Bắc Kinh hiện đang
sẵn sàng chống trả Hoa Kỳ và các nước
khác để theo đuổi tham vọng rộng
lớn. Bản thân ông Tập đă thu tóm được
quyền lực lớn hơn so với những người
tiền nhiệm gần đây, và ông dường như
chịu nhiều rủi ro hơn khi nói đến Đài
Loan. Cuối cùng, Hoa Kỳ đă từ bỏ
mọi giả đoán về việc hành sử như
một viên trọng tài theo nguyên tắc cam kết
giữ nguyên hiện trạng và cho phép hai bên đi
đến giải pháp ḥa b́nh của riêng họ.
Trọng tâm của Hoa Kỳ đă chuyển sang
việc chống lại mối đe dọa mà Trung
Quốc gây ra cho Đài Loan. Phản ánh sự thay đổi
này, Tổng thống Mỹ Joe Biden đă nhiều
lần nói rằng Hoa Kỳ sẽ can thiệp quân
sự thay mặt cho Đài Loan trong một cuộc xung
đột xuyên eo biển. Ứng
chiến, khởi động, xâm lược? Thúc đẩy sự thay đổi này trong chính
sách của Mỹ là một bản hợp xướng
ngày càng đồng thanh với lập luận là ông
Tập đă quyết định phát động
một cuộc xâm lược hoặc thực thi
lệnh phong tỏa Đài Loan trong tương lai
gần. Năm 2021, Đô đốc Philip Davidson, khi
đó là Chỉ huy trưởng Bộ Tư lệnh
Ấn Độ-Thái B́nh Dương của Hoa Kỳ,
dự đoán rằng Bắc Kinh có thể xâm lăng
Đài Loan "trong sáu năm tới". Cùng năm
đó, Oriana Skylar Mastro, nhà khoa học chính trị, cũng
lập luận tương tự trong tạp chí Foreign
Affairs rằng "đă có những tín hiệu đáng
lo ngại rằng Bắc Kinh đang xem xét lại phương
cách ḥa ái và dự tính thống nhất bằng vũ
trang". Tháng tám năm 2022, cũng trong tạp chí Foreign
Affairs, Elbridge Colby, Cựu Phó Trợ lư Bộ trưởng
Quốc pḥng Hoa Kỳ, tŕnh bày trong tạp chí Foreign
Affairs rằng Hoa Kỳ phải chuẩn bị cho
một cuộc chiến với Đài Loan sắp
xảy ra. Tất cả những phân tích này dựa trên
các đánh giá về các khả năng quân sự đang
phát triển của Trung Quốc. Nhưng họ không
nắm được các lư do tại sao Trung Quốc không
sử dụng vũ lực để chống Đài
Loan, đứng trước việc sức mạnh quân
sự đă vượt trội hơn Đài Loan. Về phần ḿnh, Bắc Kinh vẫn giữ
nguyên thông điệp rằng quan hệ xuyên eo biển
đang đi đúng hướng. Các nhà lănh đạo
Trung Quốc tiếp tục nói với dân chúng rằng
thời gian đang đứng về phía họ và cán cân
quyền lực đang ngày càng nghiêng về phía
Bắc Kinh. Trong bài diễn văn phát biểu tại
Đại hội toàn quốc lần thứ 20 của
Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở
Bắc Kinh vào tháng 10/2022, ông Tập tuyên bố
"thống nhất trong ḥa b́nh" vẫn là "cách
tốt nhất để thực hiện thống
nhất qua eo biển Đài Loan" và Bắc Kinh đă
"duy tŕ sáng kiến và khả năng điều
khiển trong các mối quan hệ xuyên eo biển". Tuy nhiên, đồng thời, Bắc Kinh tin
rằng Hoa Kỳ đă từ bỏ tất cả chính
sách "một Trung Quốc", trong đó Washington
thừa nhận lập trường của Trung Quốc
rằng có một Trung Quốc và Đài Loan là một
phần của Trung Quốc. Thay vào đó, trong mắt
của Bắc Kinh, Mỹ đă bắt đầu
sử dụng Đài Loan như một công cụ để
làm suy yếu và chia rẽ Trung Quốc. Các xu hướng
chính trị nội bộ của Đài Loan đă
khuếch đại những lo lắng của Trung
Quốc. Quốc Dân Đảng ủng hộ Bắc
Kinh trong lịch sử đă bị gạt ra ngoài
lề, trong khi Đảng Cấp tiến Dân chủ thiên
về t́nh thần độc lập đă củng
cố quyền lực. Trong khi đó, dư luận
ở Đài Loan đă chua chát về công thức ḥa
giải chính trị mà Bắc Kinh ưa chuộng, đó
là chính sách "một quốc gia, hai hệ
thống", trong đó Trung Quốc cai trị Đài
Loan nhưng cho phép Đài Bắc có một số
phạm vi để tự quản lư về mặt kinh
tế và hành chính. Bắt đầu từ năm 2020, công chúng
Đài Loan trở nên hoài nghi đặc biệt về
ư tưởng này, khi Bắc Kinh từ bỏ lời
hứa cho phép Hồng Kông hưởng "một
mức độ cao về quyền tự trị"
cho đến năm 2047 bằng cách áp đặt
luật An ninh Quốc gia cứng rắn. Trong các tuyên
