DỨT KHOÁT ĐOẠN TUYỆT VỚI KIỂU: 

NÓI MỘT ĐẰNG, LÀM MỘT NẺO

Đại-Dương

Cuộc chiến Quốc-Cộng của dân tộc Việt Nam chính thức khởi sự từ năm 1930 tại Trung Hoa Dân Quốc khi Nguyễn Ái Quốc được Liên Xô đào tạo đă thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam nhằm tiêu diệt các đảng phái Quốc Gia từng có chiều dài theo đuổi mục tiêu đánh Pháp giành lại Độc lập Dân Tộc.

Lồng trong cuộc chiến chống Thực dân Pháp là các màn đấu trí, đấu lực Quốc-Cộng quyết liệt, không khoan nhượng về vị trí lănh đạo nước Việt Nam.

Hiệp định Geneve năm 1954 kư kết giữa Chính phủ Hồ Chí Minh và Chính phủ Cộng hoà Pháp Quốc đă tạm thời chia đôi nước Việt Nam tại vĩ tuyến 17.

Sự khác biệt Quốc-Cộng, mà trước năm 1954 vẫn c̣n rất mơ hồ, đă phơi bày trước dư luận quốc tế khi hàng triệu người ở phía Bắc vĩ tuyến 17 đă dắt díu nhau chạy trốn Chế độ Hồ Chí Minh. Số người muốn sống ở phía Nam vĩ tuyến 17 phải tăng gấp bội nếu Hồ Chí Minh tôn trọng Hiệp định Paris cho phép người dân Miền Bắc có quyền lựa chọn. Trong và sau thời gian tập kết, người Miền Bắc vẫn tiếp tục đi về Miền Nam bằng đường bộ, đường thuỷ dù có phải bị chết dưới bàn tay cộng sản bạo tàn.

Chính phủ Quốc gia Việt Nam tuy không kư vào Hiệp định Paris, nhưng, vẫn cho phép dân chúng tự do tập kết ra Bắc mà không ép buộc, ngăn chặn hoặc gây ảnh hưởng bằng tuyên truyền.

Hà Nội lợi dụng làn sóng di cư để bố trí điệp viên trà trộn nhằm phục vụ cho chiến lược xâm chiếm Miền Nam trong tương lai. Báo chí Nhà nước Cộng sản Việt Nam cho biết có khoảng 14,000 điệp báo viên Cộng sản được cài cắm và hoạt động tại Miền Nam Việt Nam.

Nổi tiếng nhất là Vũ Ngọc Nhạ trà trộn vào ḍng người Bắc di cư để xây dựng một hệ thống điệp báo chiến lược tại Việt Nam Cộng Hoà với vai tṛ “Ông Cố vấn” trong Chính quyền Ngô Đ́nh Diệm và Nguyễn Văn Thiệu. Năm 1958, Nhạ bị Đoàn Công tác Đặc biệt Miền Trung bắt giam ở Toà Khâm Huế cho tới 1961 phải thả v́ thiếu chứng cứ. Nhạ được Nhà Ngô giao cho vai tṛ liên lạc với công giáo di cư nên có danh xưng “Ông Cố Vấn”. Chính quyền Nguyễn Văn Thiệu duy tŕ vai tṛ liên lạc của Nhạ như Ông Cố Vấn để liên lạc với Công giáo.

V́ thế, mọi hoạt động của Việt Nam Cộng Hoà đều được cung cấp đầy đủ cho giới lănh đạo Cộng sản.

Sau một năm điều tra CIA đă giao hồ sơ vụ điệp báo cộng sản cho phía Việt Nam bắt giữ năm 1968 gồm Vũ Ngọc Nhạ và nhiều điệp báo trong Cụm A22. Nhạ được trao trả cho Hà Nội năm 1973.

Ngoài ra, Điệp viên Phạm Xuân Ẩn sinh tại Biên Hoà có cha là Kỹ sư Công chánh ṭng sự tại Sở Công chánh. Ẩn đă tham gia Việt Minh từ năm 1945, được bố trí làm điệp viên chiến lược từ năm 1952 và năm sau kết nạp vào Đảng Cộng sản.

Ẩn bị gọi nhập ngũ năm 1954 ṭng sự tại Pḥng Chiến tranh tâm lư trong Bộ Tổng hành dinh Quân đội Liên Hiệp Pháp tại Camp Aux Mares (Thành Ô Ma). Chính tại đây, ông đă quen biết với Đại tá Edward Lansdale, Trưởng phái bộ Quân sự Đặc biệt của Mỹ (SMM), chỉ huy CIA tại Đông Dương.

