CỘNG SẢN VIỆT NAM: KỸ TRỊ HAY ĐẢNG TRỊ

Đại-Dương 

 

Nhân Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (1930-2020) đang được truyền thông lề phải chuẩn bị kịch bản “Đảng là nguồn gốc sáng tạo duy nhất có khả năng biến Việt Nam thành rồng thành hổ như Nhật Bản, Đài Loan, Tân Gia Ba, Đại Hàn nhờ vào giới kỹ trị”.

Câu chuyện nối gót các quốc gia Châu Á thành rồng, thành hổ cứ bị truyền thông lập đi lập lại đến nhàm chán mà chẳng thấy ngọn đèn le lói cuối đường hầm. Bởi lẽ, công dân Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam, dù ở quốc nội hoặc hải ngoại, cũng đều mắc phải căn bệnh “chóng quên, đăng trí”.

Phát biểu trong lễ Kỷ niệm tại Hà Nội, Tổng bí thư kiêm Chủ tịch nước, Nguyễn Phú Trọng nhấn mạnh: “ngày 30/02/1930, lănh tụ Hồ Chí Minh phát thảo cương lĩnh cách mạng Việt Nam đi theo con đường chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh”.

Khi thành lập Đảng Lao Động, Hồ Chí Minh gửi điện văn cho Đảng Cộng sản Trung Quốc: “Đảng Lao Động Việt Nam nguyện noi gương anh dũng đảng Cộng Sản Trung Quốc, học tập tư tưởng Mao Trạch Đông” (Hồi kư “Giọt nước trong biển cả” của Hoàng Văn Hoan). Đảng Lao Động giải tán năm 1976.

Cương lĩnh Đảng Lao Động viết “đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Mao Trạch Đông”. Trả lời một nhà báo Pháp hỏi sao không viết sách, Hồ nói “những điều nào cần viết th́ đă có Mao Chủ Tịch viết hết sạch cả rồi”.

V́ thế, trong bài thơ ca ngợi Mao Trạch Đông của Thi sĩ Chế Lan Viên đă viết: “Bác Mao không ở đâu xa, Bác Hồ ta đó chính là Bác Mao”. Măi đến năm 1991, một nhóm trí thức xă hội chủ nghĩa Việt Nam mới nặn ra “Tư tưởng Hồ Chí Minh” để xưng tụng.

Trong bài “Tân Bí thư Hà Nội, ông Vương Đ́nh Huệ và câu hỏi về lănh đạo kỹ trị” đăng trên Đài BBC ngày 10/02/2020, Tác giả Quốc Việt đă liệt kê Vương Đ́nh Huệ, Nguyễn Thiện Nhân, Nguyễn Văn B́nh, Vũ Đức Đam, Nguyễn Mạnh Hùng, Đinh La Thăng, Hoàng Trung Hải … đại diện của một thế hệ lănh đạo mới, trẻ trung hơn, mang phong cách kỹ trị, dám nghĩ dám làm và ít giáo điều. Tác giả cũng so sánh sự khác biệt về phương pháp đào tạo giới kỹ trị ở Việt Nam và Con Rồng Nhật Bản và Tứ Hổ Châu Á.

Thực tế, giới kỹ trị Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam được đào tạo để thành công cụ phục vụ cho quyền lợi của Đảng Cộng Sản chứ không v́ lợi ích quốc lợi dân.

Các nhà kỹ trị Việt Nam đều thuộc vào “hạt giống đỏ” được các chi bộ Cộng Sản nuôi nấng và rèn luyện từ thuở ấu thơ, tiếp tục theo dơi từng bước chân trên đường đời. Chệch hướng là bị loại tức khắc.

Hồ Chí Minh dạy về trung thành với Đảng “nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Do đó, từ tiểu học cho tới lúc trở thành nhà lănh đạo đất nước th́ không nhà kỹ trị nào thoát khỏi chiếc bóng ma Cộng sản, ngoại trừ được cống hiến tài năng ở các quốc gia tự do dân chủ.