bố cấp cao, Bắc Kinh đă nhắc lại
rằng "thời gian và động lực" đang
đứng về phía Bắc Kinh. Nhưng bên dưới
những dự đoán công khai về niềm tin, các nhà
lănh đạo Trung Quốc có thể hiểu rằng công
thức "một quốc gia, hai hệ thống"
của họ không gây thu hút được Đài Loan
và các xu hướng của công luận trên đảo
này đi ngược lại viễn tượng
của họ về việc hội nhập toàn diện
xuyên eo biển. Đài Bắc có cảm giác cấp bách của
riêng ḿnh, bị thúc đẩy bởi những lo
ngại về sức mạnh quân sự ngày càng tăng
của Bắc Kinh. Đài Bắc đang lo lắng là
sự hỗ trợ của Mỹ có thể giảm
đi nếu sự quan tâm của Washington chuyển sang
nơi khác hoặc quay lưng lại với các cam
kết ở nước ngoài. Điệp khúc mới
từ chính quyền của Tổng thống Đài Loan
Thái Anh Văn là: "T́nh h́nh Ukraine hiện nay chính là
tương lai của Đài Loan", nó vừa phản
ánh chân thực những lo lắng của Đài
Bắc về sự xâm lăng của Trung Quốc
vừa là nỗ lực thúc đẩy sự ủng
hộ mà nó sẽ vượt ra ngoài biến động
hiện tại về địa chính trị. Nói cách khác,
một điều mà Bắc Kinh, Đài Bắc và
Washington dường như đồng ư là thời gian
đang chống lại họ. Ở một mức độ nào đó,
cảm giác cấp bách này có cơ sở thực
tế. Bắc Kinh có tham vọng rơ ràng và lâu dài
về việc sáp nhập Đài Loan và đe dọa công
khai sử dụng vũ lực quân sự nếu
Bắc Kinh kết luận rằng cánh cửa thống
nhất bằng ḥa b́nh đă bị đóng lại. Các
phản đối của Bắc Kinh là Hoa Kỳ không c̣n
tuân thủ các hiểu biết về Đài Loan, trong
một số trường hợp, là chính xác. Và về phần ḿnh, Đài Bắc đă
hợp lư khi lo âu rằng Bắc Kinh đang đặt
nền móng để bóp nghẹt hoặc chiếm
giữ Đài Loan. Nhưng những lo lắng của
Mỹ đă được thổi phồng bởi
những phân tích thiếu thận trọng, bao gồm
cả những khẳng định rằng Trung Quốc
có thể lợi dụng sự phân tâm của Hoa
Kỳ ở Ukraine để chiếm giữ Đài Loan
bằng vũ lực hoặc Trung Quốc đang
hoạt động theo một thời biểu cố
định để hướng tới việc chinh
phục bằng quân sự. Ví dụ đầu tiên
trong số này đă bị bác bỏ bởi thực
tế. Điều thứ hai phản ánh sự hiểu
lầm về chiến lược của Trung Quốc. Thực ra, không có bằng chứng chung
quyết nào là Trung Quốc đang hoạt động
theo một thời biểu cố định để
chiếm giữ Đài Loan, và sự lo lắng gia tăng
ở Washington chủ yếu được thúc đẩy
bởi khả năng quân sự ngày càng tăng của
Trung Quốc hơn là bất kỳ dấu hiệu nào
cho thấy là ông Tập đang chuẩn bị tấn công
ḥn đảo này. Theo Bill Burns, Giám đốc cơ quan
CIA, ông Tập đă chỉ thị cho quân đội
chuẩn bị cho cuộc xung đột vào năm 2027 và
đă tuyên bố rằng diễn tiến cho sự
thống nhất với Đài Loan là một yêu cầu
để hoàn thành "sự trẻ trung hóa vĩ
đại của Trung Quốc", mà ông đặt năm
2049 làm mục tiêu. Nhưng bất kỳ một
thời biểu nào có mục tiêu trong gần ba thập
niên cho tương lai chỉ c̣n là khát vọng. Giống như các nhà lănh đạo ở
khắp mọi nơi, ông Tập muốn ưu tiên
bảo vệ quyền tự do hành động trong các
vấn đề chiến tranh và ḥa b́nh và không tự
kiểm hăm ḿnh trong những kế hoạch mà ông không
thể thoát ra. Giới lănh đạo Trung Quốc dường
như đang chi tiêu dồi dào để đảm
bảo cho sự lựa chọn cho giải pháp bằng
quân sự trước vấn đề Đài Loan, và
Mỹ và Đài Loan không được tự măn. Tuy
nhiên, cũng tương tự như vậy, nếu
kết luận rằng tương lai đă được
báo trước và xung đột là không thể tránh
khỏi, việc này sẽ sai lầm. Việc xác định các kịch bản xâm lược
thúc đẩy các giới hoạch định chính sách
của Mỹ triển khai các giải pháp cho các mối
đe dọa sai lầm trong ngắn hạn. Các quan
chức quốc pḥng thích chuẩn bị hơn cho các
cuộc phong tỏa và xâm lược, v́ các kịch
bản như vậy phù hợp nhất với khả năng
của Mỹ và dễ dàng nhất để khái
niệm hóa vấn đề và lập kế hoạch.