Năm 1955, Phạm Xuân Ẩn tham gia cùng các cố vấn quân sự Mỹ đă xây dựng Quân lực Việt Nam Cộng Hoà nên quen thân với rất nhiều vị chỉ huy cao cấp của Quân lực.

Năm 1957, Ẩn được lệnh của Mai Chí Thọ sang California học nghề báo hai năm. Trở về sau khi tốt nghiệp Ẩn được đưa sang làm cho Việt Tấn Xă. Ẩn lần lượt làm cho Reuters, The Christian Science Monitor, Tuần báo Time.

Ở vị trí có thể tiếp xúc với người Mỹ, các chính trị gia, tướng lănh Việt Nam đă tạo điều kiện cho Phạm Xuân Ẩn gởi về căn cứ khoảng 498 tài liệu, kể các bản sao chụp về các chiến lược quân sự của Mỹ nên Tướng Vơ Nguyên Giáp phải reo lên “Chúng ta đang ở trong Pḥng Hành quân của Hoa Kỳ”.

Cuối đời, Ẩn cho Thomas A. Bass biết lư do không viết Hồi kư v́ thiếu tự do và thú nhận là đảng viên cộng sản “tin Chủ nghĩa Cộng sản là một học thuyết rất đẹp v́ dạy ta yêu thương, không giết nhau. Ẩn tiếp, tất cả mọi người trở thành anh em th́ có thể cần một triệu năm. Nó không tưởng, nhưng đẹp”.

Phạm Ngọc Thảo được sinh ra trong gia đ́nh công giáo thuần thành nên noi gương hai anh đă hoạt động cho Việt Minh từ khi khởi nghĩa năm 1945. Thảo không tập kết ra Bắc năm 1954 và được Lê Duẩn giao nhiệm vụ thành lập Mặt trận Thứ ba tại Việt Nam Cộng Hoà. Đức Giám mục Ngô Đ́nh Thục bảo đảm cho Thảo làm việc trong Chính phủ Ngô Đ́nh Diệm. Trung tá Phạm Ngọc Thảo có liên quan trực tiếp đến hai vụ đảo chánh Ngô Đ́nh Diệm bất thành bị truy lùng, nhưng, vẫn bám trụ ở Sài G̣n cho tới khi bị bắt giết năm 1965.

Chuyện gửi điệp viên theo ḍng người vượt biên, vượt biển sau năm 1975 dễ dàng hơn nhiều. T́nh báo Cộng sản từng xâm nhập vào các gia đ́nh danh tiếng hoặc thường dân tại VNCH nên số người di tản bằng đường biển ắt phải có các “điệp viên cộng sản”? Cộng đồng người Việt Hải ngoại cũng biết một phần nào, nhưng, lại nghĩ “ở Hoa Kỳ th́ chúng làm được ǵ!”.

Chúng ta đă quá mất cảnh giác trước kẻ thù vô cùng gian manh nên vô tư đánh bạn, thậm chí kết t́nh tâm giao trong hoạt động Chống Cộng? Chúng đă ở trong các tổ chức Chống Cộng để thu thập tin tức, gây chia rẽ triền miên. Có thể Hà Nội đă biết trước khi chúng ta hành động cứ như Tổ chức Chống Cộng có “ma xó”!

Sau các cuộc “cách mạng nhung” ở Đông Âu làm Liên Xô sụp đổ năm 1991 như một cơ hội bằng vàng để lật đổ Chế độ Cộng sản Việt Nam. Hà Nội tung ra hai mặt trận nhằm chống lại âm mưu lật đổ sự thống trị Đảng Cộng sản Việt Nam.

Thứ nhất, tạo ra một cuộc tranh luận về lư thuyết Chủ nghĩa Cộng sản để gán cho chủ trương lật đổ Nhà nước là hành động cực đoan. Cuộc tranh luận sôi nổi từ trong nước cho tới hải ngoại, từ giới b́nh dân cho chí học giả liên quan tới thể chế chính trị tương lai. Nổi đ́nh đám nhất là Hà Sĩ Phu tức Phó tiến sĩ Nguyễn Xuân Tụ với những bài tham luận về nền Dân chủ Đa nguyên được phổ biến rộng răi ở Hải Ngoại. Đoạn kết, Hà Sĩ Phu đề nghị Đảng Cộng sản Việt Nam tách làm đôi để cạnh tranh chính trị. Ṿng vo tam quốc th́ Đảng Cộng sản (dù chia đôi) vẫn là người quyết định vận mệnh đất nước chứ không phải nhân dân. Pháo đă tịt ng̣i!!!