Chủ nghĩa Mác-Lê không dạy về ích quốc lợi dân mà biến con người thành loại cuồng tín. Nguyễn Tất Thành tức Hồ Chí Minh đến nhiều quốc gia khắp thế giới khi làm phụ bếp trên tàu buôn của Pháp tất nhiên, nhiều ít cũng hiểu được sinh hoạt nhiều nơi. Nhưng, Nguyễn Tất Thành đă hai lần làm đơn ngày 15/09/1911 tại Marseilles và một lá viết tại New York ngày 15/12/1912 xin theo học Trường Thuộc địa (Ecole Coloniale) của Pháp, nơi chuyên đào tạo các quan chức phục vụ cho chính quyền ở các xứ thuộc địa Pháp mà 20 suất học bổng dành cho Đông Dương thuộc Pháp.

Từng sống ở Vương quốc Anh, Cộng hoà Pháp mà Hồ Chí Minh vẫn chọn Chủ nghĩa Cộng sản nên các “hạt giống đỏ” càng cuồng tín hơn.

Vương Đ́nh Huệ, nghiên cứu sinh tại Tiệp Khắc (1986-1990) tốt nghiệp Phó tiến sĩ Kinh tế với đề tài “Kế toán trong Nông nghiệp vào năm 1990”. Sau này, Việt Nam tự động nâng lên thành Tiến sĩ. Tuy có học hàm Giáo sư, nhưng, thiếu thành tích khoa học, ngoại trừ các giáo tŕnh và vài bài báo đăng ở trong nước (theo Geogle Scholar).

Nguyễn Thiện Nhân học tại Đại học Kỹ thuật Magdeburg ở Cộng ḥa Dân chủ Đức (1972-1979). Từ 1991-1995: Phó Chủ nhiệm Bộ môn Quản lư công nghiệp Trường Đại học Bách khoa TP. HCM và học Cao học Quản lư Cộng đồng tại Đại học Oregon và tham gia khóa đào tạo Chuyên gia Thẩm định Dự án Đầu tư tại Trường Đại học Harvard.

Hoàng Trung Hải, nguyên Bí thư Thành uỷ Hà Nội (2011-2020) từng theo học Cao học Quản trị Kinh doanh tại Trường Đại học Dublin ở Cộng ḥa Ái Nhĩ Lan (1993-1995) đang gặp nguy cơ rơi vào Ḷ Đốt của Nguyễn Phú Trọng.

Dù tận mắt chứng kiến thành công và hậu quả giữa hai hệ thống chính trị tư bản và cộng sản mà họ vẫn ôm chặt cách vận hành của Chủ nghĩa Cộng sản v́ đă bị thuần-hoá từ tuổi thơ.

Các “hạt giống đỏ” được “mua điểm” từ cấp mẫu giáo tới đại học kể cả luận án tiến sĩ ở trong nước. Du học ở các nước Xă hội chủ nghĩa được “cấp bằng hữu nghị” nên kiến thức chỉ có lượm mót. Do đó, Tứ Hổ Châu Á chỉ cần 40 năm đă đưa đất nước từ nghèo đói xác xơ trở thành giàu có, hiện đại.

Hy vọng giới kỹ trị Việt Nam theo gót Tứ Hổ Á Châu rất mong manh và chỉ có tính cách tuyên truyền do sự khác biệt về tinh thần kỹ trị.

Đại Hàn thời Tổng thống Phát Chính Hy tại chức qua bốn nhiệm kỳ (1963-1979) đă đưa Đại Hàn nghèo đói với lợi tức b́nh quân đầu người 80 USD của năm 1961 trở thành “Kỳ tích Sông Hàn”.

Sau khi lật đổ chính phủ dân chủ yếu kém và tham nhũng được hai tháng, Tướng Phát Chính Hy tuyên bố tại Đại học Quốc gia Hán Thành vào tháng 7-1961 “Toàn dân Đại Hàn Dân Quốc phải thắt lưng buộc bụng trong ṿng 5 năm, phải cắn răng vào mà làm việc nếu muốn được sống c̣n … và sau 20 năm, chúng ta trở thành cường quốc trên thế giới ... tổ quốc quan trọng hơn quyền lợi cá nhân ... Tôi cương quyết ban hành một chính sách khắc khổ ... sẽ bắn bất cứ kẻ nào ăn cắp của công dù chỉ 1 đồng”.