Tuy nhiên, điều đáng nhắc lại là trong quá
khứ các nhà lănh đạo Trung Quốc đă
chọn các lựa chọn khác ngoài chiếm đóng quân
sự để đạt được mục tiêu
của họ, chẳng hạn như xây dựng các
đảo nhân tạo ở Biển Đông và sử
dụng luật pháp ở Hồng Kông. Thật vậy, Đài Loan đă tự bảo
vệ ḿnh trước một loạt các cuộc
tấn công không thể xác định được
của Trung Quốc trong nhiều năm, bao gồm các
cuộc tấn công trên mạng, can thiệp vào chính
trị bầu cử của Đài Loan và các cuộc
thao diễn quân sự nhằm làm suy yếu niềm tin
của Đài Loan vào hệ thống pḥng thủ
của chính ḿnh và hỗ trợ của Hoa Kỳ.
Phản ứng của Trung Quốc đối với
chuyến công du Đài Loan của Chủ tịch Hạ
viện Mỹ Nancy Pelosi vào tháng 8/2022 nhấn mạnh
những nỗ lực của Trung Quốc nhằm làm
lung lay niềm tin tâm lư của Đài Loan trong việc
tự vệ. Sau chuyến viếng thăm, lần đầu
tiên, Bắc Kinh điều động hoả tiễn
bay qua Đài Loan, tiến hành các hoạt động không
kích chưa từng có trên đường trung tuyến
eo biển Đài Loan và mô phỏng cuộc phong tỏa
các cảng chính của Đài Loan. Mặc dù mối đe dọa quân sự
chống Đài Loan là có thật, nhưng nó không
phải là thách thức duy nhất, hoặc gần
nhất, mà ḥn đảo phải đối mặt. Khi
Hoa Kỳ tập trung một cách hạn hẹp vào các
vấn đề quân sự mà quên đi các mối
đe dọa khác cho Đài Loan, Hoa Kỳ có nguy cơ
mắc phải hai sai lầm nghiêm trọng: thứ
nhất, bù đắp quá mức theo những cách làm
leo thang các căng thẳng nhiều hơn là ngăn
chặn xung đột; và thứ hai, đánh mất
tầm nh́n của các vấn đề chiến lược
rộng lớn hơn mà Hoa Kỳ có lẽ phải
đối mặt nhiều hơn. Bắc Kinh đă bóp
nghẹt mối liên hệ của Đài Loan với các
nơi khác c̣n lại của thế giới và cố
gắng thuyết phục dân chúng Đài Loan rằng
lựa chọn duy nhất để tránh sự tàn phá
là tuân theo các điều kiện về ḥa b́nh của
Bắc Kinh chọn. Đây không phải là một giả thuyết
trong tương lai mà vốn dĩ đă là một
thực tế trong thường nhật. Và bằng cách
thổi phồng về mối đe dọa xâm lược
của Trung Quốc, giới phân tích và quan chức Hoa
Kỳ đang vô t́nh làm công tác cho ĐCSTQ bằng cách
dấy lên các lo sợ ở Đài Loan. Họ cũng
đang gửi các tín hiệu đến các doanh
nghiệp và nhà đầu tư toàn cầu đang
hoạt động trong và xung quanh Đài Loan là sẽ
có nguy cơ cao độ khi bị mắc kẹt trong
một cuộc xung đột quân sự. Một sai lầm khác là cho rằng xung đột
là không thể tránh khỏi. Khi làm như vậy, Hoa
Kỳ và Đài Loan tự ràng buộc ḿnh với
việc chuẩn bị bằng mọi cách để có
thể cho cuộc xung đột sắp xảy ra, thúc
đẩy những kết quả mà họ t́m cách ngăn
chặn. Ví dụ, nếu Hoa Kỳ đẩy Trung
Quốc vào một góc, bằng cách đóng quân thường
trực ở Đài Loan hoặc thực hiện cam
kết pḥng thủ hỗ tương chính thức khác
với Đài Bắc, các nhà lănh đạo Trung
Quốc có thể cảm thấy sức nặng của
áp lực theo tinh thần dân tộc và thực hiện
các hành động quyết liệt có thể tàn phá ḥn
đảo. Hơn nữa, việc mạo hiểm đơn
phương trong một cuộc chiến với Hoa
Kỳ về Đài Loan sẽ không phù hợp với
chiến lược quy mô của ông Tập. Viễn tượng
của ông là khôi phục Trung Quốc như một cường
quốc hàng đầu trên chính trường thế
giới và biến Trung Quốc, như ông nói, trở thành
một "quốc gia xă hội chủ nghĩa hiện
đại". Do đó, một mặt, các mệnh
lệnh phải chiếm giữ Đài Loan, mặt khác,
khẳng định về vai tṛ lănh đạo toàn
cầu đang căng thẳng trực tiếp. Bất
kỳ cuộc xung đột nào về Đài Loan
sẽ là thảm họa cho tương lai của Trung
Quốc. Nếu các động thái của Bắc Kinh
với Đài Loan là quân sự, họ sẽ cảnh báo
các nơi khác c̣n lại trong khu vực là Trung Quốc
thoải mái với việc tiến hành chiến tranh
để đạt mục tiêu, có khả năng kích
hoạt các nước châu Á khác vũ trang và đoàn
kết để ngăn chặn sự thống trị
của Trung Quốc. Xâm lược Đài Loan cũng
sẽ gây nguy hiểm cho việc Bắc Kinh thâm nhập
tài chính, dữ liệu và các thị trường toàn
cầu, hủy hoại cho một quốc gia bị
phụ thuộc vào việc nhập khẩu dầu
mỏ, thực phẩm và chất bán dẫn. Ngay cả khi cho là Bắc Kinh có thể thành công
trong việc xâm lược và giữ Đài Loan, sau
đó, Trung Quốc sẽ phải đối mặt
với vô số vấn đề. Nền kinh tế
Đài Loan sẽ sụp đổ, bao gồm cả ngành
công nghiệp bán dẫn vô cùng quư giá trong toàn cầu.