Sau khi Liên Xô sụp đổ đă h́nh thành hai phe: Cộng sản và Cộng sản phản tỉnh nên hơn 30 năm rồi nước Nga vẫn do một ông Tổng thống muôn năm Vladimir Putin, cựu Trung tá Gián điệp của KGB cai trị một đất nước giàu tài nguyên thiên nhiên nhất thế giới mà lợi tức đầu người được xếp vào hạng 61 trên thế giới!

Thứ hai, Hà Nội cử các cán bộ ngoại giao cao cấp sang Hoa Kỳ tiếp xúc với một số chính trị gia Việt để bàn về các giải pháp HOÀ HỢP HOÀ GIẢI DÂN TỘC nhằm làm lu mờ các hoạt động lật đổ Chế độ Cộng sản đang manh nha tại quốc nội và gây chia rẽ khó hàn gắn tại hải ngoại. Chính trị gia Hải ngoại chuẩn bị hành trang về tiếp thu chế độ c̣n sức đâu mà kêu gọi lật đổ. Hà Nội phái các ng̣i bút kiệt xuất sang Pháp, Hoa Kỳ, Đông Âu để ca tụng Ngày khởi nghĩa năm 1945 do Đảng Cộng sản lănh đạo và nói “nếu lịch sử tái diễn họ cũng theo tiếng gọi của Đảng”. Chủ đề thứ hai là tán tụng Lănh tụ Hồ Chí Minh như cuốn tiểu thuyết “Đỉnh cao chói lọi” của Nữ văn sĩ dissident Dương Thu Hương.

Tổng thống Hoa Kỳ, Bill Clinton thiết lập bang giao với Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1995 tạo điều kiện cho doanh nhân, du khách, du học sinh, nghiên cứu sinh Việt Nam dồn dập tới Hoa Kỳ. Đồng thời, Phong trào “Áo gấm về làng” vô cùng rộng ràng, nhộn nhịp. Sau năm 1975 “miền Nam nhận họ, miền Bắc nhận hàng”. Sau năm 1975 “Hải ngoại thăm họ, quốc nội nhận tiền”.

Chính trị gia, doanh nhân, du học sinh, nghiên cứu sinh, lao động từ Việt Nam toả khắp thế giới có đủ phương tiện và tŕnh độ để làm chiếc loa tuyên truyền tới người ngoại quốc lẫn Cộng đồng Việt Hải ngoại. Ngược lại, v́ t́nh thân gia đ́nh, v́ du lịch rẻ tiền, v́ ṭ ṃ, v́ ưa khoe khoang, sợ rắc rối nên người Việt Hải ngoại đă nuốt những khẩu hiệu Chống Cộng vào bụng và sẵn sàng đóng vai “Hàn Tín luồn trôn” khi về cố hương.

Mỗi năm hơn 10 tỷ USD kiều hối, tương đương với ngân sách Cộng hoà Xă hội chủ nghĩa Việt Nam đă góp phần duy tŕ quyền lănh đạo của Đảng Cộng sản. Hô hào “chống Cộng biến thành nuôi Cộng”.

Cung phụng thừa thải tạo điều kiện cho thân nhân ở Việt Nam không cần lao động vẫn thụ hưởng như giới trung lưu ở trong nước. Tại sao họ phải đấu tranh để mất của trên trời rơi xuống. Theo Cộng sướng hơn Chống Cộng mà!!!

Không một quốc gia nào trên thế giới mà dân chúng từ chối làm việc, thích hưởng thụ lại có thể trở thành nước phát triển, phồn thịnh?

Phương Tây đă nhận lỗi v́ nuôi Trung Quốc suốt 40 năm nên đang đối diện với Con Rồng Phun lửa.

Liên Xô một thời được rất nhiều dân tộc ngưỡng mộ v́ họ chỉ nghe lời tuyên truyền mà không biết toàn bộ ác tính của Tập đoàn Cộng sản. Khi bức màn sắt được vén lên, nhân loại mới hiểu rơ sự điên rồ của các nước Cộng sản.