GDP nominal per capita năm 2019 của Đại Hàn là 31,000 USD so với 41,000 Nhật Bản và 65,000 Hoa Kỳ và 64,000 Tân Gia Ba và 49,000 Hồng Kông và 25,000 Đài Loan (theo IMF).

Thành công của Phát Chính Hy dựa vào các yếu tố: (1) Phát Chính Hy được đào tạo ở Học viện Quân sự và dày dạn chiến trận trong Quân đội Nhật Hoàng cũng như Quân đội Đại Hàn trong chiến tranh Nam-Bắc (1950-1953). Xuất ngũ sau năm 1953 với cấp bậc Chuẩn tướng. V́ thế, Phát Chính Hy đă dùng quyền tư lệnh chiến trường buộc thuộc cấp phải hoàn thành nhiệm vụ nhanh và tốt nhất như một quân nhân chuyên nghiệp. (2) Duy tŕ Hệ thống Chính trị Dân chủ với cách cai trị độc đoán để chặn đứng sự phản đối từ tả phái do Bắc Triều Tiên lũng đoạn. (3) Nhận diện rơ ràng thù và bạn: không khoan nhượng với Cộng sản, thân thiện cùng các chế độ dân chủ. (4) Phát triển và duy tŕ mối quan hệ toàn diện, hỗ tương và sống c̣n với Hoa Kỳ và Nhật Bản. (5) Học viện Quân sự các nước tiên tiến đều dạy phần kỹ trị trong điều kiện cần thiết. (5) Trừng trị tham nhũng thẳng tay.

Điều kiện thành công của Đài Loan: (1) Duy tŕ chế độ dân chủ độc đoán trong các quyết định chiến lược. (2) Hầu hết giới kỹ trị đều được đào tạo và tốt nghiệp ở các Đại học nổi tiếng tại Tây Phương. (3) Tổng thống Lư Đăng Huy tốt nghiệp Cao học nông học tại Đại học Iowa, Tiến sĩ Kinh tế Nông nghiệp tại Đại học Cornell với Luận án Tốt nghiệp “Intersectoral Capital Flows in the Economic Development of Taiwan, 1895–1960” được Hiệp hội Kinh tế Nông nghiệp Mỹ trao giải thưởng luận văn xuất sắc nhất năm 1968. Ông Huy tham chính với nhiều chức vụ, kể cả Phó tổng thống thời Tổng thống Tưởng Kinh Quốc. Tổng thống Thái Anh Văn tốt nghiệp Cao học ở Đại học Cornell (1980), Tiến sĩ tại Trường Kinh tế Luân Đôn (1984). 4) Họ xây dựng và duy tŕ mối quan hệ lành mạnh với Hoa Kỳ và Nhật Bản để được chuyển giao kỹ thuật, đầu tư và viện trợ (5) Chống công thức “một quốc gia, hai chế độ” mà Bắc Kinh dùng để thống trị Đài Loan. Đài Loan giống như các nền dân chủ Tây Phương hơn bất cứ quốc gia nào ở Châu Á.

Từ một làng chài nghèo khó bị Mă Lai Á từ bỏ năm 1965 với lợi tức b́nh quân đầu người chỉ hơn 500 USD đă được Thủ tướng Lư Quang Diệu biến thành một “Quốc gia Thành phố” GDP nominal per capita 64,000 USD.

Tân Gia Ba phát triển nhanh chóng và ngoạn mục nhờ: (1) Giới tinh hoa tốt nghiệp từ Nhật Bản và Tây Phương. (2) Dựa vào các cường quốc để phát triển kinh tế và bảo đảm an ninh. Cho tới nay, chưa có quốc gia nào đe doạ tới nền an ninh hoặc lợi ích dù Tân Gia Ba chỉ có 5.6 triệu người và 2 triệu ở hải ngoại. (3) Giới kỹ trị áp dụng khuôn mẫu Tây Phương nên thúc đẩy sự phát triển hài hoà giữa con người và con người, giữa con người và thiên nhiên.

Nhà nước nào không bắt buộc giới kỹ trị phải trung thành với đảng phái hoặc thủ lănh th́ quốc gia mới phát triển và phúc lợi tương đồng với tài năng cùng quyết tâm của từng cá nhân.

Đại-Dương

Trở lại