Vô số thường dân sẽ chết hoặc bị
thương, và những người sống sót sau
cuộc xung đột sẽ căm thù tột độ
với sức mạnh quân sự xâm lược.
Bắc Kinh có thể sẽ phải đối mặt
với những đ̣n đáp trả ngoại giao và
trừng phạt chưa từng có. Xung đột ngay
ngoài khơi hải phận phía đông của Trung
Quốc sẽ làm mất khả năng như là
một trong những hành lang hàng hải bận rộn
nhất trong thế giới, gây ra những hậu
quả tai hại cho nền kinh tế của Trung
Quốc chuyên hướng về việc xuất
khẩu. Và tất nhiên, khi xâm lược Đài Loan,
Trung Quốc sẽ tạo ra sự tham gia quân sự
của Hoa Kỳ và có lẽ các cường quốc khác
trong khu vực, gồm cả Nhật Bản. Đây
sẽ là định nghĩa chính xác của một
loại chiến thắng không đáng đạt
được hưởng. Những thực tế này ngăn cản Trung
Quốc tích cực xem xét đến một cuộc xâm
lăng. Giống như tất cả những người
tiền nhiệm, ông Tập muốn trở thành nhà lănh
đạo cuối cùng sáp nhập Đài Loan. Nhưng
trong hơn 70 năm, Bắc Kinh đă kết luận
rằng cái giá của một cuộc xâm lược
vẫn c̣n quá cao, và điều này giải thích
tại sao Trung Quốc thay vào đó chủ yếu
dựa vào các biện pháp khích lệ về kinh tế,
và gần đây là các cưỡng chế không minh
bạch. Khác xa với việc có một kế hoạch
được cân nhắc kỹ lưỡng để
đạt được sự thống nhất,
thực ra, Bắc Kinh đang bị mắc kẹt trong
một con đường cùng trong chiến lược.
Sau khi Bắc Kinh chà đạp lên quyền tự
trị của Hồng Kông, không ai có thể tin rằng
Trung Quốc sẽ giải quyết cuộc khủng
hoảng ở eo biển thông qua chính sách "một
quốc gia, hai hệ thống". Hy vọng của
Trung Quốc là lực hút của nền kinh tế
sẽ đủ để đưa Đài Bắc vào
bàn đàm phán cũng đă bị dập tắt,
một nạn nhân của cả thành công kinh tế
của Đài Loan và sự quản lư kinh tế yếu
kém của ông Tập. Một cuộc xâm lược Đài Loan không
giải quyết được bất kỳ vấn
đề nào trong số các vấn đề này. Ông
Tập sẽ chỉ mạo hiểm nếu khi nào tin
rằng ông không có lựa chọn nào khác. Không có các
dấu hiệu nào cho thấy là ông Tập, dù bất
cứ nơi nào, đến gần kết luận như
vậy. Hoa Kỳ nên cố gắng giữ kết
luận theo cách này. Không có bài phát biểu nào của
ông Tập giống với những đe dọa mà
Tổng thống Nga Vladimir Putin đă đưa ra trước
cuộc xâm lược Ukraine. Không thể loại
trừ được là khả năng của ông
Tập có thể tính sai hoặc ḍ dẫm trong cuộc
xung đột. Nhưng những tuyên bố và hành vi
của ông Tập không cho thấy là sẽ hành động
một cách liều lĩnh như vậy. Bảo
toàn lực lượng Ngay cả khi ông Tập chưa xét đến
việc thống nhất bằng cưỡng chế,
Mỹ vẫn phải thể hiện việc đoan
chắc khả năng của ḿnh trong việc bảo
vệ lợi ích ở eo biển Đài Loan. Trong khi
đó, các quyết định quân sự không
được phép xác định phương sách
tổng thể của Hoa Kỳ, như giới phân tích
và hoạch định chính sách đang tích cực
đề xuất là họ nên làm như vậy. Thực tế không thể tránh khỏi là không
có việc gia tăng sức mạnh quân sự nào
của Mỹ mà nó có thể triển khai trong năm năm
tới và sẽ làm thay đổi cơ bản cán cân
quân sự. Hoa Kỳ phải dựa vào nghệ
thuật lănh đạo đất nước và
một loạt các công cụ rộng lớn hơn
để xác minh với Bắc Kinh về cái giá quá
mắc trong việc sử dụng vũ lực để
bắt buộc thống nhất. Mục tiêu tối hậu của một chính sách
Đài Loan bền vững là giữ ǵn ḥa b́nh và
ổn định, tập trung vào việc kéo dài
triển vọng về thời gian của Bắc Kinh
để họ coi việc thống nhất như là
một kịch bản cho "một ngày nào đó".