Trung Quốc đă công khai tham vọng thống trị thế giới làm cho Tây Phương sực tỉnh nên đang t́m cách đối phó hữu hiệu nhất để không rơi vào trường hợp bị trị. Việt Nam sao chép mô h́nh Trung Quốc nên tự do, dân chủ, nhân quyền chỉ là một trang giấy vô-giá-trị.

Mỗi người Việt Hải ngoại về thăm quê hương đă vô t́nh tiếp thêm sức mạnh cho guồng máy thống trị vô luân của Đảng Cộng sản, đôi khi vô t́nh làm chiếc loa tuyên truyền cho Chế độ Cộng sản lúc về quốc gia cư ngụ.

Không một Chế độ Cộng sản nào trên thế giới mang lại hạnh phúc cho toàn dân mà chỉ có áp bức, bóc lột, giết người cướp của, gây chiến tranh tàn khốc. Cộng sản xuất hiện th́ nơi đó điêu linh.

Ngày trước đa số dư luận quốc tế đều nghĩ rằng Siêu cường Liên Xô là vô địch, ngọn đuốc của văn minh nhân loại suốt gần một thế kỷ đă kiểm soát, chỉ huy hoặc ảnh hưởng hơn 2/3 giới lănh đạo thiên tả khắp thế giới. Ai dám bảo Liên Xô trước năm 1990 là siêu cường hạng nh́. Nó sụp đổ một cách bất ngờ không do chiến tranh nguyên tử hoặc quy ước mà từ sức mạnh của toàn dân Đông Âu, Liên Xô. Tổng thống Ronald Reagan không bắn phát súng nào vẫn hạ bệ Tổng thống Mikhail Gorbachev. Sức mạnh dân tộc như cơn sóng thần đă quét sạch Đệ tam Quốc tế Cộng sản bởi khát vọng của con người là được sống trong tự do, được ăn, được nói những ǵ hiện lên trong bộ óc và thoát ra cửa miệng. Chủ nghĩa Cộng sản hành động ngược lại nên phải gánh lấy hậu quả.

Trung Quốc chưa phải Siêu cường nên khó đánh đổ Hoa Kỳ dù cho một số tuổi trẻ ở Hoa Kỳ đang nghiêng về xu hướng Xă hội Chủ nghĩa.

Số Đảng Dân chủ Xă hội Chủ nghĩa Hoa Kỳ (DSA) có 8,500 đảng viên vào 2016 đă tăng lên 100,000 vào 2020. Đa số đảng viên thuộc giới trẻ bất măn v́ thua kém địa vị, tiền tài hoặc ôm tham vọng cai trị người khác như từng xảy ra trong các nước Cộng sản.

Muốn giới trẻ ở các quốc gia phát triển hiểu rơ sự thật về Xă hội Chủ nghĩa nên hai Kinh tế gia Robert Lawson và Benjamin Powell đă đến sống một số nước XHCN để biết rơ đời sống của người dân. Sau gần hai năm, họ đă đúc kết trong tác phẩm “Socialism Sucks: Two Economists Drink Their Way Through the Unfree World” dẫn tới kết luận “XHCN là tệ hại, đă gây ra nghèo đói, làm hàng triệu và hàng triệu người chết”.

Tập tài liệu “Three Nations That Tried Socialism and Rejected It” của Tác giả Lee Edwards đề cập tới Anh Quốc, Do Thái, Ấn Độ đă từng theo XHCN từ khi Thế Chiến Thứ Hai chấm dứt.

Sau gần 4 thập niên, các quốc gia này vẫn phải đối mặt với kinh tế tiếp tục suy giảm và thất nghiệp ngày càng gia tăng trong khi Singapore chỉ có hai triệu dân mà nền kinh tế vững mạnh, sản xuất máy móc nhập vào thị trường Châu Âu. Anh Quốc, Ấn Độ, Do Thái. Sực tỉnh nên Anh, Ấn, Do đă từ bỏ CNXH để bước sang Chủ nghĩa Tự do Tư Bản nên bắt kịp nhịp sống kinh tế toàn cầu.

Trung Quốc chưa phải Siêu cường nên khó đánh đổ Hoa Kỳ dù cho một số tuổi trẻ ở Hoa Kỳ đang nghiêng về xu hướng Xă hội Chủ nghĩa.

Tương lai Việt Nam tươi sáng không hề lệ thuộc vào t́nh cảm dân tộc mà phải do lư trí quyết định.

Đại-Dương  

 

Trở lại