Hoa Kỳ đặc biệt phải tránh đẩy ông
Tập vào chân tường, ngăn chặn t́nh
huống mà ông không c̣n coi Đài Loan là một mục
tiêu dài hạn mà là một cuộc khủng hoảng
sắp xảy ra. Phương cách khác biệt này
sẽ kéo theo một sự thay đổi khó chịu
trong tư duy đối với giới phân tích và
hoạch định chính sách, họ coi Mỹ và Trung
Quốc đang bị mắc kẹt trong một cuộc
hạ màn tŕnh diễn không thể tránh khỏi và coi
bất kỳ sự nhạy cảm nào của Bắc
Kinh như là một nhượng bộ nguy hiểm. Điều này không có nghĩa là mục tiêu
trong chính sách của Mỹ là nên tránh chọc giận
Bắc Kinh. Không có bằng chứng nào cho thấy là
sự hỗ trợ của Hoa Kỳ cho Đài Loan
bị giảm sút sẽ làm giảm sự nôn nóng
của Trung Quốc trong việc thu tóm ḥn đảo này,
vốn là yếu tố quan trọng trong chuyện thành
lập của ĐCSTQ. Nhưng thực tế này có nghĩa
là Hoa Kỳ nên tăng cường sự thịnh vượng,
an ninh và khả năng chống trả của Đài
Loan theo những cách mà Đài Loan không vô cớ
chống lại nước láng giềng hùng mạnh, do
một nhà lănh đạo ngày càng theo tinh thần dân
tộc cai trị. Sự hỗ trợ của Hoa Kỳ nên hướng
về việc củng cố năng lực của Đài
Loan để chống lại toàn bộ các áp lực mà
ḥn đảo do Trung Quốc gây ra: đó là các lĩnh
vực không gian mạng, kinh tế, thông tin, ngoại
giao và quân sự. Nhưng điều quan trọng là Hoa
Kỳ phải kềm chế trong việc từ chối
các yêu cầu của Đài Loan trong việc mang lại
các biểu tượng về chủ quyền, chẳng
hạn như việc đổi tên văn pḥng
ngoại giao của Đài Loan tại Hoa Kỳ, điều
này sẽ làm trầm trọng thêm cho Bắc Kinh mà không
cải thiện được t́nh h́nh an ninh ở eo
biển Đài Loan. Cũng tương tự như vậy, các phái
đoàn quốc hội nên hướng tới việc
thúc đẩy các mục tiêu chuyên biệt để
đảm bảo rằng các lợi ích có nhiều hơn
chi phí. Hoa Kỳ nên chuyển sự hỗ trợ
của ḿnh cho Đài Loan vào các lĩnh vực để
giải quyết cụ thể các t́nh trạng có
thể bị tổn thương, chẳng hạn như
giúp cho Đài Loan trong việc đa dạng hóa lưu lượng
thương mại, nhận được các hệ
thống vũ khí pḥng thủ bất đối
xứng và dự trữ thực phẩm, nhiên liệu,
thuốc men và đạn dược mà họ sẽ
cần đến khi có khủng hoảng. Đó là một ảo tưởng để an
ủi rằng giải pháp cho các căng thẳng xuyên
eo biển chỉ nằm trong việc đơn giản
là tăng cường khả năng quân sự của
Đài Loan và Hoa Kỳ để Bắc Kinh quyết
định rằng họ phải đứng sang
một bên và Đài Loan đi theo con đường riêng
của ḿnh. Thực ra, Bắc Kinh sẽ không ngồi yên
khi nh́n khả năng pḥng thủ của Mỹ và Đài
Loan ngày càng mạnh mẽ hơn. Thật vậy, việc thể hiện sức
mạnh hải quân Hoa Kỳ trong cuộc khủng
hoảng eo biển Đài Loan 1995-96 đă gây ra hậu
quả không lường đoán là kích động
một làn sóng đầu tư mới của QĐGPNDTQ,
mà nó đă làm suy yếu sự thống trị của
quân đội Hoa Kỳ. Những nỗ lực hiện
tại của Đài Bắc hoặc Washington nhằm
chuẩn bị cho xung đột quân sự sẽ
giải thích cho phản ứng có thể dự đoán
được của QĐGPNDTQ. Bất kỳ phương sách nào để duy
tŕ ḥa b́nh ở eo biển Đài Loan phải bắt
đầu bằng việc am hiểu về vấn đề
Đài Loan liên hệ sâu đậm đến chính
trị như thế nào đối với Trung Quốc.
Đáng chú ư là cuộc khủng hoảng eo biển
Đài Loan 1995-96 và sự gia tăng các căng thẳng
gần đây liên quan đến chuyến công du Đài
Loan của Pelosi được thúc đẩy bởi các
vấn đề có thể nhận ra được
về tầm mức quan trọng trong chính trị, không
phải bởi việc Mỹ bán vũ khí cho Đài
Loan hoặc nỗ lực hỗ trợ cho Đài
Bắc trong các tổ chức quốc tế hoặc các
sáng kiến nhằm tăng cường quan hệ kinh
tế song phương. Bài học rút ra là Mỹ có
nhiều cơ hội hơn để ủng hộ
cụ thể cho Đài Loan khi họ tập trung vào
thực chất hơn là công khai làm suy yếu các tuyên
truyền trong nước của Bắc Kinh là Trung
Quốc đang đạt được tiến bộ
hướng tới việc thống nhất. Chính
quyền Trung Quốc chắc chắn sẽ than phiền
về những nỗ lực thầm lặng hơn,
chẳng hạn như mở rộng các cuộc đối
thoại quốc pḥng giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, nhưng
những điều này vẫn dưới mức gây ra
bối rối công khai cho Bắc Kinh. Theo đó, các hành động của Mỹ nên
vừa ủng hộ cho Đài Loan một cách có ư nghĩa
và vừa tạo cho ông Tập một phạm vi ở
trong nước để tuyên bố rằng cuối cùng
con đường thống nhất vẫn c̣n rộng
mở. Các ví dụ về những nỗ lực như
vậy bao gồm đào sâu phối hợp giữa Hoa
Kỳ và Đài Loan về khả năng phục
hồi chuỗi cung ứng, đa dạng hóa thương
mại của Đài Loan thông qua đàm phán thỏa
thuận thương mại song phương, tăng cường
phối hợp y tế công cộng, cung cấp nhiều
vũ khí pḥng thủ bất đối xứng hơn
cho Đài Loan và tập hợp các nguồn lực để
tăng tốc đổi mới các công nghệ mới
nổi như điện toán lượng tử và
ứng dụng trí tuệ nhân tạo. Tất cả
những nỗ lực như vậy sẽ tăng cường
năng lực của Đài Loan trong việc cung cấp
y tế, sự an toàn và thịnh vượng của người
dân mà không công khai thách thức tuyên truyền của
Bắc Kinh về sự thống nhất cuối cùng. Ngoài ra, Hoa Kỳ phải ủng hộ chính sách
với một vị thế quân sự đáng tin
cậy ở Ấn Độ-Thái B́nh Dương, chú
trọng nhiều hơn vào các hệ thống vũ khí
nhỏ, phân tán trong khu vực và đầu tư
lớn hơn vào các hệ thống tên lửa chống
bề mặt và chống hạm tầm xa. Những
đầu tư như vậy có thể củng cố
khả năng của Hoa Kỳ trong việc từ
chối các cơ hội của Trung Quốc để
đảm bảo lợi ích quân sự nhanh chóng đối
với Đài Loan. Và nếu Mỹ gửi vũ khí
một cách kín đáo, điều đó sẽ
khiến Bắc Kinh thất vọng nhưng để
cho Trung Quốc ít có cơ hội biện minh về
việc sử dụng vũ lực như một
phản ứng thích hợp. Nói cách khác, Hoa Kỳ nên làm
nhiều hơn và nói ít hơn. Hoa Kỳ cũng nên chống lại việc xem
vấn đề Đài Loan như một cuộc
cạnh tranh giữa chủ nghĩa độc tài và dân
chủ, như một số quan chức ở Đài
Bắc đă thúc giục. Một khuôn khổ như
vậy là điều dễ hiểu, đặc biệt
là sau cuộc xâm lược thảm khốc của Nga
tại Ukraine. Sẽ dễ dàng hơn để
thuyết phục người Mỹ về giá trị
của một Đài Loan an toàn và thịnh vượng
khi đối chiếu các tương phản về
bản sắc dân chủ tự do của Đài Loan
với sự tuột dốc về chuyên quyền ngày càng
tệ hại của Bắc Kinh. Tuy nhiên, khảo hướng này chẩn đoán
sai vấn đề. Thách thức ngày càng gia tăng
đối với việc duy tŕ ḥa b́nh ở eo
biển Đài Loan không bắt nguồn từ bản
chất của hệ thống chính trị Trung Quốc,
một hệ thống vốn luôn theo chủ thuyết
Lenin hoàn toàn không có tự do và không có thoả
hiệp, hệ thống này lại có khả năng
dự phóng về quyền lực ngày càng tăng,
biết kết hợp với việc củng cố
quyền lực xung quanh ông Tập. Có lẽ đáng lo ngại hơn là khảo hướng
này khoá chặt Washington vào bên trong. Nếu Hoa Kỳ tô
vẽ các mối quan hệ xuyên eo biển bằng các
đường lối ư thức hệ tươi sáng,
điều đó sẽ cản trở giới hoạch
định chính sách Hoa Kỳ tạo ra các lựa
chọn mang sắc thái không rơ ràng. Như Thomas Schelling,
nhà lư thuyết về tṛ chơi người Mỹ,
đă chứng minh, việc ngăn chặn kẻ thù
đ̣i hỏi sự pha trộn giữa các mối đe
dọa đáng tin cậy và sự đảm bảo
đáng tin cậy. Sự đảm bảo đ̣i hỏi phải
thuyết phục Bắc Kinh rằng nếu Bắc Kinh
kiềm chế việc sử dụng vũ lực, th́
Hoa Kỳ sẽ tŕ hoăn việc ủng hộ nền
độc lập của Đài Loan. Khi chính sách
của Hoa Kỳ về Đài Loan thâm nhập với ư
thức hệ, uy tín của các đảm bảo
của Mỹ giảm đi và sự sẵn sàng của
Hoa Kỳ trong việc cung cấp sự đảm
bảo cho Trung Quốc trở nên bị cấm đoán.
Xem xét các mối quan tâm của Bắc Kinh có thể không
phù hợp với tinh thần theo thời đại
của phe diều hâu ở Washington, nhưng kiểu
đồng cảm về chiến lược này là
bắt buộc để dự đoán về cách tính
toán và quyết định của đối thủ. Đóng khung các căng thẳng như là
một cuộc đấu tranh ư thức hệ cũng có
nguy cơ đẩy Trung Quốc vào chân tường,
bởi v́ t́nh trạng này nuôi dưỡng những lo
âu của Bắc Kinh là Hoa Kỳ sẽ chống đối
bất kỳ loại giải pháp nào cho vấn đề
Đài Loan. Điều này có thể khiến cho Bắc
Kinh kết luận rằng lựa chọn duy nhất
của họ là khai thác sức mạnh quân sự để
vượt qua sự chống đối của Hoa
Kỳ và buộc Đài Loan phải khuất phục,
ngay cả với một cái giá quá cao về kinh tế
và chính trị. Bất kỳ nhà lănh đạo Trung
Quốc nào cũng sẽ coi việc Đài Loan thoát
khỏi sự chiếm lấy của Trung Quốc là
một mất mát sống c̣n. B́nh luận của Biden vào
tháng chín năm 2022 là Hoa Kỳ sẽ đứng ra
bảo vệ Đài Loan nếu Trung Quốc tiến hành
một "cuộc tấn công chưa từng có"
đă một lần nữa làm gay gắt thêm cuộc
tranh luận về việc liệu chính sách của Hoa
Kỳ có đang chuyển sang việc tŕnh bày rơ ràng hơn
về thời điểm và cách thức mà Hoa Kỳ
sẽ can thiệp nhân danh cho Đài Loan không. Tuy nhiên, cuộc tranh luận về "sự
minh bạch trong chiến lược" là một
sự phân tâm. Một mặt, quân đội Trung
Quốc vốn dĩ đă cho rằng Hoa Kỳ sẽ
can thiệp nếu Trung Quốc tiến hành một
cuộc xâm lược toàn diện, v́ vậy từ
quan điểm của Bắc Kinh, sự tham gia của
Hoa Kỳ đă được đưa vào các kế
hoạch quân sự. Hơn nữa, trong trường
hợp không có hiệp ước pḥng thủ hỗ tương
giữa Hoa Kỳ và Đài Loan, vốn không được
đặt ra, nên không có yêu cầu ràng buộc nào
đối với Washington để can thiệp, ngay
cả khi một tổng thống đă đề
xuất rằng nên làm như vậy. Hơn nữa, một cuộc xâm lược hoàn
toàn và vô cớ của QĐGPNDTQ là kịch bản ít
có khả năng xảy ra nhất mà Hoa Kỳ sẽ
gặp phải, và do đó, cách mà Hoa Kỳ phản
ứng với sự xâm lược của Bắc Kinh
chắc chắn sẽ phụ thuộc vào các hoàn
cảnh cụ thể của một cuộc tấn công
của Trung Quốc. Theo nghĩa này, chính ư tưởng
"sự rơ ràng trong chiến lược" rơ ràng là
một huyền thoại. Làm sinh động lại một cuộc tranh
luận đă kéo dài hàng thập niên qua về sự rơ
ràng trong chiến lược là quan trọng hơn
việc tập trung vào cách mà chính sách "một Trung
Quốc" của Hoa Kỳ nên được điều
chỉnh để đáp ứng những thách thức
mới và cấp bách do một Trung Quốc hùng mạnh
và hung hăng hơn gây ra. Chỉ đơn giản xác
định rằng chính sách của Hoa Kỳ đă không
thay đổi, như khi Nhà Trắng đă hành động
theo sau các nhận xét của Biden, nó trở nên
trống rỗng đối với Bắc Kinh và bất
kỳ nhà quan sát trung thực nào về chính sách
của Hoa Kỳ trong sáu năm qua. Hành
động quân b́nh Thay v́ duy tŕ việc hư cấu về sự
bất biến, Hoa Kỳ nên nói sự thật: các
quyết định của họ được
dựa trên quyết tâm giữ ḥa b́nh cho eo biển
Đài Loan, và nếu Bắc Kinh gia tăng áp lực
đối với Đài Bắc, Washington sẽ điều
chỉnh lập trường của ḿnh cho phù hợp.
Và Hoa Kỳ nên cam kết rằng sẽ làm điều
tương tự nếu Đài Loan theo đuổi các
biện pháp biểu tượng làm suy yếu các t́nh
trạng xuyên eo biển. Khảo hướng như
vậy sẽ nhận ra rằng hiện trạng ở
eo biển Đài Loan là năng động, không cố
định. Nó sẽ công nhận quyền tự do
quyết định của Bắc Kinh trong việc duy tŕ
hoặc phá hoại ḥa b́nh. Washington nên xác minh là
nếu Bắc Kinh hoặc Đài Bắc làm đảo
lộn sự ổn định ở eo biển, họ
sẽ t́m cách thiết lập lại t́nh cân bằng.
Nhưng để có phương cách vận hành
hiệu quả như vậy, các hành động và ư
định của Hoa Kỳ phải rơ ràng, và cam
kết của họ đối với t́nh trạng cân
bằng này phải được đáng tin cậy. Hoa Kỳ cần kiên quyết và nhất quán
trong việc tuyên bố rằng Hoa Kỳ sẽ chấp
nhận bất kỳ giải pháp nào đối với
các căng thẳng xuyên eo biển đang đạt
được một cách ḥa b́nh và phù hợp với
quan điểm của người dân Đài Loan.
Nếu ông Tập muốn t́m một con đường
ḥa b́nh để thống nhất, điều mà ông và
các nhà lănh đạo Trung Quốc khác vẫn nhấn
mạnh là chọn lựa ưu tiên của họ, th́
ông phải tŕnh bày phương án này cho công chúng
Đài Loan. Sự thật là việc ḥa giải như
vậy có thể không đến trong nhiều thập
niên, nếu có. Nhưng dù sao cũng đáng để theo đuổi
một nền ḥa b́nh mà nó cho phép Đài Loan phát
triển và thịnh vượng trong một môi trường
khu vực ổn định, ngay cả khi mục tiêu như
vậy không có ư nghĩ chung quyết mà giới phân tích
và hoạch định chính sách Mỹ mong đợi. Sau nửa thập niên suy vi, mối quan hệ
Mỹ-Trung đứng trước bờ vực
khủng hoảng. Xung đột song phương đă
chuyển từ thương mại sang công nghệ và
hiện nay, đến mối đe dọa đối
đầu quân sự trực tiếp. Điều
chắc chắn là các mối đe dọa của
Bắc Kinh đối với Đài Loan là nguyên nhân chính
của các mối căng thẳng qua eo biển. Nhưng
thực tế thẳng thừng này chỉ nhằm
làm nổi bật tầm quan trọng của việc Hoa
Kỳ hành động với việc tiên đoán,
quyết tâm và khéo léo. Một cuộc đối đầu trực
tiếp giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc sẽ tàn phá
nhiều thế hệ. Thành công sẽ được
đo lường hằng ngày mà người dân Đài
Loan tiếp tục sống trong sự an toàn và thịnh
vượng và được hưởng quyền
tự chủ chính trị. Các mục tiêu cơ bản trong các nỗ
lực của Mỹ phải là giữ ǵn ḥa b́nh và
ổn định, củng cố niềm tin của
Đài Loan vào tương lai và chứng minh một cách
đáng tin cậy với Bắc Kinh rằng bây giờ
không phải là lúc để bắt buộc một
cuộc đối đầu đầy bạo lực. Để đạt được những
mục tiêu này đ̣i hỏi phải kéo dài thời
gian, không đưa lên hàng đầu một thách
thức khó giải quyết. Nghệ thuật lănh đạo
nhà nước khôn ngoan, hơn cả sức mạnh quân
sự, đem lại con đường tốt nhất
dẫn đến ḥa b́nh và ổn định ở eo
biển Đài Loan. – Jude
Blanchette & Ryan Hass (Đỗ Kim Thêm dịch) Bài gốc: Tháng Giêng - Tháng Hai 2023 Tác giả: – Jude Blanchette là Trưởng Ban Nghiên cứu
về Trung Quốc tại Center for Strategic and International
Studies), tác giả cuốn sách China’s
New Red Guards: The Return of Radicalism and the Rebirth of Mao Zedong. – Ryan Hass là Thành viên cao cấp, Trưởng
Ban Nghiên cứu về Đài Loan và Chính sách Đối
ngoại tại Viện Brookings. Từ năm 2013 đến
2017, ông là Giám đốc Nghiên cứu về Trung
Quốc, Đài Loan và Mông Cổ tại U.S. National
Security Council. |